Bị tuyến giáp có uống được sữa đậu nành không? 3 Lưu ý

Cập nhật 15/04/2025

35

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Nội ung bướu

Sữa đậu nành là món nước thơm ngon, bổ dưỡng và được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc rằng bị tuyến giáp có uống được sữa đậu nành không? Tổ hợp y tế Mediplus sẽ giải đáp chi tiết vấn đề trên ngay tại đây. 

1.Thành phần và giá trị dinh dưỡng có trong đậu nành 

Trước khi tìm hiểu về người bị tuyến giáp có uống được sữa đậu nành không, mời bạn đọc xem quan giá trịnh dinh dưỡng của loại thực phẩm này. Đậu nành (Glycine max) là một loại hạt thuộc họ đậu, có nguồn gốc từ Đông Á và là thực phẩm quan trọng trong chế độ ăn kiêng của người châu Á. Thành phần dinh dưỡng trong 100gr đậu nành luộc gồm có: 

  • Calo: 173 kcal
  • Nước: 63%
  • Protein (16,9g/100g): Đậu nành là một trong những nguồn protein thực vật tốt nhất. Protein trong đậu nành gồm glycinin và conglycinin (chiếm khoảng 80%), có thể gây dị ứng ở một số người. Dù không có chất lượng cao như protein động vật, nhưng protein đậu nành giúp giảm mức cholesterol xấu (LDL).
  • Đường: 3g
  • Chất xơ: 6g gồm cả chất xơ hòa tan và không hòa tan. Chất xơ không hòa tan (alpha-galactoside) có thể gây đầy hơi, tiêu chảy ở một số người. Chất xơ hòa tan giúp cải thiện hệ tiêu hóa và giảm nguy cơ ung thư ruột kết.
  • Chất béo (9g/100g)
  • Axit linoleic chiếm khoảng 50% tổng lượng chất béo trong đậu nành, có lợi cho tim mạch.
  • Molypden: Khoáng chất vi lượng quan trọng, hỗ trợ chuyển hóa dinh dưỡng.
  • Vitamin K (phylloquinone): Giúp đông máu, quan trọng cho sức khỏe xương.
  • Folate (Vitamin B9): Hỗ trợ sự phát triển của thai nhi, cần thiết trong thai kỳ.
  • Photpho: Khoáng chất thiết yếu giúp duy trì xương và răng chắc khỏe.
Đậu nành thuộc họ đậu, rất bổ dưỡng

Đậu nành thuộc họ đậu, rất bổ dưỡng

2. Bị tuyến giáp có uống được sữa đậu nành không? 

Bệnh tuyến giáp thường gặp gồm những gì

Tuyến giáp thường có hình cánh bướm, đây là tuyến nội tiết nhỏ nằm ở phía trước cổ, ngay dưới yết hầu. Tuyến giáp sản xuất hormone thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3), giúp điều hòa chuyển hóa, nhiệt độ cơ thể và nhịp tim. Một vài bệnh tuyến giáp thường gặp gồm có: 

  • Cường giáp: Tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone, gây tăng chuyển hóa, tim đập nhanh, sụt cân, run tay.
  • Suy giáp: Tuyến giáp hoạt động kém, sản xuất không đủ hormone, gây mệt mỏi, tăng cân, da khô, táo bón.
  • Bướu cổ: Tuyến giáp phát triển bất thường, có thể lành tính hoặc ác tính (ung thư tuyến giáp).
Bệnh tuyến giáp thường gặp gồm cường giáp, suy giáp, bướu cổ

Bệnh tuyến giáp thường gặp gồm cường giáp, suy giáp, bướu cổ

Bị tuyến giáp có uống được sữa đậu nành không? Có ảnh hưởng gì không?

Những người đang bị tuyến giáp có uống được sữa đậu nành không? Tuyến giáp bị tổn thương có thể gây ra nhiều rối loạn trong cơ thể. Người mắc bệnh tuyến giáp (suy giáp, cường giáp, u tuyến giáp lành tính…) vẫn có thể uống sữa đậu nành nhưng cần hạn chế và kiểm soát liều lượng, không nhất thiết phải kiêng hoàn toàn. Để đảm bảo an toàn, nên sử dụng với lượng phù hợp, giãn cách các ngày trong tuần và tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Đậu nành là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng có thể ảnh hưởng đến tuyến giáp:

  • Suy giảm sản xuất hormone tuyến giáp: Các dưỡng chất trong sữa đậu nành cản trở I-ốt xâm nhập vào tuyến giáp, gây ức chế sản xuất hormone.
  • Giảm nồng độ hormone tuyến giáp: Isoflavone và Genistein trong đậu nành có thể làm giảm tổng hợp hormone, thậm chí còn ức chế mạnh hơn một số loại thuốc điều trị cường giáp.
  • Tác dụng hỗ trợ: Chất Sterol trong sữa đậu nành có thể giúp giảm bớt tình trạng cường giáp nếu sử dụng với liều lượng phù hợp.
Bị tuyến giáp có uống được sữa đậu nành không? 

Bị tuyến giáp có uống được sữa đậu nành không?

Người bị tuyến giáp vẫn có thể uống sữa đậu nành nhưng chỉ với lượng nhỏ, tránh uống quá nhiều để không gây tác dụng ngược, làm tăng kích thước tuyến giáp.  

Tìm hiểu: Nang keo tuyến giáp kiêng ăn gì, ăn gì? 3 Lưu ý

3. Những đối tượng không nên dùng đậu nành, sữa đậu nành

Dưới đây là một số đối tượng không nên sử dụng đậu nành hoặc sữa đậu nành: 

Người bệnh đường ruột (đại tràng), bệnh viêm dạ dày

Sữa đậu nành có tính lạnh, không phù hợp với người có hệ tiêu hóa yếu, đặc biệt là những người có đường ruột kém. Khi uống, họ có thể gặp các triệu chứng khó chịu như đau bụng, đầy hơi và ợ hơi.

Đậu nành không phù hợp với người bị viêm ruột

Đậu nành không phù hợp với người bị viêm ruột

Ngoài ra, sữa đậu nành chứa một số hợp chất có thể kích thích dạ dày tiết ra nhiều acid hơn. Điều này đặc biệt không tốt đối với những người đang bị viêm dạ dày cấp tính hoặc mãn tính, vì có thể khiến tình trạng viêm loét trở nên nghiêm trọng hơn. Những người mắc bệnh dạ dày nên hạn chế tiêu thụ sữa đậu nành cũng như các thực phẩm làm từ đậu nành để tránh làm bệnh tiến triển nặng hơn.

Bên cạnh đó, dưới tác dụng của một số enzym trong sữa đậu nành, quá trình lên men trong hệ tiêu hóa có thể sản sinh nhiều khí, gây chướng bụng và đầy hơi. Điều này khiến những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm hoặc đang bị tiêu chảy dễ gặp tình trạng khó chịu hơn. Vì vậy, nếu đang gặp vấn đề về tiêu hóa, đặc biệt là tiêu chảy, tốt nhất không nên uống sữa đậu nành để tránh làm tình trạng rối loạn tiêu hóa trầm trọng hơn.

Người bị bệnh gout

Sữa đậu nành có chứa purine, một hợp chất khi không được chuyển hóa hết sẽ tích tụ trong cơ thể, làm tăng nồng độ acid uric trong máu. Điều này có thể khiến các triệu chứng của bệnh gout trở nên nghiêm trọng hơn, gây đau nhức và viêm khớp dữ dội.

Vì vậy, những người mắc bệnh gout hoặc có nguy cơ cao bị gout nên hạn chế uống sữa đậu nành và các sản phẩm chế biến từ đậu nành để tránh làm bệnh tiến triển xấu hơn.

Những người đang còn sử dụng thuốc kháng sinh không dùng đậu nành

Sữa đậu nành không nên uống cùng với các loại thuốc kháng sinh có chứa erythromycin. Khi kết hợp, sữa đậu nành có thể gây ra phản ứng hóa học với erythromycin, tạo thành một hợp chất làm giảm hiệu quả của thuốc, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.

Do đó, để tránh tác dụng không mong muốn, không nên uống sữa đậu nành ngay sau khi dùng thuốc kháng sinh. Tốt nhất, hãy chờ ít nhất 1 tiếng sau khi uống thuốc để đảm bảo thuốc phát huy tác dụng đầy đủ.

Xem thêm: U tuyến giáp uống thuốc gì? Gợi ý 3 loại

Người bị ung thư vú

Những người có tiền sử ung thư vú, buồng trứng và tử cung không nên uống sữa đậu nành. Lý do là vì đậu nành chứa phytoestrogen, một hợp chất có tác dụng tương tự hormone estrogen trong cơ thể. Điều này có thể kích thích sự phát triển của các tế bào ung thư liên quan đến nội tiết tố, khiến bệnh tiến triển nhanh hơn.

Người bị ung thư vú nên hạn chế dùng thực phẩm từ đậu nành

Người bị ung thư vú nên hạn chế dùng thực phẩm từ đậu nành

Do đó, để đảm bảo an toàn, những người có nguy cơ hoặc tiền sử mắc các loại ung thư này nên hạn chế hoặc tránh tiêu thụ sữa đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành. Nếu muốn sử dụng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có hướng dẫn phù hợp.

Người bị sỏi thận

Sữa đậu nành chứa oxalat, một hợp chất có thể liên kết với canxi trong máu và hình thành sỏi thận. Việc tiêu thụ sữa đậu nành thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi hoặc khiến tình trạng sỏi thận trở nên nghiêm trọng hơn.

Do đó, những người bị sỏi thận hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh này nên hạn chế hoặc tránh uống sữa đậu nành để bảo vệ sức khỏe thận. Nếu muốn sử dụng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có chế độ ăn uống phù hợp.

Người thiếu kẽm

Sữa đậu nành chứa các chất ức chế như saponin, hormone và lectin, có thể gây ảnh hưởng không tốt đến cơ thể nếu tiêu thụ thường xuyên. Đặc biệt, những chất này có thể cản trở quá trình hấp thụ dinh dưỡng và gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.

Cách tốt nhất để giảm tác động của các chất này là đun sôi sữa đậu nành trước khi uống, vì nhiệt độ cao có thể làm giảm hoạt tính của chúng. Ngoài ra, nếu uống sữa đậu nành trong thời gian dài, bạn nên bổ sung thêm kẽm, vì đậu nành có thể làm giảm khả năng hấp thụ kẽm của cơ thể, gây thiếu hụt vi chất quan trọng này.

Người đang phục hồi bệnh sau phẫu thuật

Những bệnh nhân mới phẫu thuật hoặc người đang bị bệnh thường có sức khỏe yếu, các cơ quan như gan, thận, dạ dày và đường ruột hoạt động kém hiệu quả. Trong khi đó, sữa đậu nành có tính hàn, có thể gây đau bụng, tiêu chảy và làm hệ tiêu hóa trở nên nhạy cảm hơn.

Do đó, những người vừa phẫu thuật hoặc đang trong giai đoạn hồi phục nên hạn chế hoặc tránh uống sữa đậu nành để không ảnh hưởng đến quá trình phục hồi. Khi sức khỏe ổn định hơn, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.

 

Phụ nữ có thai

Phụ nữ mang thai và cho con bú chỉ nên sử dụng sữa đậu nành với lượng vừa phải và khi thực sự cần thiết. Đậu nành chứa phytoestrogen, một hợp chất có hoạt tính tương tự hormone estrogen, có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố và sự phát triển của thai nhi nếu tiêu thụ quá nhiều. Một số nghiên cứu cho thấy việc hấp thụ quá mức phytoestrogen trong thai kỳ có thể gây tác động tiêu cực đến hệ sinh dục và nội tiết của thai nhi.

Phụ nữ có thai không nên uống sữa đậu nành

Phụ nữ có thai không nên uống sữa đậu nành

4. Bệnh tuyến giáp nên ăn gì và nên kiêng thực phẩm gì?

Bị tuyến giáp có uống được sữa đậu nành không? Dưới đây là một số thực phẩm mà người bệnh tuyến giáp nên ăn và nên kiêng.  

Bệnh nhân tuyến giáp nên kiêng ăn những gì?

Các sản phẩm từ đậu nành

Một số hợp chất trong các sản phẩm từ đậu nành, như sữa đậu nành và đậu phụ, có thể cản trở quá trình sản xuất hormone của tuyến giáp. Nguyên nhân là do đậu nành làm giảm khả năng hấp thụ i-ốt, một vi chất thiết yếu cho hoạt động của tuyến giáp.

Vì vậy, những người mắc các bệnh liên quan đến mất cân bằng hormone hoặc rối loạn tuyến giáp, như suy giáp hay cường giáp, nên hạn chế tiêu thụ đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng tuyến giáp. Nếu muốn sử dụng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có chế độ ăn uống phù hợp. Bị tuyến giáp có uống được sữa đậu nành không thì người bệnh nên hạn chế sử dụng thực phẩm này. 

Kiêng các thực phẩm được làm từ đậu nành

Kiêng các thực phẩm được làm từ đậu nành

Nội tạng động vật

Thận, tim và gan là những cơ quan nội tạng chứa nhiều axit lipoic, một loại axit béo có thể gây gián đoạn hoạt động của tuyến giáp nếu tiêu thụ quá mức. Axit lipoic không chỉ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hormone tuyến giáp mà còn có thể làm giảm hiệu quả của các loại thuốc điều trị bệnh tuyến giáp mà bạn đang sử dụng.

Do đó, nếu bạn có vấn đề về tuyến giáp hoặc đang dùng thuốc tuyến giáp, nên hạn chế ăn nội tạng động vật để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình điều trị. Nếu cần bổ sung dinh dưỡng từ thực phẩm này, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có chế độ ăn hợp lý.

Thức ăn nhiều chất bảo quản

Thực phẩm chế biến sẵn thường chứa đậu tương, calo rỗng và các chất phụ gia không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với người mắc bệnh tuyến giáp. Những loại thực phẩm này thường có hàm lượng chất béo cao, có thể làm giảm sản xuất thyroxin – hormone quan trọng của tuyến giáp.

Ngoài ra, chất béo trong thực phẩm chế biến sẵn còn có thể làm giảm hiệu quả của thuốc điều trị suy giáp, khiến quá trình điều trị kém hiệu quả hơn. Vì vậy, những người bị rối loạn tuyến giáp, đặc biệt là suy giáp, nên hạn chế tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn để hỗ trợ chức năng tuyến giáp và tăng cường hiệu quả điều trị.

Bệnh tuyến giáp nên ăn gì

Người mắc bệnh tuyến giáp có thể uống sữa đậu nành nhưng cần kiểm soát lượng tiêu thụ để tránh ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp. Ngoài sữa đậu nành, một số thực phẩm có lợi cho người bệnh tuyến giáp bao gồm:

  • Thực phẩm giàu i-ốt: Giúp tuyến giáp sản xuất hormone, hỗ trợ chức năng tuyến giáp hoạt động ổn định. Các nguồn thực phẩm giàu i-ốt gồm muối i-ốt, cá biển, rong biển…
  • Các loại hạt: Chứa nhiều kẽm, selen và magie, giúp cân bằng hormone tuyến giáp. Hạt óc chó, hạt lanh, hạnh nhân, hạt bí ngô là lựa chọn tốt.
  • Rau lá xanh: Bổ sung vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, giúp hỗ trợ sức khỏe tuyến giáp. Các loại rau như cải bó xôi, cải xoăn, rau chân vịt nên được đưa vào chế độ ăn.
  • Sữa chua ít béo: Cung cấp lợi khuẩn tốt cho tiêu hóa, đồng thời bổ sung canxi giúp ngăn ngừa loãng xương do rối loạn tuyến giáp.
  • Rong biển: Là nguồn i-ốt tự nhiên dồi dào, giúp duy trì hoạt động bình thường của tuyến giáp, nhưng cần ăn với lượng vừa phải để tránh dư thừa i-ốt.
  • Trứng: Cung cấp protein chất lượng cao, i-ốt và selen – các dưỡng chất thiết yếu cho hoạt động của tuyến giáp.
Bị tuyến giáp nên chọn thực phẩm phù hợp để sử dụng

Bị tuyến giáp nên chọn thực phẩm phù hợp để sử dụng

5. Lưu ý trong phòng ngừa và chữa bệnh tuyến giáp

Tham khảo ý kiến bác sĩ

Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi thay đổi thực đơn ăn uống để đảm bảo phù hợp với tình trạng sức khỏe và liệu trình điều trị. Nếu đang dùng thuốc điều trị tuyến giáp, cần hỏi bác sĩ về các thực phẩm có thể ảnh hưởng đến hiệu quả thuốc.

Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng đậu nành

Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng đậu nành

Lượng sử dụng

Duy trì chế độ ăn uống cân bằng, không ăn quá nhiều hoặc quá ít thực phẩm chứa i-ốt, đậu nành hay các loại rau họ cải, vì có thể ảnh hưởng đến hormone tuyến giáp.

Kiểm soát lượng thực phẩm giàu i-ốt, đặc biệt với người bị cường giáp hoặc suy giáp, để tránh tình trạng mất cân bằng. Với các thực phẩm giàu goitrogen (rau họ cải, đậu nành…), nên sử dụng ở mức vừa phải và không ăn sống quá nhiều.

Cách chế biến

  • Rau họ cải: Nên luộc hoặc hấp để giảm thiểu ảnh hưởng của goitrogen lên tuyến giáp.
  • Sữa đậu nành và sản phẩm từ đậu nành: Nên sử dụng với lượng vừa phải và không uống ngay sau khi dùng thuốc điều trị tuyến giáp.
  • Rong biển: Nên ăn với mức độ hợp lý để tránh tình trạng dư thừa i-ốt, có thể gây rối loạn tuyến giáp.
  • Thực phẩm giàu canxi và sắt: Nếu đang dùng thuốc tuyến giáp, không nên ăn ngay sau khi uống thuốc vì có thể làm giảm hiệu quả hấp thu.

6. Giải đáp thắc mắc về bệnh tuyến giáp ăn, uống đậu nành

Bị cường tuyến giáp có uống sữa đậu nành được không?

Người bệnh cường giáp có thể uống sữa đậu nành nhưng cần hạn chế và kiểm soát liều lượng

Người bị bướu cổ có nên uống sữa đậu nành hay không?

Người bị bướu cổ do suy giáp không nên uống sữa đậu nành vì isoflavones trong đậu nành có thể giảm hấp thu i-ốt, làm trầm trọng thêm tình trạng suy giáp – nguyên nhân gây bướu cổ.

Bệnh tuyến giáp có nên kiêng đậu nành không?

Người mắc bệnh tuyến giáp không nhất thiết phải kiêng hoàn toàn đậu nành, nhưng cần hạn chế và sử dụng đúng cách. Đậu nành có thể giảm hấp thu i-ốt, ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp, đặc biệt với người bị suy giáp hoặc bướu cổ do thiếu i-ốt. Nếu sử dụng, nên dùng với lượng nhỏ và cách xa thời gian uống thuốc điều trị tuyến giáp ít nhất 1 tiếng để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả thuốc.

Người bị tuyến giáp có uống được sữa đậu nành không đã được MEDIPLUS giải đáp trên bài. Hy vọng các thông tin trên có thể giúp bạn đọc chọn được thực phẩm phù hợp.

*Lưu ý: Bài viết là các kiến thức được chia sẻ, không thay thế cho khám, chẩn đoán và điều trị y khoa.  

5/5 - (1 bình chọn)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Ung thư tuyến giáp: 2 Dấu hiệu và 7 Cách điều trị  

    Ung thư tuyến giáp là một căn bệnh khá nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bệnh sẽ di…

    24 Th12, 2024
    1.1K

    Chuyên mục: Nội ung bướu

    2 Cách bổ sung canxi cho người cắt tuyến giáp: 7 lời khuyên

    Canxi là chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt mang đến nhiều lợi ích đối với những người mới cắt tuyến giáp. Bổ sung…

    10 Th4, 2025
    83

    Chuyên mục: Nội ung bướu

    Ung thư tuyến giáp thể nhú giai đoạn 1 có chữa được không?

    Ung thư tuyến giáp thể nhú giai đoạn 1 là một trong các dạng ung thư tuyến giáp phổ biến, và câu hỏi đặt ra…

    20 Th11, 2024
    849

    Chuyên mục: Nội ung bướu

    U tuyến giáp kiêng ăn gì, nên ăn gì? 5 Lưu ý, 4 Lời khuyên

    U tuyến giáp là căn bệnh lành tính thường gặp ở nữ giới và thường có thể điều trị khỏi bằng thuốc hoặc phẫu thuật.…

    24 Th2, 2025
    232

    Chuyên mục: Nội ung bướu

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám