37.5K
Tham vấn y khoa:BS Hoàng Văn Sơn
•
Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh
Chuyên mục:Sản khoa
MỤC LỤC
Nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc mang thai 3 tháng đầu có nên ăn thịt chó hay không bởi đây là món ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng lại có tính nóng gây đầy bụng, táo bón, khó tiêu. Thực hư việc này ra sao? Câu trả lời sẽ được Tổ hợp y tế MEDIPLUS giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu có thể ăn được thịt chó nhưng không nên ăn quá nhiều. Nếu mẹ bầu nghén và thèm ăn thịt chó thì có thể ăn một vài miếng. Việc này sẽ không gây tác động xấu tới sức khỏe của 2 mẹ con.
Trong Y học cổ truyền, thịt chó có tính ấm, vị mặn, không độc, có tác dụng ích khí trừ hàn, bồi bổ xương cốt và khí huyết. Trong Y học hiện đại, thịt chó có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe con người. Ví dụ như:
Trên đây là một vài loại dưỡng chất có trong thịt chó và tác dụng với sức khỏe con người. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mọi người không nên ăn quá nhiều thịt chó vì hàm lượng đạm cao sẽ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Đặc biệt, với trường hợp mẹ bầu lại càng cần thận trọng khi ăn thịt chó. Những phân tích trong phần tiếp theo sẽ trả lời cho nhận định này.
Mang thai 3 tháng đầu có nên ăn thịt chó hay không bởi nhiều bà bầu thắc mắc
Các bác sĩ dinh dưỡng khuyên phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên hạn chế ăn thịt chó. Bởi vì, trong thịt chó chứa hàm lượng đạm quá cao và có nhiều khoáng chất khác.
Bảng thành phần chất dinh dưỡng và định lượng trong 100g thịt chó dưới đây sẽ giúp bạn hình dung được điều này.
Từ bảng thành phần trên có thể thấy, thịt chó là thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn nhiều thịt chó sẽ nạp một hàm lượng lớn protein (19g/100g) và các khoáng chất khác vào cơ thể. Và để trả lời thắc mắc mang thai 3 tháng đầu có nên ăn thịt chó hay không cùng xem những tác hại của thịt chó đối với bà bầu 3 tháng đầu.
2.1 Bà bầu ăn thịt cho gây thiếu hụt dinh dưỡng cho cơ thể
Khi nạp vào cơ thể một hàm lượng protein cao (19g/100g) thì sẽ ảnh hưởng tới quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng khác. Người mẹ sẽ cảm thấy đầy bụng, không muốn ăn uống những thực phẩm khác. Điều này sẽ dẫn tới tình trạng mất cân bằng và thiếu hụt những dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe thai phụ và sự phát triển của thai nhi.
2.2 Bầu 3 tháng đầu ăn thịt cho nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm độc cao
Các món ăn kèm với thịt chó như rau sống, mắm tôm chứa nhiều vi khuẩn, sán,… có hại cho sức khỏe. Bản thân trên cơ thể chó là nơi trú ngụ của nhiều mầm bệnh như: khuẩn E.coli, giun đũa, sán,… Người mẹ ăn nhiều thịt chó sẽ có nguy cơ mang nhiều loại vi khuẩn vào cơ thể. Người mẹ có thể bị các bệnh về đường tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy,…
Ăn thịt chó ở các cửa hàng có nguy cơ bị nhiễm chất độc như xyanua hoặc siêu vi khuẩn nhiễm kháng sinh,… Bởi vì, nhiều cửa hàng bán những con chó bị trộm đánh bả hoặc chó dại, chó bị bệnh dại.
Khi ăn thịt từ những con chó có bị nhiễm độc có thể gây ra các bệnh như rối loạn tiêu hóa. Trong trường hợp xấu, người mẹ sẽ bị ảnh hưởng tới hệ thần kinh và tim mạch do chất hóa học cực độc mà con chó bị nhiễm.
Trên cơ thể con chó có nhiều vi khuẩn và mầm bệnh sẽ gây hại cho sức khỏe mẹ bầu khi ăn phải
2.3 Ăn thịt chó có nguy cơ tiền sản giật ở bà bầu
Bà bầu ăn nhiều thịt chó sẽ khiến cơ thể bị thừa protein. Lượng protein thừa mà cơ thể không hấp thụ được sẽ làm tăng lượng acid uric trong máu. Acid uric là chất xúc tác thúc đẩy quá trình hình thành ion muối – tác nhân gây ra tình trạng tăng huyết áp. Huyết áp cao có thể gây ra nguy cơ tiền sản giật nguy hiểm cho sức khỏe bà bầu và tính mạng của thai nhi.
2.4 Bà bầu ăn thịt có bị nóng trong người, đầy bụng khó tiêu
Thịt chó có tính nóng phù hợp với người cơ địa hàn không thích hợp cho mẹ bầu. Bởi vì, cơ thể người phụ nữ khi mang bầu sẽ có tính nóng. Ăn nhiều thịt chó sẽ khiến tính nóng trong cơ thể mẹ bầu tăng gây ra rối loạn quá trình tiêu hóa, dẫn tới đầy bụng, khó tiêu, táo bón.
Thêm nữa, thừa đạm là một nguyên nhân gây ra bệnh gout, béo phì hoặc khiến cơ thể mất cân bằng nước và chất điện giải. Những bệnh này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của thai phụ và quá trình phát triển của thai nhi.
Từ những tác hại kể trên, có thể trả lời câu hỏi mang thai 3 tháng đầu có nên ăn thịt cho hay không? Bà bầu nên hạn chế ăn thịt chó trong thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng đầu. Trong phần tiếp theo, chuyên gia của Tổ hợp y tế MEDIPLUS sẽ gợi ý cho các mẹ bầu những món nên và không nên ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Dưới đây là những lời khuyên về những thực phẩm nên và không nên ăn trong 3 tháng đầu mà mẹ bầu cần nằm lòng để đảm bảo sức khỏe của bản thân và thai nhi.
CÁC MÓN ĂN BÀ BẦU NÊN ĂN
Có nhiều thực phẩm khác chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe mà mẹ bầu có thể sử dụng thay thịt chó như:
Thịt ếch
Trong 100g thịt ếch sẽ có 16.4 g protein, 18 g canxi, 147 mg photpho, 1 mg kẽm, 73 Kcal năng lượng, 285 mg kali, 58g natri và nhiều loại vitamin như A, B, D, E,… Thịt ếch là thực phẩm tốt cho sức khỏe bà bầu và thai nhi. Một số lợi ích từ thịt ếch có thể kể đến như:
Một số món ăn từ thịt ếch mà mẹ bầu nên ăn như: ếch xào chua ngọt, ếch chiên bơ, lẩu ếch, ếch hầm, cháo ếch,…
Thịt bò
Trong 100 g thịt bò sẽ có các hàm lượng chất dinh dưỡng như sau: 182 kcal năng lượng, 21.5 g protein, 10.7 g lipid, sắt 3.1 mg, 28 mg magie, 3.64 mg kẽm, 12 g canxi, 12 mcg vitamin A, 0.44 mg vitamin B6, 3.05 mcg vitamin B12, 4.5 mg vitamin PP,… Một số lợi ích khi bà bầu 3 tháng ăn thịt bò như sau:
Một số món ăn ngon từ thịt bò tốt cho mẹ bầu 3 tháng như: Canh rau má thịt bò, thịt bò xào rau muống, súp thịt bò hầm khoai tây cà rốt, canh thịt bò rau củ, súp thịt bò cần tây,…
Thịt dê
Thịt dê là thực phẩm chứa nhiều protein và khoáng chất tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thường được khuyên bổ sung thịt dê vào thực đơn dinh dưỡng.
Những thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe mẹ bầu có trong 100 g thịt dê có thể kể đến như: protein (19g), chất béo (14.1 g), cholesterol (92 mg), photpho (146 mg), kali (232 mg), natri (80.6 mg), magiê (20 mg), sắt (2.3 mg), kẽm (3.22 mg), vitamin A (22 mcg), vitamin E (0.26 mg),… Bà bầu nên ăn thịt dê vì có một số lợi ích tốt như sau:
Một số món ăn ngon từ thịt dê mà mẹ bầu có thể ăn trong thời gian thai kỳ như: Thịt dê hấp, thịt dê hầm ngũ vị hương, cháo chân dê, lẩu dê,…
Thịt vịt
Thịt vịt được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bà bầu nên ăn để bổ sung những chất dinh dưỡng cho cơ thể trong thời gian thai kỳ.
Trong 100 g thịt vịt sẽ có hàm lượng các dưỡng chất như sau: Năng lượng (267 kcal), protein (17.8 g), canxi (13 mg), sắt (1.8 mg), cholesterol (76 mg), photpho (145 mg), kẽm (1.9 g), vitamin A (270 mcg), vitamin PP (4.7 g), vitamin B1 (100 mcg), vitamin B5 (1.6 mg), vitamin B12 (0.4 mg),… Một số lợi ích tiêu biểu khi bà bầu ăn thịt vịt có thể kể đến như sau:
Những món ăn ngon và tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi từ thịt vịt là: thịt vịt luộc, thịt vịt quay, giả cầy vịt, vịt áp chảo, cháo vịt, vịt om sấu, vịt kho sả,…
Bên cạnh thịt vịt, mẹ bầu cũng có thể thay đổi thực đơn của mình bằng thịt gà. Thịt gà thuộc nhóm thịt gia cầm có nhiều lợi ích tốt giống như thịt vịt.
CÁC MÓN ĂN BÀ BẦU KHÔNG NÊN ĂN
Bên cạnh thắc mắc mang thai 3 tháng đầu có nên ăn thịt chó không thì mẹ bầu nên hạn chế một số món ăn sau trong thời gian thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng đầu:
Thịt trâu
Thịt trâu cũng có nhiều thành phần dinh dưỡng tốt như thịt bò. Tuy nhiên, lượng đạm trong thịt trâu cao hơn thịt bò và được xếp vào nhóm thực phẩm giàu chất đạm như thịt chó. Do vậy, mẹ bầu nên hạn chế ăn thịt trâu.
Nhiều chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên mẹ bầu nên hạn chế ăn thịt trâu vì dễ bị ngộ độc. Bởi vì thịt trâu dễ bị ôi thiu, biến chất trong điều kiện nhiệt độ thường.
Thêm nữa, nếu người chế biến thịt trâu không cẩn thận thì sẽ dễ gây ra ngộ độc thực phẩm. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi trong thời gian 3 tháng đầu.
Gan động vật
Trong gan động vật có chứa nhiều vitamin A và sắt. Trong quá trình mang thai, bà bầu sẽ nạp vào cơ thể nhiều thực phẩm chứa sắt và vitamin A để bổ máu. Do vậy, khi nạp thêm gan động vật sẽ khiến cho 2 dưỡng chất này bị thừa, gây ảnh hưởng tới thai nhi.
Bên cạnh đó, gan là cơ quan đảm nhiệm chức năng đào thải độc tố của cơ thể động vật. Đây là nơi tích tụ của nhiều loại chất độc hại, kim loại nặng, thuốc kháng sinh, vi khuẩn,… Việc ăn gan động vật không đúng cách và ăn nhiều sẽ tăng nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
Thịt ba ba
Thịt ba ba cũng được xếp vào nhóm thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao vượt qua nhiều loại thịt đỏ như thịt bò, thịt trâu,…
Do vậy, mẹ bầu nên hạn chế ăn để cơ thể không bị quá tải khi nạp nhiều dưỡng chất vào cơ thể khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động quá công suất. Nhiều dưỡng chất cơ thể không hấp thụ được sẽ gây ra tình trạng khó tiêu, đầy hơi, táo bón,…
Các loại gia vị như ớt, tiêu, tỏi, dấm, hành, gừng,...
Đây là nhóm gia vị có vị nóng mạnh. Nếu mẹ bầu cho nhiều gia vị cay nóng vào món ăn sẽ gây ra tình trạng nóng trong do cơ thể mẹ bầu bị nóng hơn khi không mang thai. Đồng thời, gia vị cay nóng sẽ gây hại cho hệ tiêu hóa, gây ra nhiều bệnh như dạ dày, ợ nóng, mất ngủ, mất vị giác,…
Tóm lại, chuyên gia của Tổ hợp y tế MEDIPLUS khuyên các mẹ bầu nên hạn chế tối đa ăn thịt chó để bảo vệ sức khỏe của bản thân và thai nhi. Nếu mẹ bầu cảm thấy thèm do các cơn nghén thì nên ăn một vài miếng và ăn thịt chó chế biến chín kỹ, không nên ăn cùng rau sống.
Hy vọng bài viết đã giúp mẹ bầu hết băn khoăn về câu hỏi “Mang thai 3 tháng đầu có nên ăn thịt chó”. Nếu mẹ bầu còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về mang thai thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA
Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS
Δ
BS Hoàng Văn Sơn
Bs Hoàng Văn Sơn tốt nghiệp chuyên ngành bác sĩ Đa khoa tại Học viện Quân Y. Hiện bác sĩ đang là bác sĩ nội trú tại Bệnh viện Quân…
Bài viết liên quan
Mẹ bầu huyết áp thấp khi mang thai có thể gây lo lắng cho nhiều người bởi nó ảnh hưởng đến sức khỏe của cả…
Chuyên mục: Sản khoa
Nuôi con bằng sữa mẹ không phải đơn giản, vì có những trường hợp mẹ bầu bị mất sữa không khi sinh, không đủ sữa…
Tình trạng tê tay khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến, nhưng liệu mẹ bầu bị tê tay có sao không? Đây là…
Mẹ bầu bị điện giật nhẹ con có sao không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Trong quá trình mang thai, cơ thể…
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.
MEDIPLUS Tân Mai
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.