Đốt u tuyến giáp bằng sóng cao tần: 6 Ưu điểm, 2 nhược điểm

Cập nhật 15/04/2025

37

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Nội ung bướu

Đốt u tuyến giáp bằng sóng cao tần là phương pháp điều trị tiên tiến dành cho u tuyến giáp lành tính. Kỹ thuật này giúp loại bỏ khối u hiệu quả, đảm bảo an toàn, ít xâm lấn và mang lại tính thẩm mỹ cao. Cùng tìm hiểu thêm về ưu, nhược điểm của phương pháp đốt nhân tuyến giáp bằng sóng cao tần qua bài viết của Phòng khám Mediplus dưới đây.  

1. Đốt sóng cao tần tuyến giáp là gì?

Đốt sóng cao tần RFA tuyến giáp là phương pháp xâm lấn tối thiểu giúp loại bỏ mô tuyến giáp chứa tế bào ung thư, được thực hiện bởi bác sĩ điện quang can thiệp. Kỹ thuật này thay thế mổ mở ở một số bệnh nhân, sử dụng đầu kim dẫn nhiệt 60-100°C để phá hủy mô u dưới hướng dẫn siêu âm, đồng thời công nghệ làm mát giúp bảo vệ mô lành.

Đốt sóng cao tần RFA giúp loại bỏ mô tuyến giáp chứa tế bào ung thư

Đốt sóng cao tần RFA giúp loại bỏ mô tuyến giáp chứa tế bào ung thư

Hầu hết các nhân giáp đều lành tính và không cần can thiệp. Tuy nhiên, khi nhân giáp phát triển nhanh gây chèn ép hoặc ảnh hưởng thẩm mỹ, can thiệp điều trị trở nên cần thiết. Trước đây, phẫu thuật mổ mở và nội soi là phương pháp phổ biến nhưng tiềm ẩn rủi ro như chảy máu, tổn thương dây thần kinh thanh quản, thiếu hụt hormon giáp và để lại sẹo. Nhờ tiến bộ y học, kỹ thuật đốt u tuyến giáp bằng sóng cao tần ngày càng được ứng dụng rộng rãi, giúp khắc phục nhiều hạn chế của phẫu thuật truyền thống.

2. Có nên đốt u tuyến giáp bằng sóng cao tần không? 

Nhiều người thắc mắc rằng có nên đốt u tuyến giáp bằng sóng cao tần hay không. Câu trả lời là có. Đốt sóng cao tần (RFA), ra đời từ năm 1931, là phương pháp xâm lấn tối thiểu sử dụng nhiệt độ cao để tiêu diệt khối u. Công nghệ này không ngừng cải tiến về thiết bị và kỹ thuật, mang lại hiệu quả điều trị cao, tính thẩm mỹ tốt và ít biến chứng.

Nên đốt u tuyến giáp bằng sóng cao tần để điều trị bệnh

Nên đốt u tuyến giáp bằng sóng cao tần để điều trị bệnh

3. Khi nào nên đốt u tuyến giáp bằng sóng cao tần?

Việc đốt u tuyến giáp bằng sóng cao tần cần được cân nhắc kỹ lưỡng cho từng trường hợp để đạt kết quả tối ưu. Dưới đây là một số trường hợp và không nên đốt nhân tuyến giáp bằng sóng cao tần

Các trường hợp nên đốt tuyến giáp bằng RFA

Kỹ thuật RFA là phương pháp xâm lấn tối thiểu, giúp loại bỏ các khối u tuyến giáp mà không cần phẫu thuật. Phương pháp này được áp dụng trong hai nhóm chính: U tuyến giáp lành tính và tổn thương ác tính tuyến giáp.

Đối với khối u lành tính

Kỹ thuật đốt u tuyến giáp bằng sóng cao tần được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Khối u có triệu chứng: Người bệnh cảm thấy đau vùng cổ, nuốt nghẹn, có cảm giác vướng, khó chịu, ho kéo dài mà không do nguyên nhân khác.
  • Ảnh hưởng thẩm mỹ: Khối u phát triển lớn, tạo thành khối lồi rõ rệt ở cổ, gây mất tự tin trong giao tiếp.
  • Chèn ép các cấu trúc quan trọng: Khối u phát triển gây đè đẩy khí quản, thực quản, mạch máu, ảnh hưởng đến hô hấp, nuốt, giọng nói.
  • Nhân nóng tuyến giáp: Là nhân giáp có hoạt động quá mức, gây cường giáp và các triệu chứng đi kèm như tim đập nhanh, mệt mỏi, sút cân không rõ nguyên nhân. Đốt nhân tuyến giáp bằng sóng cao tần giúp loại bỏ tuyến giáp an toàn. 
  • Khối hỗn hợp (dịch – đặc) tái phát sau điều trị bằng cồn tuyệt đối: Những trường hợp từng điều trị bằng tiêm cồn nhưng khối u tái phát, phát triển to hơn hoặc không đáp ứng với phương pháp trước.
Đốt tuyến giáp bằng sóng cao tần mang lại hiệu quả cao với các u lành tính

Đốt tuyến giáp bằng sóng cao tần mang lại hiệu quả cao với các u lành tính

Đối với khối u ác tính

Kỹ thuật đốt nhân tuyến giáp bằng sóng cao tần được chỉ định trong các trường hợp tổn thương ác tính tuyến giáp theo các hướng dẫn cập nhật từ NCCN (Mỹ, 2023), ETA (Châu Âu, 2021) và KSTR (Hàn Quốc, 2017):

  • Nhân vi ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú – T1N0M0: Kích thước ≤ 10mm, chưa xâm lấn vỏ bao giáp, chưa có di căn hạch cổ hoặc di căn xa (đánh giá bằng chẩn đoán hình ảnh), áp dụng cho bệnh nhân có nguy cơ cao khi phẫu thuật hoặc từ chối phẫu thuật.
  • Khối u ác tính tuyến giáp không thể phẫu thuật: Đốt u tuyến giáp bằng sóng cao tần giúp giảm kích thước khối u và cải thiện triệu chứng chèn ép vùng cổ.
  • Tổn thương tái phát tại chỗ hoặc di căn hạch vùng cổ: Áp dụng cho bệnh nhân ung thư giáp đã phẫu thuật hoặc xạ trị nhiều lần, có nguy cơ cao nếu phẫu thuật lại hoặc kháng iod phóng xạ.

Các trường hợp không nên đốt tuyến giáp bằng RFA

Mặc dù đốt u tuyến giáp bằng sóng cao tần là phương pháp hiện đại, mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, các đối tượng sau đây không nên đốt bướu cổ bằng sóng cao tần

  • Phụ nữ đang mang thai: Sóng cao tần có thể ảnh hưởng đến thai nhi, do đó không khuyến khích thực hiện thủ thuật này trong thai kỳ.
  • Bệnh nhân có bệnh lý tim mạch nặng (như suy tim, rối loạn nhịp tim nặng, bệnh mạch vành tiến triển): RFA có thể gây stress cho hệ tim mạch, làm tăng nguy cơ biến chứng trong và sau thủ thuật.
  • Bệnh nhân có rối loạn đông máu (do bệnh lý huyết học hoặc đang sử dụng thuốc chống đông): Nếu không kiểm soát tốt, nguy cơ chảy máu khi chọc kim vào tuyến giáp là rất cao. Trước khi thực hiện RFA, cần ngừng thuốc chống đông (nếu có thể) và điều chỉnh các rối loạn đông máu về mức an toàn.
  • Bệnh nhân bị liệt dây thanh âm đối bên: Vì có nguy cơ làm tổn thương thêm dây thần kinh thanh quản quặt ngược còn lại, có thể dẫn đến mất giọng hoặc suy hô hấp.
Một số trường hợp không nên đốt u tuyến giáp bằng sóng cao tần

Một số trường hợp không nên đốt u tuyến giáp bằng sóng cao tần

Hiện tại, đốt u tuyến giáp bằng sóng cao tần vẫn đang trong quá trình nghiên cứu và phát triển. Dù phương pháp này mang lại nhiều lợi ích, nhưng cần thêm dữ liệu lâm sàng để đánh giá toàn diện về hiệu quả và mức độ an toàn trong từng nhóm bệnh nhân cụ thể.

Xem thêm: Giá đốt sóng cao tần u tuyến giáp là bao nhiêu? Ở đâu tốt 2025

4. 6 Ưu điểm và 2 nhược điểm của đốt sóng cao tần u tuyến giáp

Phương pháp đốt bướu cổ bằng sóng cao tần mang lại hiệu quả tốt. Phương pháp này có các ưu và nhược điểm nhất định, cụ thể: 

6 Ưu điểm của đốt sóng cao tần u tuyến giáp 

Ưu điểm của phương pháp đốt sóng cao tần (RFA) trong điều trị u tuyến giáp lành tính:

  • Xâm lấn tối thiểu, thẩm mỹ cao: Không để lại sẹo dài vùng cổ, giảm tối đa tổn thương mô lành.
  • Hiệu quả điều trị cao: Giúp thu nhỏ kích thước u giáp, cải thiện triệu chứng mà vẫn bảo toàn chức năng tuyến giáp.
  • Không cần gây mê: Chỉ gây tê tại chỗ, giảm nguy cơ biến chứng liên quan đến gây mê.
  • Thời gian thực hiện nhanh: Chỉ mất 30-45 phút, không cần nhập viện, tiết kiệm chi phí điều trị và thời gian hồi phục.
  • Giảm rủi ro so với phẫu thuật truyền thống: Hạn chế nguy cơ tổn thương dây thần kinh thanh quản quặt ngược, khàn tiếng, sốc, chảy máu.
  • Phục hồi nhanh: Đốt u tuyến giáp bằng sóng cao tần không cần kiêng khem nhiều, người bệnh có thể sớm trở lại sinh hoạt bình thường.
  • Không cần dùng hormone thay thế: Không ảnh hưởng đến chức năng nội tiết như sau khi cắt bỏ tuyến giáp.
Đốt u tuyến giáp bằng sóng cao tần mang lại hiệu quả cao, an toàn và thẩm mỹ

Đốt u tuyến giáp bằng sóng cao tần mang lại hiệu quả cao, an toàn và thẩm mỹ (hình ảnh mang tính tham khảo)

2 nhược điểm của đốt sóng cao tần u tuyến giáp 

Đốt sóng cao tần tuyến giáp mang lại nhiều lợi ích nhưng vẫn tồn tại một số hạn chế như:

  • Chi phí điều trị cao: So với phương pháp phẫu thuật truyền thống, chi phí đốt sóng cao tần thường cao hơn do sử dụng trang thiết bị hiện đại và yêu cầu bác sĩ có chuyên môn cao.
  • Chưa phổ biến rộng rãi: Kỹ thuật RFA là phương pháp mới, chưa được triển khai tại nhiều bệnh viện tuyến dưới hoặc cơ sở y tế nhỏ. Người bệnh cần đến các bệnh viện lớn, có đầy đủ trang thiết bị và bác sĩ có kinh nghiệm để thực hiện thủ thuật.
  • Yêu cầu tay nghề bác sĩ cao: Đốt sóng cao tần cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm về điện quang can thiệp để đảm bảo hiệu quả điều trị và hạn chế biến chứng.
  • Không áp dụng cho mọi trường hợp: Một số bệnh nhân không phù hợp với phương pháp này, đặc biệt là những người có bệnh lý tim mạch nặng, rối loạn đông máu hoặc u quá lớn, cần đánh giá kỹ trước khi thực hiện.
Đốt nhân tuyến giáp bằng sóng cao tần cũng có nhiều nhược điểm riêng

Đốt nhân tuyến giáp bằng sóng cao tần cũng có nhiều nhược điểm riêng

5. Tiềm năng ứng dụng đốt sóng cao tần trong điều trị u và ung thư tuyến giáp

Những năm gần đây, phương pháp đốt sóng cao tần (RFA) đã được ứng dụng trong điều trị ung thư tuyến giáp, mở ra hướng đi mới đầy tiềm năng. Một số quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc tiên phong áp dụng kỹ thuật này cho các trường hợp ung thư tuyến giáp ác tính.

Nghiên cứu tại Hàn Quốc (2008 – 2017): Được thực hiện bởi Hyun Kyung Lim và cộng sự trên bệnh nhân có nguy cơ phẫu thuật cao hoặc không thể phẫu thuật. Kết quả cho thấy:

  • 91,4% bệnh nhân không còn dấu hiệu tế bào ung thư.
  • Không có trường hợp tái phát hoặc phải phẫu thuật bổ sung.
  • Tỷ lệ biến chứng thấp (3%), chủ yếu là thay đổi giọng nói.
  • Phương pháp này không có các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. 

Hướng dẫn của Hiệp hội Tuyến giáp Châu Âu (2021): Chấp thuận sử dụng RFA cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể nhú có nguy cơ cao khi phẫu thuật, mắc nhiều bệnh nền hoặc từ chối phẫu thuật.

6. Quy trình đốt u tuyến giáp bằng sóng cao tần

Bước 1: Chuẩn bị

Trước khi thực hiện đốt u tuyến giáp bằng sóng cao tần, người bệnh cần trải qua quá trình thăm khám và xét nghiệm kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn:

  • Khám lâm sàng để kiểm tra, đánh giá tổng quát tình trạng bệnh.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp để kiểm tra hoạt động của tuyến giáp.
  • Siêu âm tuyến giáp nhằm xác định số lượng, kích thước và tính chất nhân giáp.
  • Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ hoặc sinh thiết lõi để xác định nhân giáp lành tính hay ác tính.
  • Đánh giá chức năng đông máu thông qua xét nghiệm công thức máu và đông máu cơ bản.
  • Chụp CT vùng cổ – ngực trong một số trường hợp đặc biệt như bướu giáp lớn hoặc nghi ngờ di căn hạch.
Khám lâm sàng để kiểm tra bệnh trước khi đốt 

Khám lâm sàng để kiểm tra bệnh trước khi đốt

Sau khi hoàn thành các bước kiểm tra, bác sĩ sẽ giải thích chi tiết về lợi ích, rủi ro của phương pháp, hoàn thiện hồ sơ bệnh án và yêu cầu người bệnh ký cam kết trước khi tiến hành thủ thuật.

Bước 2: Thực hiện can thiệp

Trước khi thực hiện đốt bướu cổ bằng sóng cao tần, bạn cần biết một vài điều như sau: 

  • Không cần gây mê toàn thân, người bệnh vẫn tỉnh táo trong quá trình thực hiện, chỉ cần gây tê tại chỗ để giảm đau.
  • Thủ thuật được thực hiện dưới hướng dẫn siêu âm, giúp xác định chính xác vị trí đốt, giảm thiểu nguy cơ tổn thương các mạch máu hoặc dây thần kinh quan trọng vùng cổ.
  • Thời gian thực hiện từ 30-60 phút, tùy thuộc vào số lượng và kích thước nhân giáp. Nhân nhỏ hoặc đơn nhân thường mất ít thời gian hơn, trong khi nhân lớn hoặc nhiều nhân sẽ cần thời gian lâu hơn.

Dưới đây là cách thực hiện đốt u tuyến giáp bằng sóng cao tần: 

  • Vô khuẩn tuyệt đối vùng cổ: Trước khi thực hiện thủ thuật, bác sĩ sẽ sát khuẩn vùng da cổ bằng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng để ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Gây tê khoang quanh tuyến giáp: Bệnh nhân được tiêm Lidocain 1% để giảm đau trong suốt quá trình đốt sóng. Việc gây tê giúp người bệnh hoàn toàn tỉnh táo nhưng không cảm thấy đau đớn.
  • Tiến hành đốt bướu nhân tuyến giáp bằng sóng cao tần:

– Dưới hướng dẫn của siêu âm, bác sĩ đưa kim điện cực vào vị trí chính xác của nhân giáp cần điều trị.

– Sóng cao tần sẽ được phát ra để tạo nhiệt, phá hủy mô nhân giáp từ bên trong mà không làm ảnh hưởng đến mô lành xung quanh.

– Quá trình đốt được thực hiện cẩn thận, kiểm soát nhiệt độ và thời gian để đạt hiệu quả tối ưu.

  • Đánh giá lại vùng đốt trên siêu âm:

– Bác sĩ kiểm tra hình ảnh trên siêu âm để đảm bảo toàn bộ vùng nhân giáp đã được xử lý triệt để.

– Nếu cần thiết, có thể tiến hành điều chỉnh và bổ sung đốt sóng ở các vị trí chưa được xử lý hết.

Bác sĩ sẽ thực hiện đốt u tuyến giáp bằng sóng cao tần cho người bệnh

Bác sĩ sẽ thực hiện đốt u tuyến giáp bằng sóng cao tần cho người bệnh

Bước 3: Theo dõi sau thủ thuật

Sau khi tiến hành đốt u tuyến giáp bằng sóng cao tần, các bác sĩ sẽ theo dõi sau khi thủ thuật để kiểm tra tình trạng của bệnh nhân: 

  • Sau khi hoàn tất đốt u tuyến giáp bằng sóng cao tần, bệnh nhân được yêu cầu nằm nghỉ tại bệnh viện từ 30 phút đến 1 tiếng để theo dõi các dấu hiệu sinh tồn.
  • Nếu không có biến chứng như chảy máu, sưng đau bất thường, người bệnh có thể xuất viện trong ngày và trở lại sinh hoạt bình thường.

7. 3 Lưu ý khi đốt u tuyến giáp bằng sóng cao tần 

Sau khi thực hiện đốt u tuyến giáp bằng sóng cao tần, người bệnh cần lưu ý vài điều như sau: 

Lịch tái khám

Sau khi thực hiện đốt sóng cao tần RFA, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân tái khám định kỳ để theo dõi sự thay đổi của nhân giáp và chức năng tuyến giáp. Lịch tái khám có thể là:

  • Lần 1: Sau 1 tháng để đánh giá sớm phản ứng của cơ thể với phương pháp điều trị.
  • Lần 2: Sau 3 tháng để kiểm tra mức độ giảm kích thước của nhân giáp và phát hiện sớm biến chứng (nếu có).
  • Lần 3: Sau 6 tháng nhằm theo dõi hiệu quả của RFA trên mô giáp và đánh giá mức độ thu nhỏ của nhân giáp.
  • Lần 4: Sau 12 tháng để kiểm tra toàn diện, đánh giá khả năng cần tiếp tục điều trị hay không.
Tái khám sau thủ thuật để kiểm tra tình trạng bệnh

Tái khám sau thủ thuật để kiểm tra tình trạng bệnh

Trong vòng 5 năm đầu, bệnh nhân nên duy trì tái khám ít nhất 1 lần/năm. Nếu kết quả kiểm tra đều ổn định, bác sĩ có thể giãn cách lịch tái khám.

Các xét nghiệm và kiểm tra cần thực hiện sau RFA tuyến giáp

  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp (TFP – Thyroid Function Panel): Kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp (TSH, FT3, FT4) để đánh giá xem tuyến giáp có hoạt động bình thường không sau khi đốt sóng.
  • Siêu âm tuyến giáp: Theo dõi mức độ thu nhỏ của nhân giáp, kiểm tra có dấu hiệu bất thường nào xuất hiện sau điều trị hay không.
  • Siêu âm doppler màu: Đánh giá tưới máu tuyến giáp, kiểm tra xem nhân giáp đã ngừng cấp máu hoàn toàn sau RFA hay chưa.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc MRI (nếu cần): Được chỉ định trong một số trường hợp đặc biệt để đánh giá chi tiết hơn tình trạng mô tuyến giáp, nhất là với những nhân giáp có kích thước lớn hoặc có dấu hiệu nghi ngờ khác.

Các lưu ý quan trọng khác

  • Nếu có dấu hiệu bất thường như sưng đau kéo dài, khó nuốt, khàn tiếng hoặc xuất hiện triệu chứng khác, bệnh nhân cần đến bệnh viện kiểm tra ngay.
  • Duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để hỗ trợ quá trình hồi phục của tuyến giáp.
  • Không tự ý dùng thuốc hỗ trợ tuyến giáp nếu chưa có chỉ định từ bác sĩ.

Việc tuân thủ lịch tái khám và thực hiện đầy đủ các xét nghiệm giúp đánh giá chính xác hiệu quả điều trị, phát hiện sớm các vấn đề có thể xảy ra và đảm bảo tuyến giáp hoạt động ổn định sau RFA.

Phương pháp đốt u tuyến giáp bằng sóng cao tần là phương pháp điều trị tuyến giáp tiên tiến, hiện đại và mang lại hiệu quả cao. Để thực hiện phương pháp này, bệnh nhân nên đến các bệnh viện uy tín để được điều trị nhanh chóng, đạt hiệu quả cao. 

*Lưu ý: Bài viết là các kiến thức được chia sẻ, không thay thế cho khám, chẩn đoán và điều trị y khoa. 

5/5 - (1 bình chọn)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    U tuyến giáp có nguy hiểm không? 4 Lời khuyên

    U tuyến giáp có những loại nào và phương pháp điều trị ra sao? Khi mắc phải u tuyến giáp có nguy hiểm không? Cùng…

    15 Th4, 2025
    40

    Chuyên mục: Nội ung bướu

    Ung thư tuyến giáp: 2 Dấu hiệu và 7 Cách điều trị  

    Ung thư tuyến giáp là một căn bệnh khá nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bệnh sẽ di…

    24 Th12, 2024
    1.1K

    Chuyên mục: Nội ung bướu

    U tuyến giáp có lây không? 2 cách điều trị 3 lưu ý

    U tuyến giáp là một bệnh lý khá phổ biến, không chỉ gây ảnh hưởng đến đời sống mà còn làm mất thẩm mỹ. Tuy…

    19 Th4, 2025
    38

    Chuyên mục: Nội ung bướu

    Ung thư tuyến giáp thể nhú kiêng ăn gì? 4 thực phẩm nên ăn

    Để điều trị ung thư tuyến giáp thể nhú hiệu quả, bên cạnh các phương pháp chữa trị, người bệnh cũng cần chú ý đến…

    24 Th12, 2024
    991

    Chuyên mục: Nội ung bướu

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám