Đau dạ dày tiêu chảy: 3 nguyên nhân và 2 cách chữa

Cập nhật 18/02/2025

73

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Tiêu hóa

Đau dạ dày tiêu chảy là tình trạng thường gặp ở nhiều lứa tuổi. Tình trạng này khiến cho nhiều người hoang mang không biết đây có phải là một bệnh lý nguy hiểm hay không. Trong bài viết sau đây, MEDIPLUS sẽ giúp bạn nắm được các nguyên nhân cũng như cách điều trị đau dạ dày tiêu chảy tại nhà hiệu quả. 

1. 4 Nguyên nhân đau dạ dày tiêu chảy (đi ngoài phân lỏng)

Đau dạ dày là tình trạng xuất hiện cơn đau âm ỉ ở vùng thượng vị, thường do niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Khi kết hợp với tiêu chảy, người bệnh không chỉ bị đau bụng mà còn có các triệu chứng như đầy bụng, chán ăn, nôn mửa. Điều này cho thấy chức năng dạ dày bị suy giảm, không thể phân hủy thức ăn đầy đủ. Nếu không điều trị, tình trạng này có thể gây áp lực lên đại tràng và tá tràng, dẫn đến rối loạn đường ruột và hiện tượng tiêu chảy ra nước.

Đau dạ dày hay đau quặn bụng tiêu chảy có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra, phổ biến nhất là: 

Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là nguyên nhân khiến cho bạn bị đau quặn bụng tiêu chảy. Cơn đau sẽ xuất hiện theo từng cơn, từ nhẹ đến nặng khiến bạn cảm thấy vô cùng khó chịu. Bị rối loạn tiêu hóa thường bắt nguồn từ: 

  • Bị ngộ độc thức ăn, ăn phải thức ăn ôi thiu: Ngộ độc thực phẩm có thể gây đau dạ dày tiêu chảy, thường do ăn phải thức ăn ôi thiu, bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc hoặc chế biến không vệ sinh.
  • Rối loạn tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa là tình trạng chức năng tiêu hóa bị suy giảm, dẫn đến các triệu chứng như đầy bụng, đau dạ dày, tiêu chảy, táo bón hoặc buồn nôn.
Bị đau dạ dày tiêu chảy thường bắt nguồn từ việc rối loạn tiêu hóa

Bị đau dạ dày tiêu chảy thường bắt nguồn từ việc rối loạn tiêu hóa

Bệnh lý đường tiêu hóa

Các bệnh lý về đường tiêu hóa cũng khiến bạn bị tiêu chảy đau quặn bụng. Các bệnh lý phổ biến nhất gồm: 

  • Bệnh dạ dày: Bệnh dạ dày, đặc biệt là khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương, có thể dẫn đến tình trạng đau dạ dày tiêu chảy. Khi dạ dày suy yếu, chức năng tiêu hóa bị rối loạn, khiến thức ăn không được tiêu hóa đầy đủ và gây ra các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, chán ăn, nôn mửa và tiêu chảy đau quặn bụng. Tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề tiêu hóa khác.
  • Hội chứng ruột kích thích: Hội chứng ruột kích thích là nguyên nhân hàng đầu gây đau dạ dày tiêu chảy. Người bệnh cần chú ý đến tình trạng này để có biện pháp điều trị kịp thời và hiệu quả.

Đón đọc: 12 Cách chữa bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả tại nhà

2. Phân biệt đau dạ dày tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa và bệnh đường tiêu hóa

Đau dạ dày có bị tiêu chảy không? Nhiều người thường nhầm lẫn giữa việc đau dạ dày tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa và bệnh tiêu hóa. Tuy nhiên, 2 tình trạng này là hoàn toàn khác nhau, cụ thể: 

Đi ngoài phân lỏng do bệnh rối loạn tiêu hóa

Đi ngoài phân lỏng do rối loạn tiêu hóa thường xảy ra hơn 5 lần mỗi ngày, kèm theo đau vùng bụng dưới rốn. Người bệnh có thể đi ngoài bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Phân lỏng, nhiều nước, có thể có chất nhầy hoặc máu tươi. Thời gian điều trị ngắn và có thể khắc phục hoàn toàn nếu loại bỏ nguyên nhân gây bệnh.

Đi ngoài phân lỏng do rối loạn tiêu hóa xảy ra hơn 5 lần/ngày

Đi ngoài phân lỏng do rối loạn tiêu hóa xảy ra hơn 5 lần/ngày

Đi ngoài phân lỏng do bị đau dạ dày

Đi ngoài phân lỏng do đau dạ dày thường xảy ra từ 1-2 lần mỗi ngày, có thể tăng lên 3-5 lần đối với trường hợp nặng. Đau thường xuất hiện ở vùng thượng vị, sau khi ăn khoảng 60 phút. Phân lỏng, có mùi hôi khó chịu nhưng không chứa chất nhầy. Quá trình điều trị kéo dài và chỉ giúp giảm triệu chứng bệnh.

Tìm hiểu: Đau thượng vị dạ dày là gì? 5 nguyên nhân và 2 cách chữa

3. Đau dạ dày đi ngoài phân lỏng kéo dài có nguy hiểm không?

Đau dạ dày kèm tiêu chảy là tình trạng phổ biến, thường tái phát và kéo dài mãn tính. Khác với tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa, tình trạng này có thể gây biến chứng nếu người bệnh không kiểm tra, thăm khám và điều trị kịp thời.

Suy nhược cơ thể

Hoạt động tiêu hóa kém có thể làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, dẫn đến giảm cân bất thường và tăng nguy cơ suy nhược cơ thể. Đau dạ dày và suy nhược cơ thể thường xảy ra đồng thời, tạo ra vòng luẩn quẩn khi cơ thể mệt mỏi sẽ khiến các triệu chứng đau dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn, và ngược lại, đau dạ dày cũng có thể gây mệt mỏi và suy nhược. 

Cơ thể bị suy nhược khi bị đau dạ dày tiêu chảy

Cơ thể bị suy nhược khi bị đau dạ dày tiêu chảy

Khi đau dạ dày kèm tiêu chảy kéo dài, người bệnh có thể gặp khó khăn trong sinh hoạt và công việc, giảm khả năng tập trung, mệt mỏi, và hiệu suất làm việc suy giảm do tiêu chảy nhiều lần, thậm chí có thể kèm sốt.

Ảnh hưởng rất nhiều đến công việc và cuốc ôngs

Tiêu chảy và đi ngoài kéo dài có ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và công việc. Người bị đau dạ dày kèm theo triệu chứng này thường khó tập trung, cảm thấy mệt mỏi, và hiệu suất làm việc suy giảm đáng kể.

Nguy cơ bị xuất huyết đường tiêu hóa

Khi đi ngoài quá nhiều lần, đặc biệt là trong trường hợp tiêu chảy kéo dài, việc co bóp liên tục của cơ bụng và sự kích thích lên niêm mạc ruột kết có thể gây tổn thương. Áp lực này làm tăng khả năng vỡ các tĩnh mạch trong ruột, dẫn đến tình trạng xuất huyết tiêu hóa. Điều này có thể gây ra các triệu chứng như phân có máu, mệt mỏi, và nếu không được điều trị kịp thời, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. 

Bệnh đau dạ dày nặng có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày 

Bệnh đau dạ dày nặng có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày

Tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ

Bệnh trĩ thường xuất phát từ táo bón mãn tính không được kiểm soát. Tuy nhiên, ở những người bị tiêu chảy kéo dài, tình trạng này cũng có thể gây áp lực lớn lên trực tràng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Tìm hiểu: Đau dạ dày uống gì giảm đau? Gợi ý 7 đồ uống

4. 2 Cách chữa đau dạ dày tiêu chảy

Đau dạ dày thường có thể ảnh hưởng đến vùng đầu, làm bạn bị đau đầu tiêu chảy. Tình trạng này dễ làm cho người bệnh bị kiệt sức, mệt mỏi và chán ăn. Để chữa tình trạng đau bao tử tiêu chảy, bạn có thể áp dụng các cách sau đây: 

Tăng cường bù nước và điện giải cho cơ thể

Tăng cường bù nước và điện giải là bước quan trọng nhất trong điều trị đau bao tử tiêu chảy, đặc biệt đối với trẻ em và người cao tuổi vì tiêu chảy làm mất nhiều nước trong cơ thể. Có thể sử dụng oresol hoặc dung dịch bù nước và điện giải theo hướng dẫn của bác sĩ. Bạn có thể áp dụng cách này để điều trị đau dạ dày tiêu chảy tại nhà giúp tiết kiệm thời gian. 

Bù nước và điện giải cho cơ thể

Bù nước và điện giải cho cơ thể

Điều trị theo nguyên nhân

Điều trị nguyên nhân đau dạ dày tiêu chảy phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể:

  • Nhiễm khuẩn: Dùng thuốc kháng sinh để điều trị
  • Ký sinh trùng: Sử dụng thuốc chống ký sinh trùng để giúp cơ thể được khỏe mạnh hơn.
  • Dị ứng: Dùng thuốc chống dị ứng.

Nếu gặp tác dụng phụ từ thuốc như đau đầu tiêu chảy, dị ứng thì nên ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ.

Tham khảo: Nội soi dạ dày ở đâu tốt? Gợi ý 10+ địa chỉ uy tín

Chữa trị bệnh lý nguyên nhân

Đau dạ dày thường là triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng và hội chứng Zollinger-Ellison. Việc điều trị bệnh lý nguyên nhân giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và giảm các triệu chứng như tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng. Người bệnh cần thăm khám chuyên khoa và thực hiện chẩn đoán theo hướng dẫn của bác sĩ để xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.

Điều trị triệu chứng

Điều trị triệu chứng đau dạ dày tiêu chảy bao gồm:

  • Giảm đau, chống co thắt dạ dày: Sử dụng paracetamol, ibuprofen.
  • Chống tiêu chảy: Sử dụng loperamid, smecta.
  • Bổ sung men vi sinh: Hỗ trợ tiêu hóa và cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột.

Chăm sóc bản thân (Đau dạ dày tiêu chảy nên ăn gì)

Chăm sóc bản thân khi bị đau dạ dày kèm tiêu chảy bao gồm:

  • Nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đủ giấc để phục hồi sức khỏe.
  • Uống nhiều nước và oresol để bù lại lượng nước và điện giải bị mất.
  • Ăn thức ăn mềm, nhuyễn, dễ tiêu hóa như cháo, súp, cơm trắng, thịt nạc, rau xanh.
  • Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để hỗ trợ hệ tiêu hóa.
  • Tránh ăn thức ăn cay nóng, đồ chiên xào có chứa nhiều dầu mỡ, đồ chua, đồ sống, vì chúng có thể làm bệnh nặng thêm. Đặc biệt khi ăn các loại thực phẩm này, bạn sẽ dễ bị tiêu chảy đau hậu môn
Chú ý đến chế độ dinh dưỡng để chăm sóc bản thân thật tốt

Chú ý đến chế độ dinh dưỡng để chăm sóc bản thân thật tốt

Xem thêm: 7 loại thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả tốt hiện nay

5. Đau dạ dày tiêu chảy khi nào cần gặp bác sĩ? Khám ở đâu

Khi bị tiêu chảy đau hậu môn, đau dạ dày kèm theo các triệu chứng đi ngoài nhiều, bạn nên thăm khám bác sĩ để được điều trị sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm về sau.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Đau dạ dày kèm tiêu chảy và đi ngoài có thể là dấu hiệu của ung thư dạ dày hoặc xuất huyết tiêu hóa. Cần gặp bác sĩ khi có các triệu chứng như đi ngoài hơn 3 lần/ngày, phân có máu hoặc màu đen, buồn nôn và nôn mửa liên tục, sụt cân bất thường, nôn ra máu hoặc dịch màu cà phê, và mệt mỏi đột ngột. Đây là những tình trạng nghiêm trọng cần được thăm khám và điều trị kịp thời.

Khi thấy cơ thể có nhiều dấu hiệu của bệnh đau dạ dày, nên đi khám để được điều trị sớm 

Khi thấy cơ thể có nhiều dấu hiệu của bệnh đau dạ dày, nên đi khám để được điều trị sớm

Khám đau dạ dày tiêu chảy ở đâu?

Tổ hợp Y tế MEDIPLUS là một địa chỉ uy tín trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, điều trị đau dạ dày hiệu quả tại Hà Nội. Cơ sở y tế này ứng dụng công nghệ hiện đại trong quy trình khám chữa bệnh, từ hệ thống đặt lịch trực tuyến đến việc sử dụng các thiết bị tiên tiến giúp tối ưu hóa thời gian chẩn đoán và mang đến kết quả chính xác. MEDIPLUS còn chú trọng xây dựng môi trường chăm sóc thân thiện, tận tâm, đảm bảo sự thoải mái và bảo vệ thông tin cá nhân của bệnh nhân.

MEDIPLUS là địa chỉ khám và điều trị đau dạ dày chất lượng, uy tín

MEDIPLUS là địa chỉ khám và điều trị đau dạ dày chất lượng, uy tín

6. Lời khuyên phòng ngừa đau dạ dày tiêu chảy 

Để phòng ngừa tình trạng đau thượng vị tiêu chảy, đau dạ dày kèm tiêu chảy, bạn cần lưu ý vài điều như sau: 

Chú ý ăn uống hợp vệ sinh, thực phẩm rõ nguồn gốc

Ngoài việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ, người bệnh cần thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống để kiểm soát triệu chứng đau dạ dày và tiêu chảy. Nên bổ sung các thực phẩm dễ tiêu hóa như sữa chua, trái cây, trứng, ngũ cốc, cá và uống nhiều nước. 

Duy trì thói quen ăn uống đúng giờ, chia bữa ăn thành các bữa nhỏ, ăn tối trước 20 giờ và tránh thức khuya, ăn uống bừa bãi. Hạn chế thực phẩm cay nóng, chiên xào, nhiều đường, cà phê, rượu bia. Ngoài ra, cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, giảm căng thẳng và duy trì vận động hàng ngày từ 15 – 30 phút để hỗ trợ hệ tiêu hóa và nâng cao sức khỏe.

Nên chọn các loại thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng

Nên chọn các loại thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng

Không sử dụng rượu bia vì các thực phẩm này sẽ làm tình trạng bệnh càng nặng thêm, làm bạn dễ bị đau thượng vị tiêu chảy. Nên chọn các thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không ăn uống đồ trôi nổi để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Vệ sinh cá nhân (Thường xuyên rửa tay)

Để duy trì sức khỏe và phòng ngừa các vấn đề tiêu hóa hoặc các bệnh lý khác, bạn nên thực hiện các biện pháp sau đây:

  • Vệ sinh cá nhân (Thường xuyên rửa tay): Rửa tay sạch sẽ với xà phòng và nước sạch trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, và sau khi tiếp xúc với các bề mặt công cộng hoặc vật dụng có thể bị nhiễm khuẩn. Điều này giúp giảm nguy cơ lây nhiễm các bệnh đường ruột, cảm cúm và các bệnh truyền nhiễm khác. Sử dụng nước rửa tay khô chứa cồn khi không có xà phòng và nước, đặc biệt là khi ở ngoài trời hoặc trong môi trường công cộng.
  • Tuyệt đối không ăn thức ăn ôi thiu: Tránh ăn thực phẩm đã qua ngày, không bảo quản đúng cách hoặc có dấu hiệu hư hỏng. Những loại thực phẩm này có thể chứa vi khuẩn, nấm mốc hoặc vi rút, gây ngộ độc thực phẩm hoặc các bệnh lý liên quan đến tiêu hóa. Khi mua sắm thực phẩm, hãy kiểm tra kỹ ngày hết hạn, điều kiện bảo quản và bao bì sản phẩm để đảm bảo chúng an toàn khi sử dụng.
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng thuốc mà bác sĩ đã chỉ định. Không tự ý thay đổi liều dùng hoặc ngừng thuốc khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ, vì có thể dẫn đến tác dụng phụ hoặc giảm hiệu quả điều trị. Nếu trong quá trình điều trị bạn cảm thấy bất kỳ sự thay đổi bất thường nào về sức khỏe, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức để được tư vấn và điều chỉnh phác đồ điều trị.
  • Khám sức khỏe định kỳ (6-12 tháng/lần): Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện kịp thời các bệnh lý tiềm ẩn, như bệnh lý tiêu hóa, tim mạch, tiểu đường hoặc các vấn đề khác mà bạn có thể không nhận thấy trong cuộc sống hàng ngày. Các bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm cơ bản và đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát của bạn, từ đó đề ra những lời khuyên hoặc phương án điều trị nếu cần thiết. Việc khám sức khỏe định kỳ là rất quan trọng, đặc biệt đối với những người có tiền sử gia đình mắc các bệnh lý nghiêm trọng hoặc người có nguy cơ cao mắc bệnh.

Đau dạ dày tiêu chảy là bệnh lý khá phổ biến ở mọi lứa tuổi. Nếu không được điều trị từ sớm, bệnh có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Nếu thấy cơ thể có các triệu chứng bất thường như vừa đau dạ dày, vừa kèm sốt và tiêu chảy, bạn nên đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị. Để đặt lịch khám với bác sĩ tiêu hóa giỏi của MEDIPLUS bạn liên hệ tổng đài: 1900.3366 để được hỗ trợ tốt nhất.

*Lưu ý:  Bài viết  không thay thế cho khám chẩn đoán, và điều trị y khoa với bác sĩ.

5/5 - (1 bình chọn)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Đau dạ dày nên uống nước ép gì? Gợi ý 6 loại 

    Khi bị đau dạ dày, chúng ta cần để đường tiêu hóa được nghỉ ngơi. Một chế độ ăn uống với nước ép là cách…

    23 Th11, 2024
    1.7K

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đau dạ dày có ăn được cà tím không? 4 nhóm người cần kiêng

    Cà tím là một loại rau củ quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày, chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên,…

    22 Th9, 2024
    1.2K

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    [Gợi ý] 6 Cách chữa dạ dày bằng dừa và nghệ tại nhà

    Dừa và nghệ là hai nguyên liệu thiên nhiên không chỉ quen thuộc trong ẩm thực mà còn có tác dụng hỗ trợ điều trị…

    14 Th9, 2024
    7.4K

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Uống thuốc trào ngược dạ dày vào lúc nào? 4 Lưu ý

    Việc sử dụng thuốc để kiểm soát trào ngược dạ dày là rất quan trọng, nhưng uống thuốc trào ngược dạ dày vào lúc nào…

    02 Th1, 2025
    562

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám