Bầu 3 tháng đầu ăn măng tây được không?

Cập nhật 24/06/2023

12.4K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Sản khoa

Măng tây được nhiều người yêu thích vì vừa ngon vừa có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không biết bà bầu 3 tháng đầu ăn măng tây được không? Câu trả lời sẽ được Tổ hợp y tế MEDIPLUS giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.

Xem thêm:

1. Bầu 3 tháng đầu ăn măng tây được không?

Bà bầu 3 tháng đầu hoàn toàn có thể ăn được măng tây. Không chỉ trong 3 tháng đầu, mà bà bầu có thể ăn măng tây trong suốt thai kỳ. Bởi vì trong măng tây có chứa nhiều dưỡng chất tốt như protein, vitamin A, canxi, sắt, kali, kẽm,…

Những lợi ích nổi bật mang măng tây mang lại cho sức khỏe của bà bầu và thai nhi có thể kể đến như: giảm nguy cơ sinh non, tốt cho hệ tiêu hóa, giảm táo bón thai kỳ, ổn định huyết áp,… Những lợi ích này do thành phần nào trong măng tây mang lại, phần tiếp theo sẽ giải đáp cụ thể hơn cho các mẹ bầu.

Bà bầu có thể bổ sung măng tây trong 3 tháng đầu và trong suốt cả thai kỳ

Bà bầu có thể bổ sung măng tây trong 3 tháng đầu và trong suốt cả thai kỳ

2. Tại sao bầu 3 tháng đầu ăn măng tây rất tốt?

Măng tây được ví là “Hoàng đế” của các loại rau không chỉ tốt cho bà bầu mà còn tốt cho sức khỏe của mọi người. Giá trị dinh dưỡng trong 100g măng tây tương ứng với hàm lượng dinh dưỡng được thống kê trong bảng dưới đây:

Thành phần Định lượng Lợi ích
Chất xơ 2.1g Tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu, giảm tình trạng táo bón, khó tiêu.
Chất đạm 2.2g Cung cấp năng lượng cho các hoạt động hàng ngày của mẹ bầu và nuôi dưỡng thai nhi.
Vitamin A 38mg Tốt cho thị lực và sức đề kháng của mẹ bầu, giảm nguy cơ bị dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Canxi 24mg Tốt cho xương của cả mẹ và thai nhi.
Sắt 2.14mg Bổ máu và điều hòa khí huyết cho cơ thể mẹ bầu.
Kali 202mg Điều hòa huyết áp cho mẹ bầu.
Kẽm 0.54g Giảm nguy cơ bị sảy thai, sinh non
Magie 14mg Ngăn ngừa tình trạng bị chuột rút và táo bón ở mẹ bầu.
Vitamin C 5.6g Tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể.
Vitamin K 41.6g Hỗ trợ cơ thể hấp thụ canxi để hỗ trợ phát triển xương cho thai nhi, tăng độ cứng cho xương của mẹ bầu.

Từ những thành phần dinh dưỡng có thể thấy, măng tây sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bà bầu 3 tháng đầu. Điển hình như:

2.1. Cung cấp hàm lượng vitamin K

Bầu 3 tháng đầu ăn măng tây được không? Trong 100g măng tây cung cấp cho cơ thể mẹ bầu 41.6g vitamin K đáp ứng 52% nhu cầu vitamin K mỗi ngày. Vitamin K giúp đông máu từ đó làm ngăn ngừa việc chảy máu trong quá trình chuyển dạ và sinh đẻ.

Bổ sung đủ vitamin K giúp tăng cường hấp thu canxi cho bà bầu có xương chắc khỏe, phòng ngừa nguy cơ loãng xương cho cả mẹ và thai nhi.

2.2. Bầu 3 tháng đầu ăn măng giúp cung cấp Folate

Folate hay vitamin B9 là dưỡng chất vô cùng quan trọng cho thai phụ trong giai đoạn bầu 3 tháng đầu. Măng tây là thực phẩm có chứa lượng folate cao, trong 180g măng tây có chứa 268 mcg folate đáp ứng 67% lượng folate cho bà bầu mỗi ngày. Bổ sung măng tây có chứa folate có nhiều lợi ích như:

  • Đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tế bào máu, ống dây thần kinh và giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho thai nhi. Trong giai đoạn đầu mang thai phụ nữ nên bổ sung đủ 400mcg folate mỗi ngày để làm giảm đến 70% nguy cơ dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, bổ sung folate là cách làm giảm nguy cơ chậm phát triển phôi thai, giúp tăng cân nặng thai nhi và giảm nguy cơ sinh non.
  • Mẹ bầu bổ sung đủ folate trong suốt thai kỳ còn rất cần thiết cho quá trình hình thành ống thần kinh, làm giảm nguy cơ mắc chứng đục thể thủy tinh thể ở thai nhi.
Măng tây cung cấp các chất chống oxy hóa giúp bà bầu chống viêm nhiễm hiệu quả

Măng tây cung cấp các chất chống oxy hóa giúp bà bầu chống viêm nhiễm hiệu quả

2.3. Ăn măng tây giúp cung cấp canxi cho bà bầu 3 tháng đầu

Trong nửa chén măng tây cung cấp 24mg canxi cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu. Mặc dù không phải là đủ nhưng cũng phần nào bù đắp được lượng canxi đang thiếu hụt ở phụ nữ mang thai giai đoạn đầu. Canxi là dưỡng chất không thể thiếu để mẹ bầu có được xương, răng chắc khỏe, hạn chế đau mỏi lưng trong giai đoạn đầu mang thai.

2.4 Măng tây cung cấp chất xơ cho bà bầu

Bổ sung măng tây trong thực đơn ăn uống giúp phụ nữ mang thai ổn định hệ tiêu hóa, giúp nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón khi mang thai. Trong mỗi 180g măng tây cung cấp 3.6g chất xơ giúp kích thích nhu động ruột, nhuận tràng, chống táo bón cho bà bầu hiệu quả.

Bên cạnh đó, trong măng tây còn có inulin có tác động lớn tới lợi khuẩn trong đường ruột lactobacillus hay bifidobacteria hoạt động tốt hơn. Vì thế, làm cho quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi.

2.5. Ăn măng tây giúp giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ

Bầu 3 tháng đầu ăn măng tây được không? Thường xuyên ăn măng tây giúp cơ thể sản sinh ra insulin tại tuyến tụy có tác dụng giúp ổn định đường huyết trong cơ thể, vì thế giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ trong 3 tháng đầu. Ngoài ra, nhờ các hoạt chất chống oxy hóa nên bà bầu ăn măng tây cũng giúp kháng viêm hiệu quả.

2.6. Măng tây giúp ổn định huyết áp ở bà bầu

Trong cây măng tây có chứa nhiều chất chống oxy hóa như: Vitamin E, vitamin C cũng như các flavonoidpolyphenol. Những chất này có tác dụng tích cực đến việc ổn định huyết áp, chống viêm và ngăn chặn ung thư.

2.7 Bà bầu 3 tháng đầu ăn măng tây cung cấp chất chống oxy hóa

Măng tây có vitamin C (5.6 g) là một chất chống oxy hóa có tốt giúp bảo vệ da, hạn chế việc da bị nám, sạm trong giai đoạn 3 tháng đầu mang thai. Vitamin C cũng góp phần giúp cho bà bầu bảo vệ cơ thể trước nhiều nguy cơ gây bệnh viêm nhiễm, đặc biệt là viêm cổ tử cung.

Như vậy, bà bầu 3 tháng nên thường xuyên bổ sung măng tây vào thực đơn dinh dưỡng của mình. Đồng thời, mẹ bầu nên biết cách ăn măng tây đúng để hấp thu tối đa chất dinh dưỡng và không gặp các tác dụng phụ khi ăn quá nhiều.

Măng tây không chỉ ngon mà còn tốt cho sức khỏe của mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ

Măng tây không chỉ ngon mà còn tốt cho sức khỏe của mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ

3. Cách ăn măng tây đúng cách dành cho bầu 3 tháng đầu

Ngoài việc quan tâm đến việc “bầu 3 tháng đầu ăn măng tây được không” thì các mẹ cũng nên ăn măng tây đúng cách mặc dù măng tây rất tốt nhưng để phát huy lợi ích tốt nhất của măng tây thì các mẹ nên ăn đúng cách. Cụ thể

Liều lượng khuyến cáo không nên dùng quá 3 cây măng tây mỗi ngày để cơ thể mẹ bầu hấp thu được tối đa lượng dưỡng chất từ loại thực phẩm này.

Bà bầu có thể bổ sung măng tây trong 3 tháng đầu và trong suốt cả thai kỳ

Bà bầu có thể bổ sung măng tây trong 3 tháng đầu và trong suốt cả thai kỳ

Mặc dù trong cây măng tây không có chứa thành phần gây nguy hiểm cho bà bầu và thai nhi. Tuy nhiên, không phải vì thế mà bà bầu lạm dụng loại thực phẩm này.

4. Gợi ý 6 món ăn chế biến từ măng tây dành cho bà bầu

Măng tây ăn giòn, ngọt và có mùi thơm đặc trưng nên mẹ bầu có thể biến tấu thành nhiều món ăn đa dạng. Một số món ăn ngon từ măng tây mẹ bầu có thể tham khảo như: măng tây trộn salad, măng tây xào giòn, lườn gà cuộn măng tây, măng tây xào thịt bò,…

Một số món ăn đơn giản chế biến từ măng tây mà mẹ bầu có thể thực hiện như:

MĂNG TÂY, TRỨNG LUỘC HỒNG ĐÀO KÈM NƯỚC SỐT

Đây là món ăn khá thanh mát, bổ dưỡng dễ làm mà mẹ bầu nào cũng có thể làm. Nguyên liệu:

  • Măng tây; 3 cây
  • Trứng gà ta: 1 quả
  • Nước sốt tùy khẩu vị.

Cách thực hiện:

  • Măng tây chọn cây non, tước qua sơ rồi rửa sạch, cắt miếng vừa ăn. Đun nước sôi rồi cho măng tây vào luộc cho chín tới.
  • Trứng gà ta rửa sạch cho vào nồi nước luộc. Sau khi nước sôi đun tiếp khoảng 6 phút rồi vớt ra. Thời gian này đảm bảo trứng gà vừa chín mà lòng đào không bị chín quá.
  • Cho măng tây đã luộc cùng trứng gà lòng đào ra đĩa và cho nước sốt lên ăn kèm là được.
Măng tây, trứng luộc hồng đào kèm nước sốt thơm ngon bổ dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Măng tây, trứng luộc hồng đào kèm nước sốt thơm ngon bổ dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu

MĂNG TÂY CHIÊN TRỨNG

Nguyên liệu:

  • Măng tây: 3 cây
  • Trứng gà: 1 quả
  • Gia vị gồm hành tím, gia vị, dầu thực vật, pho mai,…

Cách thực hiện:

  • Măng tây rửa sạch, tước vỏ, loại bỏ phần già, chẻ nhỏ vừa ăn. Hành tím băm nhỏ.
  • Cho chút dầu ăn vào chảo, phi thơm hành cho thơm rồi cho măng tây vào đảo đều trong 3 phút.
  • Trứng gà đánh tan cùng với chút muối và tiêu trong bát.
  • Sau đó đổ phần trứng đã đánh đều vào chảo măng tây, đun nhỏ lửa trong vài phút.
  • Cuối cùng rải phomai lên chiên tiếp cho đến khi chín là được.

CANH MĂNG TÂY THỊT BÒ

Nguyên liệu:

  • Măng tây: 200g
  • Thịt bò: 100g
  • Hành lá, tỏi khô và các gia vị nêm nếm.

Cách thực hiện:

  • Măng tây cắt bỏ gốc già, tước vỏ, rửa sạch, cắt khúc tầm 2 đốt ngón tay;
  • Tỏi khô bóc vỏ, băm nhỏ. Hành nhặt và rửa sạch, thái nhỏ;
  • Thịt bò thái miếng mỏng đem ướp chút tỏi khô, gia vị khoảng 15 phút;
  • Cho chảo lên bếp, thêm chút dầu, cho tỏi vào phi thơm. Sau đó cho măng tây vào đảo đều cho đến khi chín tới;
  • Cho nồi lên bếp, thêm chút gia vị đến khi nước sôi thì bỏ thịt bò vào đun khoảng 2 phút, sau đó thêm măng tây. Đợi canh sôi thì tắt bếp và cho hành lá vào là được.

CANH MĂNG TÂY THỊT GÀ

Nguyên liệu:

  • Ức gà: 200g
  • Măng tây: 200g
  • Hành tây, hành khô, gừng, tỏi khô

Cách thực hiện::

  • Tỏi khô bỏ vỏ và băm nhỏ.Gừng rửa sạch thái lát mỏng, hành tây bổ múi cau.
  • Măng tây chọn phần non, cắt khúc khoảng 3cm.
  • Cho chảo lên bếp và phi thơm tỏi, sau đó cho măng tây vào xào cho chín tới.
  • Ức gà rửa với nước muối loãng cho đỡ mùi hôi và rửa sạch lại với nước.
  • Ức gà cho lên nồi nước luộc cho chín.
  • Thêm hành tây và gừng cho thơm.
  • Sau khi thịt gà chính thì xé miếng nhỏ vừa ăn.
  • Nồi nước gà đun sôi lại rồi đổ măng tây đã xào xơ vào cho đến khi sôi lại thì tắt bếp, cho chút hành lá, gia vị vào là xong.

SÚP MĂNG TÂY CÁ HỒI

Cá hồi có chứa nhiều Omega 3 và Omega 6 rất tốt cho bà bầu và sự phát triển trí não của thai nhi. Súp cá hồi măng tây cũng là món ăn được nhiều bà bầu bổ sung trong giai đoạn mang thai. Với món súp măng tây cá hồi các mẹ không cần phải lo lắng bầu 3 tháng đầu ăn măng tây được không?

Nguyên liệu:

  • Măng tây: 150g
  • Cá hồi: 150g
  • Phomai: 45g
  • Nước dùng gà: 400ml
  • Cần tây: 50g
  • Sữa tươi: 100ml
  • Gia vị nêm nếm.

Cách thực hiện:

  • Măng tây tước vỏ già, cắt bỏ phần cứng và cắt khúc tùy theo khẩu vị. Cá hồi đem ngâm với sữa tươi trong 15 phút để loại bỏ mùi tanh và rửa lại với nước sạch.
  • Phomai xay mịn.
  • Hành lá và rau thơm mang cắt rễ, rửa sạch, thái nhỏ.
  • Cho nồi nước lên bếp, đun sôi, khi nước sôi thì cho măng tây vào chần qua. Cá hồi ướp với hạt tiêu khoảng 10 phút rồi hấp chín. Sau khi cá hồi chín thì xé nhỏ.
  • Bắc nồi lên bếp rồi cho chút dầu vào đun nóng, phi thơm hành tây rồi đổ măng tây vào đảo đều.
  • Khi măng tây có màu xanh đậm thì cho nước dùng gà vào đun khoảng 20 phút.
  • Cuối cùng cho phomai đã xay mịn vào đun sôi trong 2 phút rồi cho cá hồi xé nhỏ vào đảo đều.
  • Tắt bếp và cho chút hành lá vào.
Măng tây, trứng luộc hồng đào kèm nước sốt thơm ngon bổ dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Măng tây, trứng luộc hồng đào kèm nước sốt thơm ngon bổ dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu

CANH MĂNG TÂY NẤU TÔM

Nguyên liệu:

  • Măng tây: 200g
  • Tôm nõn bỏ vỏ: 150g
  • tỏi, dầu ăn và các loại gia vị nêm.

Cách thực hiện:

  • Măng tây cắt bỏ phần già, tước xơ, rửa sạch và cắt khúc 3cm.
  • Tôm bỏ chỉ, rửa sạch và ướp tôm với các loại gia vị trong 15 phút.
  • Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ.
  • Cho nồi lên bếp đun cho đến khi nóng nồi thì cho chút dầu vào, tiếp đó cho tỏi băm vào phi cho thơm.
  • Sau đó, đổ tôm vào chảo đảo đều cho săn rồi cho măng tây vào đảo cùng. Sau 2 phút đổ thêm nước vào đun sôi.
  • Nêm lại cho vừa miệng rồi cho hành lá cắt khúc vào rồi tắt bếp.

5. Tác dụng phụ của việc ăn quá nhiều măng tây

Bà bầu 3 tháng đầu ăn măng tây được nhưng không nên ăn quá nhiều măng tây vì sẽ có gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Gây cảm giác đầy hơi, khó chịu: Trong măng tây có chứa một carbohydrate là raffinose – là chất mà cơ thể không tạo ra được. Chất này dễ bị lên men ở ruột già và tích tụ trong đại tràng, gây ra triệu chứng đầy hơi khó chịu. Trường hợp này cũng thường dễ gặp phải nếu như thai phụ ăn nhiều súp lơ, bắp cải.
  • Làm cho nước tiểu có mùi: Axit lưu huỳnh có trong măng tây sau khi chuyển hóa có thể biến thành một loại khí có mùi hôi. Do đó, nếu như ăn nhiều măng tây dễ làm cho nước tiểu có mùi nặng hơn bình thường.

Để tránh gặp các tác phụ không mong muốn thì bà bầu 3 tháng đầu nên nắm được một số lưu ý khi ăn măng tây.

Ăn nhiều măng tây trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu có thể khiến nước tiểu có mùi khó chịu

Ăn nhiều măng tây trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu có thể khiến nước tiểu có mùi khó chịu

6. Lưu ý khi ăn măng tây dành cho bà bầu 3 tháng đầu

Để phát huy hết tác dụng của măng tây đối bà bầu mang thai 3 tháng đầu thì khi ăn măng tây bà bầu cần ghi nhớ những điều dưới đây:

  • Chọn măng tây ngon bà bầu nên chọn loại xanh non, cọng nhỏ, ngắn. Trước khi nấu cần rửa sạch, nên chọn địa chỉ mua uy tín để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Khi nấu măng tây, bà bầu tránh nấu quá lâu để không làm giảm lượng Folate có trong măng tây.
  • Nên đa dạng món ăn để thay đổi khẩu vị tùy vào sở thích và khẩu vị của bà bầu.
  • Không nên ăn quá 3 cây măng tây mỗi ngày, tránh lạm dụng để không gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.
  • Phụ nữ mang thai mắc chứng phù nề, bệnh gout không nên ăn măng tây. Bà bầu cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc có nên sử dụng loại thực phẩm này này không.
Bà bầu mang thai 3 tháng đầu mắc bệnh gout không nên ăn măng tây để đảm bảo cho sức khỏe

Bà bầu mang thai 3 tháng đầu mắc bệnh gout không nên ăn măng tây để đảm bảo cho sức khỏe

Măng tây bà bầu hoàn toàn có thể ăn được trong 3 tháng đầu mang thai và suốt thai kỳ chính là câu trả lời cho thắc mắc “bầu 3 tháng đầu ăn măng tây được không“. Hãy thêm loại thực phẩm này vào thực đơn ăn uống của mình để tốt cho sức khỏe của cả 2 mẹ con trong tam cá nguyệt đầu tiên nhé.

Nếu mẹ bầu còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về mang thai thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.

*** Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Mẹ bầu bị cúm 3 tháng đầu có nguy hiểm không? Gợi ý 4 cách chữ

    Cảm cúm là một trong những nỗi lo thường gặp của các mẹ bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vậy, mẹ…

    13 Th9, 2024
    422

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bà bầu ăn sắn dây được không? Ăn khi nào tốt?

    Trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên bổ sung nhiều thực phẩm để cung cấp dưỡng chất cho mẹ và thai nhi. Vậy bà…

    16 Th9, 2024
    1.6K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu mất ngủ 3 tháng cuối có nguy hiểm không?

    Phụ nữ mang thai thường xuyên gặp phải tình trạng mất ngủ, đặc biệt là trong ba tháng cuối thai kỳ. Vậy nguyên nhân gây…

    16 Th9, 2024
    235

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bà bầu ăn lá giang được không? 3 Lợi ích, 4 lưu ý

    Câu hỏi về việc bà bầu ăn lá giang được không là một thắc mắc phổ biến khi các mẹ bắt đầu lập thực đơn…

    16 Th9, 2024
    853

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám