Chấn thương cột sống: 3 Nguyên nhân và 5 Cách điều trị

Cập nhật 18/12/2024

90

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp

Chấn thương cột sống có nguy hiểm không? Nguyên nhân nào gây ra tình trạng chấn thương cột sống này? Làm sao để chăm sóc người bị tổn thương cột sống? Hãy cùng Phòng khám Mediplus tìm hiểu ngay nhé.

1. Chấn thương cột sống là gì? 

Chấn thương cột sống là chỉ tình trạng cột sống trong trạng thái bị tổn thương, có thể do chấn thương tủy sống, xương, các mô mềm hoặc mạch máu và dây thần kinh quanh cột sống. 

Chấn thương cột sống có hai dạng là chấn thương cột sống có tổn thương đến tủy và chấn thương không tổn thương đến tủy. Hai loại chấn thương này có những triệu chứng lâm sàng khác nhau và tuỳ vào vùng bị chấn thương. Khi dây thần kinh cột sống hoặc tủy sống bị tổn thương thì dây thần kinh sẽ tiếp nhận tín hiệu từ não và truyền đến các bộ phận khác của cơ thể các triệu chứng và cảnh báo như đau, tê đường đi thần kinh, liệt khả năng vận động và khó thở.

Cột sống là một cấu trúc thuộc bộ phận trung tâm của cơ thể kết nối các bộ phận khác trong hệ thống xương với nhau. Cùng với đó, bộ phận này có nhiệm vụ quan trọng là bảo vệ tủy sống – đây là dây thần kinh liên kết giữa não với những cơ quan khác trong cơ thể. Các hoạt động hàng ngày như di chuyển, vận động của con người đều do cột sống ổn định và giữ linh hoạt, dưới sự kiểm soát của tủy sống trong mọi chuyển động.

Chấn thương cột sống là gì?

Chấn thương cột sống là gì?

Vì vậy các chấn thương ảnh hưởng đến cột sống hoặc tủy sống đều sẽ gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu trúc cơ thể và nhiều hệ luỵ cho sức khỏe.

Khi gặp các chấn thương cột sống nhẹ hay dù ở mức độ nào cũng nên được điều trị kịp thời nhanh chóng khi vừa mới có những biểu hiện lâm sàng. Thời điểm điều trị sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả và khả năng hồi phục chức năng cột sống của người bệnh.

2. 3 Nguyên nhân gây ra chấn thương cột sống

Phân loại chấn thương cột sống theo frankel gồm có:

Tổn thương tủy sống

Tổn thương tuỷ sống là nguyên nhân thường gặp nhất trong các trường hợp chấn thương cột sống. Trong tuỷ sống có chứa các tế bào và các sợi dây thần kinh liên kết với não. Khi tủy sống bị tác động vào hoặc bị tổn thương thì các dây thần kinh truyền tín hiệu đến não sẽ khiến người bệnh có cảm giác đau đớn, giảm khả năng vận động và di chuyển. Khi đó, bên trong tủy sống sẽ xảy ra hiện tượng thiếu máu cục bộ hoặc có tụ máu từ đó giảm lượng oxy đi đến tủy sống. Các chấn thương này thường kèm theo tổn thương dây chằng, đĩa đệm cột sống,…

Các chấn thương trong sinh hoạt hàng ngày có thể gây tổn thương tuỷ sống bao gồm:

  • Tai nạn giao thông
  • Tai nạn lao động
  • Tai nạn sinh hoạt
  • Chấn thương khi chơi thể thao.

Dó đó phần nhiều người có nguy cơ bị chấn thương cột sống cao là nam giới, người lao động chân tay, người lớn tuổi bị loãng xương hoặc thoái hoá xương khớp.

Phần cột sống trong cơ thể người

Phần cột sống trong cơ thể người

Tổn thương đốt sống

Các tổn thương phần thân đốt sống bao gồm:

  • Trật đốt sống
  • Gãy đốt sống cụ thể là gãy thân đốt sống, gãy mảnh sống, gãy cuống gai sau hoặc gãy mỏm ngang.
  • Bán trật và chấn thương dây chằng
  • Khi chấn thương xảy ra tác động xấu đến tính toàn vẹn của xương và dây chằng thì tình trạng trật đốt sống có thể xảy ra và chèn ép lên tuỷ sống hoặc mạch máu xung quanh.

Tổn thương đuôi ngựa

Tổn thương đuôi ngựa là tổn thương cột sống tại đốt sống L1 hay còn gọi là chóp tủy. Nguyên nhân gây ra tình trạng này khá giống với các nguyên nhân gây tổn thương tuỷ sống.

3. Triệu chứng chấn thương cột sống phổ biến thường gặp

Chấn thương cột sống cổ

Chấn thương cột sống cổ sẽ có những triệu chứng liên quan đến hô hấp, tê liệt phần lớn cơ thể, ảnh hưởng đến sự hoạt động của các chi. Những triệu chứng cụ thể khi bị chấn thương cột sống cổ đó là:

  • Co cứng vụng bị chấn thương
  • Cảm giác đau nặng vùng cổ và lưng trên
  • Khó thở
  • Suy yếu hoặc mất tạm thời khả năng vận động tứ chi
  • Mấy kiểm soát bàng quang và ruột
  • Tê hoặc mất đi khả năng vận động của cơ thể.

Chấn thương cột sống thắt lưng 

Chấn thương cột sống vùng thắt lưng có thể khiến người bệnh bị tê liệt phần thân dưới của cơ thể, khi bị chấn thương cột sống thắt lưng sẽ thường có các dấu hiệu như:

  • Đau tại vùng lưng dưới và vùng chịu tổn thương
  • Sưng và chảy máu tại vùng bị chấn thương
  • Tê bì rối loạn hoặc mất cảm giác 2 chi dưới
  • Yếu liệt 2 chi dưới.
  • Bên cạnh đó, chấn thương cột sống thắt lưng có thể gây ra hội chứng đuôi ngựa làm mất đi khả năng tiểu tiện, đại tiện tự chủ. Vì vậy việc chăm sóc người bệnh chấn thương cột sống thắt lưng sẽ phức tạp hơn.

4. Phát hiện, chẩn đoán tổn thương vùng cột sống thế nào?

Khám lâm sàng: Các chẩn đoán lâm sàng nhằm mục đích xác định vị trí bị tổn thương và phân loại tổn thương cho người bệnh. Những hoạt động thăm khám chẩn đoán gồm có:

  • Khám cột sống để tìm vị trí tổn thương, mức độ bị tổn thương
  • Khám thần kinh để đánh giá mức độ tổn thương đến các dây thần kinh
  • Xác định vị trí tổn thương bằng khám khoanh cảm giác
  • Đánh giá các mức độ tổn thương thần kinh cảm giác và vận động theo thang điểm ASIA

Sau khi xác định được các vị trí và mức độ tổn thương ban đầu, các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các chẩn đoán hình ảnh cận lâm sàng.

  • Chụp X-quang: Chụp X-quang vị trí đã xác định trước đó để kiểm tra tổn thương
  • Chụp cắt lớp vi tính CT: Chụp cắt lớp vi tính có thể tái tạo hình ảnh 3 chiều giúp bác sĩ dễ dàng xác định và đánh giá khả năng chi tiết mức độ thương tổn cột sống.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Thường được áp dụng cho các trường hợp chấn thương cột sống liên quan đến dây chằng, đĩa đệm hoặc tổn thương tuỷ.
Sơ cứu người chấn thương cột sống cần hạn chế di chuyển

Sơ cứu người chấn thương cột sống cần hạn chế di chuyển

5. Chấn thương cột sống có gây nguy hiểm không? Có di chứng gì?

Rối loạn cảm giác

Những chấn thương dây thần kinh trong tủy sống sẽ làm mất hoàn toàn cảm giác ở vùng cơ bị chi phối. Từ đó có thể dẫn đến các thương tật thứ phát như loét tì đè.

Rối loạn hoặc mất khả năng vận động

Chấn thương cột sống ở vùng thắt lưng hoặc ngực sẽ làm giảm đáng kể khả năng vận động của hai chân. Bên cạnh đó, chấn thương cột sống cổ cũng có thể gây ra tình trạng tay chân bị yếu hoặc liệt.

Rối loạn thần kinh thực vật

Rối loạn thần kinh thực vật sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm gây hạ đường huyết, rối loạn điều nhiệt, tăng tiết mồ hôi hoặc viêm tắc tĩnh mạch,…

Chấn thương cột sống có di chứng gì không?

Chấn thương cột sống nếu được phát hiện và điều trị sớm thì sẽ giảm nguy cơ để lại các di chứng. Tuy nhiên với các trường hợp tổn thương nặng thì khả năng bị di chứng cũng rất cao. Các di chứng thường gặp phải là liệt tứ chi hoặc hai chi dưới.

6. 5 Cách điều trị chấn thương cột sống

Khi điều trị chấn thương cột sống cần đạt được các mục đích như:

  • Nắn chỉnh cột sống
  • Hạn chế tối đa các ảnh hưởng, mất chức năng thần kinh ở các mô chưa tổn thương
  • Tạo điều kiện các các mô tổn thương được phục hồi
  • Tái tạo lại và giữ vững sự ổn định của phần cột sống
  • Giúp người bệnh phục hồi chức năng trong thời gian ngắn nhất có thể.

Những cách điều trị chấn thương cột sống như sau:

Điều trị giảm đau

Các điều trị giảm đau sẽ áp dụng khi tổn thương cột sống không kèm các tổn thương thần kinh. Các loại thuốc giảm đau sẽ giúp người bệnh giảm đi những cơn đau tức thời nhanh chóng nhưng cần được sử dụng cẩn thận, tránh dùng thuốc giảm đau kéo dài có thể gây biến chứng cho gan thận.

Điều trị bảo tồn/Vật lý trị liệu

Phương pháp điều trị bảo tồn thường áp dụng với các trường hợp chấn thương nhẹ. Phương pháp này sẽ kết hợp giữa thuốc và vật lý trị liệu thần kinh cột sống để có thể hồi phục tổn thương và chức năng thần kinh.

Phương pháp dùng vật lý trị liệu để điều trị chấn thương cột sống được áp dụng đồng thời trong mọi phác đồ điều trị. Đây là cách phục hồi chức năng cột sống giúp người bệnh dần lấy lại khả năng chuyển động của tứ chi. Bên cạnh đó các chương trình vật lý trị liệu cũng nhằm tăng cường cơ bắp cho người bệnh, hạn chế được tình trạng teo cơ trong quá trình nằm viện.

Các bác sĩ và những kỹ thuật viên sẽ dựa vào tình trạng bệnh và sức khỏe tổng thể của mỗi người để xây dựng một chương trình tập vật lý trị liệu phù hợp.

Phẫu thuật

Phẫu thuật trong điều trị chấn thương cột sống với mục đích là giải ép thần kinh đồng thời thiết lập lại sự cân bằng và độ vững của cột sống. Phẫu thuật được xem là thành công khi người bệnh có được sự phục hồi thần kinh một cách lý tưởng, các phần tổn thương được cố định lại, đoạn xương cột sống được liền. Thông thường một số trường hợp bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật là: 

  • Mất vững cột sống
  • Chèn ép tuỷ: có máu tụ hoặc mảnh xương vỡ,..
  • Loại bỏ các dị vật nếu có ở bên trong cột sống.

Phẫu thuật là một biện pháp điều trị chấn thương cột sống

Điều trị cấp cứu

Người bị tai nạn gây chấn thương cột sống lưu ý:

  • Nằm bất động để tránh lệch đoạn cột sống đã bị tổn thương. Việc di chuyển có thể sẽ gây thêm các tổn thương thậm chí gây đứt ngang tủy sống.
  • Khi nghi ngờ bệnh nhân bị chấn thương cột sống thì việc cần làm đầu tiên là cố định cột sống lại cho tới khi bác sĩ chuyên khoa khám hoặc chẩn đoán hình ảnh.
  • Tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà việc sơ cứu cho bệnh nhân chấn thương cột sống cũng khác nhau, cụ thể:
    • Nếu nghi ngờ bệnh nhân chấn thương cột sống cổ thì cần đặt bệnh nhân nằm thẳng đứng trên nền cứng, không được cúi hay xoay vùng cổ. Nếu có bộ cố định đốt sống cổ thì tốt nhất còn không có thì có thể chèn 2 bao cát hai bên để cổ không bị xoay.
Cố định cổ cho người bị chấn thương đốt sống cổ

Cố định cổ cho người bị chấn thương đốt sống cổ

  • Nếu nghi ngờ bệnh nhân bị chấn thương ngực hoặc cột sống lưng: Đặt bệnh nhân nằm trên ván cứng và nằm ngửa, nếu nằm trên cáng mềm thì nằm sấp. Bệnh nhân cần được cố định vào cáng ở đầu, vai và khung chậu.

Đến khi vận chuyển người bệnh thì cũng cần chú ý:

  • Cột sống của bệnh nhân phải luôn đảm bảo vẫn được cố định
  • Không được xoay dịch bệnh nhân để tránh làm các tổn thương nặng hơn
  • Không được xốc, vác, cõng người bệnh hoặc chở bằng xe máy, xe đạp,…
  • Vận chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị đúng cách.

Điều trị phục hồi chức năng như thế nào sau chấn thương cột sống?

Phục hồi chức năng tiêu hóa

Khi bị rối loạn tiêu hoá bệnh nhân chấn thương cột sống sẽ được điều trị bằng cách ăn uống đủ chất, cân bằng dinh dưỡng với lượng chất xơ thích hợp, tập đi đại tiện theo khung giờ cố định và hướng dẫn bệnh nhân kiểm soát đại tiểu tiện.

Phục hồi chức năng vận động 

Chức năng vận động cùng với các chức năng hít thở, tập ho, tập di chuyển tại giường với dụng cụ hỗ trợ, tập theo tầm vận động, tập ngồi tĩnh động và giữ thăng bằng, tập cử động cơ, tập đi, tập đứng,…

Khi kiên trì vận động sẽ giúp người bệnh ngăn ngừa được nhiều biến chứng và thương tật thứ cấp của chấn thương cột sống như nhiễm khuẩn hô hấp, teo cơ, co rút biến dạng, cứng khớp, huyết khối tĩnh mạch sâu,…

Phòng ngừa loét tì đè

Loét tì đè xảy ra do chức năng vận động của người bệnh bị suy giảm hoặc mất đi, khiến người bệnh nằm yên một tư thế khá lâu, vùng da tiếp xúc với đệm hoặc giường lâu sẽ bị viêm loét.

Để phòng ngừa tình trạng này cần sử dụng đệm hơi hoặc đệm nước chống loét, thay đổi tư thế thường xuyên cho bệnh nhân, giữ các vùng da dễ bị loét luôn sạch sẽ khô ráo. Đồng thời người bệnh cần được kiểm tra thường xuyên xem có vùng nào bị viêm loét cần xử lý sớm.

7. Phòng ngừa và chăm sóc cho người tổn thương, chấn thương cột sống

Chế độ dinh dưỡng 

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc bệnh nhân sau mổ chấn thương cột sống giúp mau phục hồi. Sau khi bị tổn thương, cột sống và các vùng liên quan cần được cung cấp máu và chất dinh dưỡng để tái tạo tế bào mới. Đồng thời, việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng giúp người bệnh tăng cường sức đề kháng để điều trị và phục hồi trong thời gian dài.

Người bệnh cần được cung cấp năng lượng cần thiết, các vitamin và protein thiết yếu để có đủ dinh dưỡng. Đặc biệt các vi chất quan trọng như canxi, omega-3, vitamin D, tinh bột và nhiều loại rau xanh trái cây.

Trong trường hợp bệnh nhân không thể ăn uống bình thường thì có thể bổ sung bằng đường tĩnh mạch hoặc ống cho qua đường mũi và uống các chất bổ sung theo hướng dẫn chuyên môn của bác sĩ.

Bệnh nhân cần uống đủ nước để quá trình trình trao đổi chất và bài tiết diễn ra bình thường. Bệnh nhân cần tập kiểm soát đại tiểu tiện để tránh các tình trạng tắc ruột do nhịn đại tiện.

Sinh hoạt, nghỉ ngơi

Bệnh nhân bị chấn thương cột sống cần được nghỉ ngơi nhiều để có thể hồi phục nhanh chóng và tránh những biến chứng của chấn thương cột sống.

Luôn có thiết bị y tế hỗ trợ

Hiện nay người bị chấn thương cột sống trong quá trình điều trị có thể độc lập hơn nhờ các thiết bị hỗ trợ phục hồi chức năng, chăm sóc bệnh nhân chấn thương cột sống như:

  • Xe lăn cải tiến với trọng lượng nhẹ giúp bệnh nhân di chuyển thoải mái hơn.
  • Máy tính và các thiết bị điện tử có tính năng điều khiển bằng giọng nói và điều khiển từ xa để giúp thuận tiện hơn.
  • Hệ thống các thiết bị kích thích điện để giúp bệnh nhân điều khiển tay chân đi đứng và cầm nắm.
  • Khung tập đi và nạng hỗ trợ bệnh nhân giai đoạn tập đi.
  • Nẹp cổ chân giúp đề phòng biến dạng chân và một số dụng cụ khác hỗ trợ ăn uống, vận động.

Tập vật lý trị liệu sau chấn thương để mau phục hồi

Thể dục, vận động phù hợp cơ địa và thể trạng

Việc tập vật lý trị liệu và các liệu pháp nghề nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người bệnh lấy lại khả năng vận động, tự chủ trong quá trình sinh hoạt hàng ngày và tham gia các hoạt động xã hội.

Khám sức khỏe theo đúng định kỳ với bác sĩ

Để có thể hồi phục tốt bệnh nhân bị chấn thương cột sống phải đi khám và kiểm tra định kỳ để bác sĩ theo dõi tiến triển và có những liệu trình điều trị phù hợp.

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân và cách điều trị cho bệnh nhân bị chấn thương cột sống cụ thể chi tiết. Người bệnh cần cẩn thận và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để điều trị tốt nhất. 

***Lưu ý: Bài viết là các kiến thức tổng hợp, không thay thế cho khám và điều trị y khoa

5/5 - (1 bình chọn)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    4 Thuốc thoái hóa cột sống cổ, thắt lưng được sử dụng nhiều nhất

    Thoái hóa cột sống cổ, thắt lưng gây đau đớn và ảnh hưởng rất lớn tới đời sống sinh hoạt của người bệnh. Và việc…

    28 Th11, 2024
    134

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    13 bài tập yoga trị đau thắt lưng và cột sống cổ

    Đau thắt lưng và cột sống cổ là tình trạng phổ biến gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Yoga là…

    24 Th10, 2024
    304

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đau nhức xương khớp tê bì chân tay: Nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả

    Đau nhức xương khớp tê bì chân tay là tình trạng xảy ra phổ biến ở những người cao tuổi. Đặc biệt là khi thời…

    25 Th1, 2024
    823

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Hiểu rõ về loãng xương ở trẻ em và cách phòng ngừa

    Loãng xương ở trẻ em là một tình trạng xương yếu, dễ gãy, ảnh hưởng đến sức khỏe và phát triển của bé. Bài viết…

    01 Th2, 2024
    541

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám