Trào ngược dạ dày gây đau lưng: 3 Nguyên nhân và 3 Cách chữa

Cập nhật 13/04/2025

28

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Tiêu hóa

Đau lưng, đau mỏi vai gáy là bệnh lý thường gặp ở nhiều người. Một trong những nguyên nhân gây đau lưng là do bị trào ngược dạ dày. Vậy nguyên nhân khiến bệnh trào ngược dạ dày gây đau lưng là do đâu? Điều trị ra sao để bệnh mau khỏi? Cùng MEDIPLUS tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây. 

1. Nhận biết đau lưng ở người bị trào ngược dạ dày thế nào?

Đau lưng là vấn đề phổ biến về xương khớp, không phải lúc nào cũng do trào ngược dạ dày thực quản. Nguyên nhân có thể là sai tư thế, lao động quá sức, bệnh cột sống hoặc loãng xương. Nếu đau lưng do trào ngược, thường kèm theo đau thượng vị, buồn nôn, ợ nóng, chướng bụng. 

Nhận biết trào ngược dạ dày gây đau lưng qua các cơn đau âm ỉ

Nhận biết trào ngược dạ dày gây đau lưng qua các cơn đau âm ỉ

Trào ngược dạ dày gây đau lưng thì các cơn đau thường xuất hiện sau khi ăn, kéo dài nhiều giờ, ban đầu đau nhói rồi lan tỏa khắp lưng. Nếu không điều trị, trào ngược có thể gây tổn thương mô mềm vĩnh viễn và tăng nguy cơ ung thư thực quản, ung thư vòm họng.

2. 3 Nguyên nhân trào ngược dạ dày gây đau lưng và một số yếu tố nguy cơ

Có rất nhiều nguyên nhân trào ngược dạ dày gây đau lưng, đau mỏi vai gáy, phổ biến nhất là các nguyên nhân sau đây: 

Nguyên nhân của bệnh trào ngược dạ dày gây đau lưng

Các nguyên nhân chính khiến tình trạng trào ngược dạ dày gây đau lưng, đau vai là: 

  • Axit clohydric kích ứng và phá hủy sợi thần kinh: Axit Clohydric từ dạ dày trào ngược có thể gây tổn thương dây thần kinh ở ngực, vai và lưng trên, dẫn đến cơn đau kéo dài với cường độ khác nhau. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng này có thể gây tổn thương vĩnh viễn đến dây thần kinh và mô mềm. 
  • Tư thế ngủ khi bị trào ngược axit: Người bị trào ngược dạ dày thực quản thường được khuyên ngủ với tư thế kê cao đầu để ngăn axit trào ngược, đặc biệt vào ban đêm. Tuy nhiên, tư thế này có thể gây đau lưng do làm căng cơ và dây thần kinh ở lưng, vai, cổ. Nếu không điều chỉnh phù hợp, nó còn làm tăng nguy cơ đau vai và đau cổ. Đây là nguyên nhân trào ngược dạ dày gây đau vai, cổ, gáy thường gặp. 
  • Nôn nhiều: Nôn nhiều không chỉ gây ra cảm giác mệt mỏi, mà còn có thể là nguyên nhân dẫn đến đau lưng. Khi nôn, các cơ bụng và lưng phải co thắt mạnh, tạo ra một áp lực lớn lên cột sống và các cơ xung quanh. Điều này có thể dẫn đến cảm giác đau nhức ở vùng lưng, đặc biệt là ở lưng trên.
Ngủ sai tư thế hoặc nôn nhiều cũng làm bạn bị đau lưng khi trào ngược dạ dày

Ngủ sai tư thế hoặc nôn nhiều cũng làm bạn bị đau lưng khi trào ngược dạ dày

Một số yếu tố nguy cơ trào ngược dạ dày gây đau lưng

Trào ngược dạ dày thực quản không chỉ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa mà còn có thể gây đau lưng, đặc biệt nếu tình trạng trào ngược kéo dài. Dưới đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ trào ngược, từ đó dẫn đến đau lưng:

  • Thừa cân, béo phì: Một trong những nguy cơ khiến bạn bị trào ngược dạ dày gây đau lứng là do thừa cân. Những người thừa cân thường có nguy cơ cao bị trào ngược dạ dày gây đau lưng do lượng mỡ thừa tạo áp lực lớn lên ổ bụng, đẩy axit dạ dày lên thực quản. Khi axit trào ngược liên tục, các dây thần kinh ở vùng ngực, vai và lưng trên có thể bị kích thích, gây cảm giác đau nhức lan tỏa.
  • Mang thai: Trong thai kỳ, tử cung ngày càng lớn sẽ chèn ép lên dạ dày, làm tăng nguy cơ trào ngược. Đồng thời, sự thay đổi hormone cũng khiến cơ thắt thực quản dưới hoạt động kém hiệu quả, khiến axit dễ dàng trào ngược hơn. Nhiều bà bầu bị đau lưng do áp lực của thai nhi lên cột sống, nhưng nếu kèm theo trào ngược, cơn đau có thể trở nên dữ dội hơn. Phụ nữ có thai dễ bị trào ngược dạ dày gây đau lưng. 
  • Sử dụng rượu bia, cà phê, nước có ga: Các loại đồ uống như rượu, bia, cà phê và nước có ga có thể làm giãn cơ thắt thực quản dưới, khiến axit dạ dày dễ trào ngược lên trên. Khi tình trạng này kéo dài, các mô mềm và dây thần kinh ở thực quản bị kích thích liên tục, dẫn đến đau vùng lưng trên và giữa. Đây là nguy cơ trào ngược dạ dày gây đau vai, đau lưng khá phổ biến. 
  • Chế độ ăn uống không hợp lý: Ăn nhiều đồ cay, chua, nhiều dầu mỡ, những thực phẩm này làm tăng tiết axit dạ dày, gây kích ứng niêm mạc dạ dày và làm trầm trọng hơn tình trạng trào ngược. Khi ăn quá nhiều hoặc nằm ngay sau khi ăn, dạ dày sẽ bị áp lực đẩy axit lên thực quản, dễ dẫn đến đau lưng do sự kích thích dây thần kinh.
  • Hút thuốc lá: Trào ngược dạ dày gây đau vai gáy thường là do hút thuốc lá nhiều. Chất nicotin trong thuốc lá làm giãn cơ thắt thực quản dưới, khiến axit dễ dàng trào ngược. Ngoài ra, hút thuốc còn gây viêm loét niêm mạc dạ dày, làm tổn thương mô mềm và dây thần kinh, dẫn đến đau lưng kéo dài.
  • Căng thẳng, stress kéo dài: Căng thẳng thần kinh làm tăng tiết cortisol, từ đó kích thích dạ dày tiết nhiều axit hơn. Nếu tình trạng này kéo dài, trào ngược dạ dày có thể trở nên nghiêm trọng, gây đau tức vùng ngực, lưng và vai gáy.
  • Ngủ sai tư thế: Những người bị trào ngược dạ dày gây đau mỏi vai gáy thường được khuyên ngủ với tư thế kê cao đầu để hạn chế axit trào ngược. Tuy nhiên, nếu tư thế này không đúng cách hoặc kê quá cao, cơ thể sẽ bị mất cân bằng, gây áp lực lên cột sống, làm căng cơ và dây thần kinh vùng lưng, vai, cổ.
Có nhiều nguy cơ khiến bạn bị đau dạ dày gây đau lưng, vai gáy cổ

Có nhiều nguy cơ khiến bạn bị đau dạ dày gây đau lưng, vai gáy cổ

Xem thêm: Trào ngược dạ dày gây ho đờm: 3 Nguyên nhân và 2 Cách chữa

3. Triệu chứng và chẩn đoán đau lưng do trào ngược dạ dày thế nào?

Để có thể chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày gây đau mỏi vai gáy, người bệnh cần nắm rõ các triệu chứng của bệnh. 

Triệu chứng đau lưng do trào ngược dạ dày thế nào

Để nhận biết đau lưng do trào ngược dạ dày, bạn có thể quan sát các triệu chứng sau đây:

  • Cơn đau âm ỉ, khó chịu: Đau có mức độ từ nhẹ đến trung bình, không quá dữ dội nhưng kéo dài, gây cảm giác mệt mỏi. Cơn đau có thể lan sang vùng ngực, vai và cánh tay, đôi khi dễ nhầm lẫn với bệnh tim mạch. Đây là triệu chứng trào ngược dạ dày gây đau lưng phổ biến và dễ gặp nhất. 
  • Đau xuất hiện sau khi ăn: Thường xảy ra sau bữa ăn lớn hoặc khi ăn các thực phẩm dễ kích thích dạ dày như đồ cay nóng, chua, nhiều dầu mỡ. Cơn đau có thể đi kèm với ợ nóng, đầy hơi, buồn nôn.
  • Đau tăng lên khi nằm xuống: Khi bị trào ngược dạ dày gây đau lưng, cơn đau sẽ tăng lên khi nằm xuống. Đặc biệt khi nằm ngửa, axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản, gây áp lực và làm tăng cảm giác đau lưng. Việc thay đổi tư thế hoặc ngủ kê cao gối có thể giúp giảm triệu chứng.
Triệu chứng trào ngược dạ dày gây đau lưng 

Triệu chứng trào ngược dạ dày gây đau lưng

Chẩn đoán đau lưng do trào ngược dạ dày thế nào

Nhiều người khi bị đau lưng trên không nghĩ đến nguyên nhân có thể xuất phát từ trào ngược dạ dày thực quản. Do đó, họ thường bỏ qua các dấu hiệu tiêu hóa khi thăm khám, gây khó khăn cho quá trình chẩn đoán.  

để loại trừ các nguyên nhân khác, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiệm như xét nghiệm máu, chụp X-quang, CT hoặc MRI. Nếu có nghi ngờ trào ngược axit, các phương pháp chẩn đoán chuyên sâu sẽ được thực hiện nhằm đưa ra hướng điều trị phù hợp.

  • Nội soi dạ dày – thực quản: Nội soi là phương pháp quan trọng giúp bác sĩ xác định chính xác tình trạng trào ngược dạ dày gây đau lưng. Trong quá trình này, bác sĩ sẽ sử dụng một ống mềm có gắn camera để đưa vào thực quản, dạ dày qua đường miệng. Hình ảnh thu được giúp quan sát trực tiếp niêm mạc thực quản và dạ dày, phát hiện các tổn thương nếu có. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể thu thập mẫu bệnh phẩm từ niêm mạc dạ dày để phân tích tại phòng thí nghiệm, nhằm đánh giá nguy cơ viêm loét hoặc nhiễm vi khuẩn H. pylori.
  • Đo pH thực quản 24 giờ: Đây là phương pháp giúp bác sĩ xác định chính xác liệu bệnh nhân có bị trào ngược axit hay không, cũng như đo lường tần suất và mức độ nghiêm trọng của tình trạng này. Quá trình thực hiện bao gồm việc gắn một thiết bị cảm biến nhỏ vào thực quản trong vòng 24 giờ. Thiết bị này sẽ liên tục đo độ pH trong thực quản, ghi lại sự thay đổi của axit dạ dày khi bệnh nhân ăn uống, vận động hoặc nằm nghỉ. Dữ liệu thu được sẽ giúp bác sĩ đánh giá mức độ trào ngược và đưa ra hướng điều trị phù hợp.
  • Đo áp lực thực quản: Phương pháp đo áp lực thực quản giúp xác định khả năng hoạt động của cơ vòng thực quản dưới – bộ phận quan trọng trong việc ngăn chặn axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Trong quá trình thực hiện, một ống nhỏ sẽ được đưa vào thực quản để đo áp lực khi cơ vòng thực quản co bóp. Nếu cơ này hoạt động kém hoặc suy yếu, nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản sẽ gia tăng, dẫn đến các triệu chứng khó chịu như ợ nóng, đau rát thượng vị và đau lưng trên.
  • Xét nghiệm Barium chẩn đoán trào ngược dạ dày gây đau lưng: Đây là phương pháp giúp bác sĩ quan sát cấu trúc và hoạt động của thực quản, dạ dày để phát hiện các bất thường có thể gây trào ngược dạ dày thực quản. Người bệnh sẽ được uống một dung dịch chứa Barium – một chất cản quang giúp làm rõ hình ảnh trên X-quang.
Đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán tình trạng trào ngược dạ dày

Đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán tình trạng trào ngược dạ dày

4. 3 Cách điều trị tình trạng trào ngược dạ dày gây đau lưng

Để điều trị trào ngược dạ dày gây đau mỏi vai gáy, đau lưng, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau đây. 

Các biện pháp không dùng thuốc

Trào ngược dạ dày  gây đau lưng chủ yếu do tác động của axit dạ dày lên các sợi thần kinh. Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp cân bằng dịch vị axit, cải thiện rõ rệt tình trạng trào ngược và giảm đau lưng. Những thực phẩm nên bổ sung cho người bệnh trào ngược dạ dày gây đau lưng: 

  • Rau củ quả giàu chất xơ và vitamin: Hỗ trợ tiêu hóa, điều hòa hệ vi sinh đường ruột.
  • Sữa chua: Chứa lợi khuẩn hỗ trợ hệ tiêu hóa, trung hòa axit dạ dày. Nên bổ sung 1 – 2 hộp mỗi ngày để bảo vệ niêm mạc thực quản.
  • Thực phẩm giàu protein, ít béo: Thịt nạc giúp dễ tiêu hóa, không gây áp lực lên dạ dày. Cá béo (cá hồi, cá thu, cá ngừ) chứa omega-3, giúp chống viêm và thúc đẩy lợi khuẩn đường ruột.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên nghỉ ngơi hợp lý, sinh hoạt khoa học và luyện tập thể dục đều độ để bệnh mau khỏi. 

Ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt khoa học để điều trị bệnh

Ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt khoa học để điều trị bệnh

Thuốc điều trị trào ngược dạ dày gây đau lưng 

Trào ngược dạ dày gây đau lưng có thể điều trị bằng thuốc hoặc thực phẩm chức năng. Đông y tác động từ căn nguyên, ít tác dụng phụ nhưng cần thời gian dài. Tây y giảm đau nhanh nhưng không thể dùng lâu dài do nguy cơ tác dụng phụ và khó điều trị dứt điểm.

Phẫu thuật là cách tốt nhất để điều trị trào ngược dạ dày

Phẫu thuật chỉ áp dụng cho trào ngược dạ dày nặng, không đáp ứng điều trị khác. Phổ biến nhất là phẫu thuật Nissen, giúp thắt chặt cơ thắt thực quản dưới để ngăn axit trào ngược. Phẫu thuật Toupet là phương án thay thế, với vòng thắt không bao phủ toàn bộ thực quản dưới.

Phẫu thuật được áp dụng để điều trị trào ngược dạ dày gây đau lưng

Phẫu thuật được áp dụng để điều trị trào ngược dạ dày gây đau lưng

Tìm hiểu: 7 Cách làm sạch họng khi bị trào ngược dạ dày tại nhà

5. Lời khuyên cho các bệnh nhân trào ngược dạ dày gây đau lưng

Nếu bị đau lưng do trào ngược dạ dày, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau để giảm triệu chứng:

  • Nằm nghiêng sang trái khi ngủ: Giúp dạ dày nằm ngang, hạn chế axit trào ngược lên thực quản.
  • Không nằm ngay sau khi ăn: Nằm xuống quá sớm có thể làm tăng nguy cơ trào ngược axit. Hãy đợi ít nhất 2-3 giờ sau ăn mới nằm.
  • Không ăn quá no: Ăn nhiều gây áp lực lên dạ dày, làm tình trạng trào ngược nghiêm trọng hơn. Hãy chia nhỏ bữa ăn.
  • Tránh hút thuốc lá: Thuốc lá làm suy yếu cơ thắt thực quản dưới, khiến axit dễ trào ngược hơn.
  • Kiểm soát căng thẳng: Căng thẳng có thể làm tăng tiết axit dạ dày, khiến trào ngược trầm trọng hơn. Hãy thử thiền, yoga hoặc các hoạt động thư giãn.

Thực hiện những biện pháp này có thể giúp giảm đau lưng và cải thiện tình trạng trào ngược hiệu quả hơn.

6. Khám bệnh tiêu hóa, trào ngược dạ dày gây đau lưng ở đâu tốt

Khoa Tiêu hóa – Tổ hợp Y tế MEDIPLUS đi đầu trong việc trang bị máy móc hiện đại, đội ngũ bác sĩ giỏi và dịch vụ cải tiến. Hệ thống nội soi tiên tiến từ Nhật Bản giúp chẩn đoán chính xác với độ phóng đại 390 lần, camera góc rộng, công nghệ ánh sáng nhuộm màu BLI và bơm khí CO2 an toàn. Nhờ đó, khả năng phát hiện sớm ung thư tiêu hóa đạt đến 99,3%.

Khoa Tiêu hóa – Tổ hợp Y tế MEDIPLUS quy tụ những chuyên gia hàng đầu, giàu kinh nghiệm và tận tâm, tại các bệnh viện tuyến trung ương.

MEDIPLUS là địa chỉ khám dạ dày hiệu quả, chính xác tại Hà Nội

MEDIPLUS là địa chỉ khám dạ dày hiệu quả, chính xác tại Hà Nội

Bên cạnh đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, MEDIPLUS còn mang đến không gian thăm khám hiện đại, thoải mái như nghỉ dưỡng, với chi phí niêm yết rõ ràng, giúp khách hàng yên tâm khi lựa chọn dịch vụ. Khoa Tiêu hóa – Tổ hợp Y tế MEDIPLUS không ngừng cải tiến dịch vụ, mang đến trải nghiệm chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho khách hàng.

Quan sát và theo dõi các triệu chứng trào ngược dạ dày gây đau lưng để có biện pháp điều trị phù hợp. Nếu bệnh tiến triển nặng, người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín như MEDIPLUS để thăm khám và được bác sĩ chẩn đoán bệnh chi tiết. 

**Lưu ý: Bài viết là các kiến thức được chia sẻ, không thay thế cho khám, chẩn đoán và điều trị y khoa. 

Đánh giá bài viết

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    10 bài thuốc nam chữa dạ dày theo dân gian

    Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi và ngành nghề. Nhiều người lựa chọn cây thuốc nam…

    20 Th11, 2024
    1.6K

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Trào ngược dạ dày gây ho đờm: 3 Nguyên nhân và 2 Cách chữa

    Trào ngược dạ dày không chỉ gây ợ nóng, khó chịu mà còn có thể dẫn đến ho kèm đờm dai dẳng, ảnh hưởng đến…

    13 Th4, 2025
    28

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đau dạ dày uống trà sữa được không? 4 Lưu ý khi uống

    Trà sữa hiện nay là một loại đồ uống yêu thích của rất nhiều bạn trẻ với nhiều hương vị và các thương hiệu nổi…

    26 Th11, 2024
    1.8K

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không? Gợi ý 4 cách chữa hiệu quả

    Viêm loét dạ dày là một bệnh lý phổ biến, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới. Vậy viêm loét dạ dày có…

    24 Th12, 2024
    602

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám