3 Cách chữa bàn chân bẹt ở trẻ em và 4 cách tập tại nhà

Cập nhật 05/03/2025

124

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp

Làm sao nhận biết trẻ bị hội chứng bàn chân bẹt cũng như cách chữa bàn chân bẹt ở trẻ em như thế nào? Chi phí của mỗi phương pháp ra sao. Hãy cùng Tổ hợp y tế Mediplus tìm hiểu ngay.

1. Dấu hiệu và 3 cách nhận biết bàn chân bẹt ở trẻ em

Những dấu hiệu và cách nhận biết bé bị bàn chân bẹt sớm:

Dấu hiệu nhận bàn chân bẹt ở trẻ em

Cách nhận biết những dấu hiệu trẻ em bị bàn chân bẹt khá đơn giản. Phụ huynh chú ý quan sát các dấu hiệu rõ rệt nhất như sau:

  • Vòm bàn chân của trẻ không có sự nâng đỡ tự nhiên, diện tích tiếp với mặt đất khi trẻ đứng là toàn bộ bàn chân.
  • Trẻ hay có cảm giác đau hoặc mỏi chân đặc biệt là khi đi bộ lâu hoặc chạy nhảy.
  • Bên cạnh đó, bàn chân của trẻ có thể nghiêng vào bên trong làm tăng áp lực của cơ thể lên các cơ và khớp xương.

Khi phát hiện hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ sơ sinh thì phụ huynh nên cho trẻ đi khám và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để xác định tình trạng của trẻ và có phương pháp điều trị kịp thời.

Cấu trúc xương bàn chân bình thường và bàn chân bẹt

Cấu trúc xương bàn chân bình thường và bàn chân bẹt

Xem thêm: Bàn chân bẹt ở người lớn: 3 cách chữa, 3 cách phòng ngừa

2. 3 Cách nhận biết bàn chân bẹt ở trẻ em 

In dấu chân trẻ lên nền gạch (dùng nước màu an toàn)

Bạn có thể nhận biết bàn chân bẹt ở trẻ bằng cách đặt bàn chân của trẻ lên nước màu (dùng phẩm màu an toàn) hoặc cũng có thể dùng nước vo gạo. Sau đó, có đặt bàn chân lên bìa, giấy trắng, gạch hoặc bất kỳ mặt phẳng nào để bạn quan sát được dấu chân của trẻ.

Nếu nguyên bàn chân của trẻ in rõ ràng lên bề mặt phẳng thì khả năng cao là trẻ đã mắc hội chứng bàn chân bẹt. Còn nếu dấu chân của trẻ có khoảng trống nhỏ ở giữa, hình vòm cong thì cấu trúc chân trẻ hoàn toàn bình thường.

Quan sát nhận biết trẻ bị bàn chân bẹt

Quan sát nhận biết trẻ bị bàn chân bẹt

Cho trẻ dẫm chân lên cát

Thay vì lấy dấu chân bằng nước màu thì cha mẹ có thể cho con dẫm chân lên cát. Nếu vùng cát lún hình bàn chân có đường cong nghĩa là chân trẻ bình thường, còn nếu bàn chân dồn xuống cát thì rất có thể trẻ đã mắc hội chứng bàn chân bẹt.

Cho ngón tay luồn trực tiếp xuống dưới gan bàn chân trẻ

Cha mẹ có thể đưa ngón tay vào dưới gan bàn chân của trẻ. Nếu bàn chân bình thường thì gan bàn chân sẽ có vùng võng nhỏ và ngon tay sẽ đưa vào được. Tuy nhiên đối với trẻ bị bàn chân bẹt thì khe hở này không tồn tại nên dùng tay không thể luồn dưới chân của trẻ được.

Nếu những cách kiểm tra trên mà cho kết quả chưa rõ ràng thì phụ huynh nên đưa trẻ đi khám bác sĩ sớm để có những phương pháp kiểm tra sâu hơn. Từ đó bác sĩ có thể kết luận trẻ có thực sự mắc hội chứng bàn chân bẹt hay không và có phác đồ điều trị cụ thể.

2. Bàn chân bẹt ở trẻ có gây nguy hiểm không?

Tình trạng bàn chân bẹt không chỉ mang ảnh hưởng đến cấu trúc xương khớp của bàn chân mà còn gây nhiều tác động tiêu cực lên các bộ phận khác như đầu gối, thắt lưng và hông,…Từ đó, có thể trẻ có nhiều khó khăn trong quá trình phát triển, làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Chình vì vậy, các bậc phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám để có biện pháp can thiệp và điều trị phù hợp.

Biến dạng về cấu trúc xương khớp khi bị bàn chân bẹt có thể dẫn đến một số vấn đề về sức khoẻ như:

Viêm khớp mắt cá chân

Mắt cá chân là một trong những bộ phận chịu tác động trực tiếp của phản lực từ mặt đất khi vòm chân phát triển không bình thường. Nếu tình trạng kéo dài có thể làm tổn thương khớp và những mô mềm xung quanh dẫn đến viêm.

Thoái hoá khớp gối

Thoái hoá khớp gối phần lớn do tuổi tác tuy nhiên bệnh này cũng là 1 biến chứng có thể phát sinh do hội chứng bàn chân bẹt. Do xương cổ chân của người bị bàn chân bẹt có xu hướng đổ vào trong hoặc ra ngoài. Tình trạng này sẽ gây ảnh thưởng tới cấu trúc xương khớp khác, bao gồm cả khớp gối, nếu không chữa trị kịp thời có thể gây thoái hoá khớp gối ở cả người trẻ tuổi.

Cong vẹo cột sống

Khi bị bàn chân bẹt có thể gây biến dạng cấu trúc xương từ đó có nguy cơ tác động đến cột sống. Điều này khiến cột sống phát triển bất thường, nếu để lâu sẽ gây cong vẹo cột sống. Tình trạng cong vẹo cột sống theo thời gian có thể ngày càng nghiêm trọng, gây cản trở công việc và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Một số vấn đề khác

Bên cạnh các vấn đề trên thì người bị bàn chân bẹt nếu không điều trị sớm có thể dẫn đến các rủi ro sức khoẻ như biến dạng ngón chân cái, ngón chân hình búa, viêm bao hoạt dịch ngón cái,…

Cần điều trị bàn chân bẹt sớm để hạn chế các biến chứng

3. Khi nào trẻ nên đi khám chuyên khoa về bàn chân bẹt?

Bàn chân với chức năng nâng đỡ toàn bộ cơ thể nên nếu chậm trễ trong việc điều trị bàn chân bẹt thì có thể dẫn đến hậu quả khó lường. Trẻ em nếu nghi ngờ nên được thăm khám sớm để quá trình điều trị đơn giản và hiệu quả hơn. Đặc biệt đối với trẻ từ 3 đến 7 tuổi là độ tuổi vàng để điều trị bàn chân bẹt. Sau khi được điều trị đúng cách, trẻ sẽ có cuộc sống bình thường, không bị hạn chế trong các hoạt động. Từ sau độ tuổi này cho đến 12 tuổi việc tạo vòm chân mang lại hiệu quả thấp và cần nhiều thời gian để điều trị hơn đặc biệt là khi mang đế chỉnh hình.

Tránh việc bỏ lỡ giai đoạn vàng này thì phụ huynh cần cho trẻ đi chữa trị càng sớm càng tốt nếu có dấu hiệu bàn chân bẹt.

4. 3 Cách điều trị bàn chân bẹt ở trẻ em

Những biện pháp điều trị bàn chân bẹt ở trẻ em:

Sử dụng giày/đế chỉnh hình bàn chân

Phương pháp sử dụng đế chỉnh hình trong điều trị bàn chân bẹt là phương pháp an toàn, hiệu quả để điều trị bàn chân bẹt khi phát hiện sớm ở trẻ nhỏ.

Đế chỉnh hình là một dụng cụ hỗ trợ đặc biệt, được thiết kế riêng theo kích thước bàn chân của mỗi bé. Dụng cụ này sẽ được đặt vào giày hoặc dép nhằm mục đích tái tạo vòm bàn chân và ngăn ngừa các biến chứng do bàn chân bẹt gây ra.

Đối với trẻ từ 3 – 7 tuổi, nếu thường xuyên mang đế chỉnh hình thì cấu trúc bàn chân có thể thay đổi và trở về vị trí cân bằng. Còn trẻ từ 7 đến 12 tuổi thì hiệu quả tạo vòm bàn chân sẽ thấp hơn và trẻ cần mang đế chỉnh hình trong thời gian dài hơn.

Đế chỉnh hình cần được thiết kế riêng cho từng trẻ nên phụ huynh không nên tự ý mua đế bán sẵn. Thậm chí có những trẻ 2 chân có độ cao lệch nhau khoảng vài milimet, thì đế chỉnh hình của 2 chân cũng cần khác nhau. Nếu đế chỉnh hình không chuẩn thì sẽ khiến lõm bàn chân của trẻ quá nông hoặc quá sâu. Từ đó kết quả điều trị không hiệu quả. Vì vậy cần đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để thiết kế đế bàn chân phù hợp nhất.

Đế chỉnh hình cần được thiết kế riêng cho từng người

Đế chỉnh hình cần được thiết kế riêng cho từng người

Phẫu thuật bàn chân bẹt

Phẫu thuật là một trong những cách chữa bàn chân bẹt ở trẻ em hiện nay. Tuy nhiên phương pháp này sẽ không được bác sĩ khuyến khích cho trẻ dưới 8 tuổi hoặc bị hội chứng bàn chân bẹt ít nghiêm trọng. Vì trong phẫu thuật có tiềm ẩn nhiều rủi ro và cần thời gian hồi phục nhiều.

Phẫu thuật bàn chân bẹt được khuyến cáo trong trường hợp trẻ gặp vấn đề dị tật quá nặng, cấu trúc xương biến dạng nhiều và nghiêm trọng. Đặc biệt ba mẹ nên đưa trẻ đi kiểm tra nếu có dấu hiệu bị hội chứng bàn chân bẹt sớm để điều trị trong độ tuổi vàng. Từ đó mang lại hiệu quả cao nhất, giảm khả năng phải phẫu thuật.

Phẫu thuật bàn chân bẹt cần có chỉ định của bác sĩ

Rèn luyện bài tập – cách điều trị bàn chân bẹt tại nhà

Lăn chân với một trái bóng tennis hoặc golf

Các bước thực hiện bài tập lăn chân với bóng như sau:

  • Tư thế ngồi vững trên ghế và đặt một quả bóng tennis hoặc bóng golf dưới lòng bàn chân trái hoặc chân phải.
  • Dùng chân để lăn bóng, tập trung bóng vào khu vực vòm bàn chân. Chú ý luôn duy trì tư thế ngồi thẳng lưng.
  • Thực hiện thao tác trên trong vòng 2 – 3 phút rồi đổi bóng sang chân phải và lặp lại bài tập.

Nâng vòm bàn chân:

Các tư thế thực hiện động tác nâng vòm chân như sau:

  • Đứng thẳng người, mở rộng hai chân bằng vai
  • Dời trọng lượng cơ thể lên phần ngoài rìa của bàn chân rồi nâng vòm bàn chân lên cao nhất có thể. Trong quá trình này các ngón chân phải cần tiếp xúc với mặt đất trong suốt quá trình luyện tập.
  • Lặp lại động tác như trên từ 10 đến 15 lần.
  • Thực hiện lần lượt 2 bài tập trên để điều trị bàn chân bẹt tại nhà, mỗi lần tập khoảng 1 – 2 lần.

Tập luyện cơ bắp chân

Các bước thực hiện động tác:

  • Bắt đầu với tư thế đứng thẳng và 2 tay đặt lên hông.
  • Bước tiếp theo nhón người lên hết mức có thể. Bạn có thể dùng ghế hoặc tường để giữ cơ thể thăng bằng.
  • Giữ yên tư thế trong vòng 5 giây rồi hạ gót chân xuống như cũ.
  • Mỗi đợt thực hiện từ 10 – 15 lần, làm đều trong vòng 2 – 3 đợt.

Lăn chân với khăn

Các bước thực hiện động tác lăn chân với khăn như sau:

  • Ngồi vững trên ghế và trải một tấm khăn dưới lòng bàn chân.
  • Ghì chặt gót chân xuống sàn đồng thời uốn cong các đầu ngón chân để chà lên khăn.
  • Dùng lực để nâng vòm bàn chân lên trong lúc chà khăn. Lưu ý rằng phần xương khớp ngón chân luôn tiếp xúc với khăn.
  • Duy trì động tác trong vài giây rồi tạm nghỉ.
  • Cần thực hiện lập lại cho mỗi chân khoảng 10 – 15 lần.
Tập vật lý trị liệu để điều trị bàn chân bẹt

Tập vật lý trị liệu để điều trị bàn chân bẹt

5. Điều trị bàn chân bẹt cho trẻ, bố mẹ nên và không nên làm gì?

Khi điều trị bàn chân bẹt cho trẻ bố mẹ cần lưu ý rằng:

  • Tránh cho bé đi giày đế bằng (sandals, dép tông…) bởi phần đế của những loại giày này không có khả năng hỗ trợ vòm bàn chân tốt.
  • Không tự ý cho bé dùng thuốc giảm đau vì sẽ không điều trị được hết nguyên nhân cốt lõi của tình trạng bệnh.
  • Hướng dẫn và khuyến khích bé tập vật lý trị liệu tại nhà: Trẻ thỉnh thoảng có thể quên hoặc xao nhãng đi việc luyện tập dẫn đến không tập vật lý trị liệu thường xuyên được. Vì vậy phụ huynh cần hỗ trợ cho trẻ.
  • Cho trẻ mang giày có đế chỉnh hình: Việc mang đế chỉnh hình sẽ giúp việc điều trị nhanh chóng và hiệu quả vì vậy trẻ cần phối hợp thực hiện.

6. 5 Lưu ý trong điều trị hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ em

Nhiều người nghĩ rằng bàn chân bẹt do là sự bất thường của cấu trúc chân và cần phải phẫu thuật mới có thể chữa được. Tuy nhiên, phẫu thuật được xem là biện pháp cuối cùng nếu các phương pháp điều trị vật lý trị liệu không có hiệu quả. Bởi lẽ khi can thiệp phẫu thuật thì sẽ gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác và gây nhiều nguy cơ hơn. Vì vậy vật lý trị liệu vẫn được ưu tiên áp dụng.

Khi cho trẻ tập vật lý trị liệu các bậc phụ huynh cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Chọn bài tập phù hợp với trẻ theo sự tư vấn của các bác sĩ chuyên môn.
  • Không để trẻ thực hiện các động tác quá sức hoặc các dụng cụ nắn chỉnh có tác động mạnh vào xương.
  • Trẻ cần tập luyện thường xuyên, kiên trì đều đặn để có kết quả tốt nhất.
  • Không để trẻ khiêng vác các vật dụng nặng.
  • Bổ sung dinh dưỡng hợp lý trong khẩu phần ăn để trẻ có cân nặng phù hợp, hạn chế béo phì để không gây áp lực lên chân.

Các bài tập vật lý trị liệu hỗ trợ vật lý trị liệu sẽ giúp cải thiện tốt hội chứng này ở trẻ em nếu trẻ tập sớm và kiên trì. Khi cho trẻ tập phụ huynh cần giám sát để đảm bảo trẻ thực hiện một cách nghiêm túc, bài bản để quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng, an toàn.

7. Giải đáp thắc mắc khi chữa bàn chân bẹt ở trẻ

Bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ có cần phải điều trị không?

Bàn chân bẹt ở trẻ là một hội chứng cần được điều trị sớm để không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động sau này của trẻ. Vì vậy, phụ huynh cần quan sát nếu thấy trẻ có những bất thường ở bàn chân thì cần đi khám sớm để được chữa trị kịp thời, hạn chế biến chứng về sau.

Điều trị bàn chân bẹt bao lâu thì bình thường được?

Nếu bạn điều trị bàn chân bẹt cho trẻ từ khi bé 3-5 tuổi, bé bắt đầu bằng đế chỉnh hình kết hợp với việc rèn luyện thể chất khoa học thì đến 7 tuổi vòm chân bé sẽ được tái tạo bình thường. Còn những trường hợp nặng có thể cần mang đế chỉnh hình đến năm 10 – 11 tuổi.

Điều trị bàn chân bẹt tốn bao nhiêu tiền?

Tuỳ vào việc bạn dùng phương pháp nào để điều trị bàn chân bẹt mà chi phí điều trị sẽ khác nhau. Phương pháp phẫu thuật sẽ có chi phí cao nhất dao động từ 10.000.000 đến 50.000.000 đồng phụ thuộc vào mức độ phức tạp và các cơ sở y tế khác nhau.

Khám bàn chân bẹt cho trẻ tại các cơ sở uy tín để đảm bảo điều trị hiệu quả

Trên đây là những cách chữa bàn chân bẹt ở trẻ em cùng những lưu ý cho bố mẹ khi điều trị bàn chân bẹt cho trẻ. Hy vọng bài viết mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích về hội chứng bàn chân bẹt cũng như giải đáp những vấn đề bạn đang gặp phải về bàn chân bẹt nhé.

**Lưu ý: Bài viết là các kiến thức được chia sẻ, không thay thế cho khám với bác sĩ và điều trị y khoa. 

5/5 - (1 bình chọn)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Trào ngược dạ dày có tự khỏi không? 5 Lưu ý khi chữa bệnh 

    Trào ngược dạ dày là một bệnh lý phổ biến liên quan đến hệ tiêu hóa, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.…

    16 Th12, 2024
    235

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Thực đơn cho người bệnh gout và tiểu đường: 3 nhóm nên ăn và nên tránh

    Cả bệnh gout và tiểu đường đều là những căn bệnh khó điều trị và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Do đó,…

    25 Th12, 2024
    2.1K

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Bàn chân bẹt: 2 Nguyên nhân và 3 cách chữa

    Bàn chân bẹt, còn được gọi là vòm bàn chân sụp xuống, khiến toàn bộ lòng bàn chân chạm đất, dẫn đến khó chịu và…

    18 Th12, 2024
    390

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Kéo giãn cột sống: 3 Phương pháp và 2 Lưu ý

    Kéo giãn cột sống là một phương pháp vật lý trị liệu hiệu quả, giúp giảm đau, cải thiện sự linh hoạt và hỗ trợ…

    29 Th11, 2024
    577

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám