19.6K
Tham vấn y khoa:
•
Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh
Chuyên mục:Sản khoa
MỤC LỤC
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu bị hắt hơi sổ mũi là điều không đáng lo ngại. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ thể có nhiều thay đổi, hệ miễn dịch hoạt động kém đi, khiến mẹ bầu dễ mắc bệnh hơn. Tuy nhiên, nếu bệnh kéo dài thì đó là dấu hiệu của các bệnh lý khác mà mẹ bầu nên cảnh giác. Chuyên gia của Tổ hợp y tế MEDIPLUS sẽ chia sẻ kỹ hơn trong bài viết dưới đây.
>>> Xem thêm:
Trong 3 tháng đầu mang thai chị em phụ nữ thường rất dễ mắc phải triệu chứng hắt hơi sổ mũi. Đây là triệu chứng thường gặp của bệnh cảm cúm và viêm đường hô hấp do khi thời tiết thay đổi trong khi hệ miễn dịch của mẹ đầu kém đi.
Nếu như triệu chứng này không kèm theo sốt, ho, đau họng thì có thể chỉ là mẹ bầu bị dị ứng thời tiết và không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của thai nhi.
Tuy nhiên, mẹ bầu nên cảnh giác khi bị hắt hơi, sổ mũi kèm theo triệu chứng đau họng, mệt mỏi, người đau nhức,… Bởi vì, đây có thể là dấu hiệu mẹ bầu viêm đường hô hấp do virus, vi khuẩn gây ra. Những tác nhân này sẽ xâm nhập theo đường máu vào bào thai gây ra nhiều biến chứng như: dị tật thai nhi, tăng nguy cơ sảy thai.
Do đó, khi bị hắt hơi, sổ mũi trong 3 tháng đầu mẹ bầu nên thăm khám sớm để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Hắt hơi sổ mũi kéo dài trong 3 tháng đầu mang thai có thể tiềm ẩn nguy sảy thai hoặc dị tật thai nhi
Nắm được nguyên nhân gây hắt hơi sổ mũi ở bà bầu trong 3 tháng đầu sẽ giúp mẹ bầu có biện pháp khắc phục hiệu quả hơn. Hắt hơi sổ mũi trong 3 tháng đầu mang thai có thể do 2 nguyên nhân chính như sau:
Trong 3 tháng đầu mang thai cơ thể người mẹ có sự thay đổi đột ngột về hệ miễn dịch. Lúc này sức đề kháng của người mẹ không chỉ đơn thuần để bảo vệ mẹ mà còn phải “san sẻ” để bảo vệ thai nhi, chính vì thế hệ miễn dịch của bà bầu bị suy giảm.
Đây chính là nguyên nhân khiến cho các loại virus, vi khuẩn dễ tấn công vào cơ thể hơn bình thường và hình thành những bệnh lý khác nhau, tiêu biểu là các bệnh lý về đường hô hấp gây ra triệu chứng hắt hơi, sổ mũi.
Bầu 3 tháng đầu cũng là lúc nội tiết tố Estrogen của bà bầu có sự thay đổi thất thường. Giai đoạn này lượng Estrogen tăng cao nhất trong giai đoạn mang thai nên dễ làm cho màng mũi bị sưng và đóng dịch nhầy. Đó là lý do tại sao bà bầu mang thai 3 tháng đầu dễ bị hắt hơi sổ mũi hoặc gặp phải những triệu chứng khác như: nghẹt mũi, chảy nước mũi.
Thay đổi nội tiết tố nữ trong giai đoạn đầu mang thai là nguyên nhân gây hắt hơi sổ mũi ở bà bầu
Hắt hơi sổ mũi là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau, ở mỗi bệnh hắt hơi sổ mũi đi kèm với các triệu chứng khác. Triệu chứng hắt hơi sổ mũi do cảm lạnh hoặc cảm cúm do virus, vi khuẩn tấn công sẽ khác nhau:
Bà bầu mang thai 3 tháng đầu bị hắt hơi sổ mũi do bệnh cảm cúm thường có dấu hiệu là bị hắt hơi liên tục, thường xuyên bị chảy nước mũi. Nguyên nhân là do vi khuẩn, virus cúm gây ra và có thể lây nhiễm qua không khí.
Bệnh cảm cúm do virus gây ra có nhiều chủng bệnh khác nhau. Tuy nhiên, triệu chứng đặc trưng thường thấy là hắt hơi sổ mũi liên tục, sốt, ho khan kéo dài, họng bị sưng đỏ, đau đầu hoặc đau mỏi cơ,…
Bệnh cảm lạnh ở bà bầu 3 tháng đầu thường gây ra những ảnh hưởng đến phần mũi, họng, xoang. Các triệu chứng điển hình là bị ngạt mũi, chảy nước mũi, ho có đờm, hơi gai lạnh. Triệu chứng bệnh thường diễn ra từ từ và bệnh sẽ tự hết trong vòng 3 – 4 ngày.
Mẹ bầu có thể phân biệt bệnh cảm cúm và cảm lạnh bằng những điểm sau:
Ngoài ra, hắt hơi sổ mũi cũng là biểu hiện bệnh lý về đường hô hấp như:
Viêm xoang là bệnh nhiễm trùng trong hốc xoang do vi khuẩn, virus hoặc nấm gây ra. Bệnh thường xuất hiện khi bà bầu sống trong môi trường ô nhiễm hoặc khi hệ miễn dịch suy giảm cơ thể dễ bị virus, vi khuẩn gây bệnh tấn công.
Căn bệnh này còn có thể gây ra một số triệu chứng khác như: khó thở, đau thắt ngực, thở khò khè,… gây ra nhiều ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.
Bệnh hen suyễn cũng là một trong những nguyên nhân gây hắt hơi sổ mũi ở bà bầu 3 tháng đầu
Nếu như hắt hơi sổ mũi do nguyên nhân viêm mũi dị ứng, viêm xoang, polyp mũi, cảm lạnh thoáng qua không gây hại đến thai nhi. Tuy nhiên, với nhóm nguyên nhân hắt hơi sổ mũi do cảm cúm và hen suyễn rất nguy hiểm vì có thể để lại nhiều hệ lụy cho cả mẹ bầu và thai nhi.
Trường hợp bà bầu bị cảm cúm hoặc hen suyễn gây ra triệu chứng hắt hơi sổ mũi kéo dài sẽ gây ra những tác động xấu đến quá trình phát triển của thai nhi. Đặc biệt là ảnh hưởng đến việc phát triển não bộ của bé từ trong bụng mẹ. Nếu bệnh nặng hơn thì có thể gây ra dị tật bẩm sinh như: dị dạng phần đầu, tim bẩm sinh, bệnh sứt môi,…
Một số trường hợp bà bầu bị hắt hơi sổ mũi kèm theo sốt cao có gây ra kích thích co bóp tử cung làm thai nhi bị chết lưu hoặc sinh non.
Bà bầu mang thai 3 tháng đầu bị hắt hơi sổ mũi kéo dài làm cho cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém, mất ngủ, khó tập trung,… Những biểu hiện này nếu như kéo dài sẽ khiến cho mẹ bầu dễ bị suy nhược cơ thể, giảm cân nhanh, stress, gầy yếu, xanh xao và thường xuyên ốm vặt.
Hắt hơi sổ mũi ở bà bầu 3 tháng đầu kéo dài có thể gây mệt mỏi, suy nhược cơ thể
Khi thấy mình có biểu hiện hắt hơi sổ mũi, mẹ bầu cần căn cứ vào triệu chứng kèm theo để có cách xử lý phù hợp và hiệu quả.
Với những trường hợp bà bầu bị hắt hơi sổ mũi kèm theo triệu chứng sốt, ho, đau họng, khó thở thì bà bầu nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Từ biểu hiện cụ thể, các bác sĩ sẽ có biện pháp can thiệp phù hợp và an toàn để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Nếu như nguyên nhân hắt hơi, sổ mũi do cảm lạnh hoặc viêm mũi thì bà bầu có thể áp dụng một số cách hữu hiệu dưới đây:
Lưu ý: Đối với bà bầu có cơ địa nhạy cảm, hay bị dọa sảy hoặc động thai thì nên hạn chế sử dụng món ăn này.
Cháo giải cảm tía tô giúp bà bầu giảm nhanh triệu chứng hắt hơi sổ mũi hiệu quả
Khi bị hắt hơi sổ mũi trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu bà bầu tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng bất cứ loại thuốc nào. Vì những thành phần trong thuốc có thể gây ra nhiều bất lợi cho mẹ và bé. Do đó, bà bầu chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ thăm khám trực tiếp.
Trong giai đoạn bị hắt hơi sổ mũi, bà bầu cũng không nên quá lo lắng, hoang mang tâm lý tiêu cực mà cần giữ cho mình tâm trạng thoải mái, vui vẻ để không làm cho tình trạng bệnh nặng thêm.
Mắc bệnh cảm cúm khi mang thai có thể gây ra nhiều hệ lụy cho cả mẹ và thai nhi. Chính vì thế, cách tốt nhất là chúng ta nên có biện pháp phòng ngừa cảm cúm khi mang thai. Bà bầu 3 tháng đầu hệ miễn dịch suy giảm có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây để phòng bệnh:
Bà bầu có thể tiêm phòng cúm vào bất cứ thời gian nào khi mang thai. Tuy nhiên, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm phòng.
Vì thế, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và thai nhi thì bà bầu không nên tiếp xúc với người đang bị cảm cúm dù là do bất cứ nguyên nhân nào.
Mẹ bầu hay đảm bảo giữ cho đôi tay luôn sạch bằng việc rửa tay bằng xà bông sát khuẩn, tránh không chạm vào miệng, mắt là cách hữu hiệu để bà bầu phòng bệnh cúm hiệu quả hơn.
Vì thế để tránh xa cảm cúm bà bầu hãy tích cực bổ sung những thực phẩm này vào chế độ ăn uống của mình để có được hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Thường xuyên bổ sung thực phẩm tăng đề kháng giúp phòng tránh hắt hơi sổ mũi ở bà bầu mang thai 3 tháng đầu
Ngoài triệu chứng hắt hơi sổ mũi trong 3 tháng đầu mang thai thì còn có một số vấn đề khác liên quan mà bà bầu trong giai đoạn này thường xuyên gặp phải.
Câu hỏi 1: Tại sao bà bầu thường bị ngạt mũi trong 3 tháng đầu?
MEDIPLUS trả lời: Ngạt mũi hay còn gọi là viêm mũi thai kỳ và có khoảng 30% phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu mắc phải căn bệnh này. Nguyên nhân dẫn tới chứng ngạt mũi thai kỳ là do sự thay đổi nội tiết tố nữ Estrogen trong cơ thể.
Lượng Estrogen trong cơ thể phụ nữ mang thai 3 tháng đầu tăng cao làm cho niêm mạc mũi bị sưng lên và hình thành nên chất nhầy. Cùng với đó là lưu lượng máu khiến cho các niêm mạc nhỏ sưng lên. Những nguyên nhân này tác động cùng 1 lúc sẽ gây ra triệu chứng ngạt mũi ở bà bầu trong tam cá nguyệt đầu tiên.
Câu hỏi 2: Tại sao mang bầu hay hắt xì hơi?. Hắt hơi, sổ mũi có ảnh hưởng đến thai nhi?
MEDIPLUS trả lời: Hắt xì hơi là phản xạ của con người với môi trường bên ngoài hoặc là hệ hô hấp trên mũi, họng bị tổn thương. Khi mang thai 3 tháng đầu hệ miễn dịch của bà bầu kém đi, điều này làm cho cơ thể dễ bị kích ứng với sự thay đổi của môi trường hoặc dễ bị virus, vi khuẩn tấn công gây bệnh đường hô hấp. Điều này là nguyên nhân khiến bà bầu hay bị hắt xì hơi.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây hắt hơi sổ mũi mà mức độ ảnh hưởng đến thai nhi là khác nhau. Nếu bà bầu chỉ bị hắt hơi sổ mũi do cảm lạnh hoặc thời tiết thay đổi thì sẽ không ảnh hưởng gì đến thai nhi.
Tuy nhiên, nếu bà bầu 3 tháng đầu bị hắt hơi sổ mũi vì virus, vi khuẩn gây cúm thì có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến thai nhi: gây dị tật bẩm sinh, dị dạng đầu, nguy cơ thai chết lưu, sinh non,…
Câu hỏi 3: Bà bầu bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì?
MEDIPLUS trả lời: 3 tháng đầu là giai đoạn thai nhi còn chưa hoàn thiện, chính vì thế bà bầu khi bị hắt hơi sổ mũi ở giai đoạn này thì không nên tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào. Vì những thành phần của thuốc có thể gây hại cho mẹ và bé, do đó, trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào bà bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ để tránh tác dụng phụ có thể gặp phải.
Tuyệt đối không dùng bất cứ loại thuốc gì khi bị hắt hơi sổ mũi trong 3 tháng đầu mang thai nếu không có chỉ định của bác sĩ
Như vậy, Chuyên gia của Tổ hợp y tế MEDIPLUS đã chia sẻ những thông tin cơ bản và cần thiết về những nguyên nhân và cách khắc phục mang thai 3 tháng đầu bị hắt hơi sổ mũi. Hy vọng, những chia sẻ này sẽ giúp mẹ bầu hạn chế bị hắt hơi sổ mũi và các bệnh về đường hô hấp trong giai đoạn đầu mang thai.
Nếu mẹ bầu còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về mang thai thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.
*** Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA
Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS
Δ
Bài viết liên quan
Cảm cúm là một trong những nỗi lo thường gặp của các mẹ bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vậy, mẹ…
Chuyên mục: Sản khoa
Tình trạng tê tay khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến, nhưng liệu mẹ bầu bị tê tay có sao không? Đây là…
Bánh chưng là món ăn phổ biến trong những ngày tết, vậy bà bầu ăn bánh chưng được không? Bánh chưng có tốt cho sức…
Trào ngược dạ dày là vấn đề phổ biến mà nhiều mẹ bầu gặp phải trong suốt thai kỳ, gây ra cảm giác khó chịu,…
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.
MEDIPLUS Tân Mai
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.