6 cách chữa đầy hơi cho bà bầu nhanh nhất tại nhà

Cập nhật 15/04/2025

38

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Sản khoa

Vì sao phụ nữ mang thai hay bị đầy hơi? Cách chữa đầy hơi cho bà bầu nhanh nhất như thế nào? Khi nào thì cần đi khám bác sĩ? Bài viết sau, Tổ hợp y tế Mediplus sẽ giải đáp các thắc mắc trên.

1. Nguyên nhân mẹ bầu đầy hơi 

Trong thời gian mang thai, cơ thể của người mẹ sẽ sản sinh ra nhiều loại hormone với mục đích làm giảm sự co bóp của dạ dày, từ đó khiến cho quá trình tiêu hoá thức ăn kém đi. Đồng thời, do tình trạng dư axit dạ dày thường xuyên gây nên chứng ợ nóng và khó tiêu cho bà bầu.

Cách chữa đầy hơi cho bà bầu nhanh nhất như thế nào?

Cách chữa đầy hơi cho bà bầu nhanh nhất như thế nào?

Những nguyên nhân làm tình trạng đầy hơi nghiêm trọng hơn đó là:

Do độ ăn uống thiếu khoa học

Một chế độ ăn uống kém khoa học với nhiều thực phẩm khó tiêu sẽ góp phần làm chậm quá trình tiêu hoá thức ăn trong dạ dày và ruột. Những thói quen ăn uống không tốt cho mẹ bầu gồm có:

  • Ăn thức ăn có nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên rán nhiều chất béo
  • Uống nhiều chất kích thích như cà phê hoặc sử dụng nhiều nước trái cây đóng hộp, nước ngọt có gas.
  • Khẩu phần ăn có nhiều gia vị, đường và tinh bột.
  • Việc mẹ bầu cần nạp vào cơ thể một lượng lớn thực thực phẩm có độ dinh dưỡng cao cũng dẫn đến chứng đầy bụng và khó tiêu.
  • Nếu tình trạng này kéo dài và không có biện pháp xử lý thì vấn đề chướng bụng ợ hơi, buồn nôn lâu ngày sẽ gây khó chịu, ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng và làm mẹ bầu chán ăn. Từ đó gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Bà bầu bị đầy hơi gây khó chịu và kém ăn

Bà bầu bị đầy hơi gây khó chịu và kém ăn

Bệnh lý về dạ dày, đại tràng

Khi mẹ bầu có các bệnh lý về dạ dày thì việc tiêu hoá thức ăn sẽ càng khó khăn, thức ăn bị ứ đọng, tích tụ sinh ra khí gây đầy bụng. Chướng bụng đầy hơi có thể là triệu chứng viêm loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích. Vì vậy, mẹ bầu cần đi khám bác sĩ nếu thấy tình trạng không được cải thiện hoặc kèm theo các triệu chứng tiêu chảy, táo bón kéo dài, sụt cân.

Do Hormone nội tiết tăng cao, rối loạn

Các hormone nội tiết tăng cao như relaxin và progesterone sẽ làm kéo dãn cơ vùng chậu, ảnh hưởng tới khả năng tiêu hoá của cơ thể từ đó gây táo bón cho mẹ bầu. Quá trình tiêu hoá bị chậm lại nên thời gian vi khuẩn hoạt động lâu hơn sẽ tạo ra nhiều khí gây ợ nóng và đầy hơi.

Do tử cung lớn hơn

Tử cung lớn hơn: Bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kỳ, trứng được thụ tinh đã làm tổ trong niêm mạc tử cung. Thai nhi phát triển làm cho tử cung bị to lên chiếm nhiều không gian vùng chậu, từ đó gây áp lực lên ổ bụng khiến mẹ bầu cảm thấy đầy bụng thường xuyên.

Do tình trạng táo bón ở mẹ bầu

Sự tăng tiết hormone Progesterone sẽ làm giãn các dây chằng ở vùng chậu hông để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Nhưng đồng thời tình trạng này cũng gây giảm nhu động ruột dẫn đến tình trạng táo bón ở phụ nữ mang thai.

Xem thêm: Mẹ bầu bị trào ngược dạ dày: 5 cách chữa

2. 6 Cách chữa đầy hơi cho bà bầu nhanh nhất

Một số biện pháp chữa đầy hơi cho bà bầu nhanh nhất đó là:

Uống nước ấm và nằm nghiêng bên trái

Để giảm đầy hơi mẹ bầu nên uống nước đều đặn mỗi ngày, chia nhỏ lượng nước ra nhiều lần uống, tránh uống một lúc quá no. Mẹ bầu nên uống nước ấm để hỗ trợ tiêu hoá tốt hơn, tránh uống nước quá nóng hoặc quá lạnh, kết hợp với nằm nghiêng bên trái sẽ giúp giảm đầy bụng nhanh chóng.

Bà bầu cần được bổ sung đủ nước mỗi ngày

Bà bầu cần được bổ sung đủ nước mỗi ngày

Uống nước chanh pha mật ong

Chanh là một loại quả có nhiều công dụng theo dân gian trong đó có hiệu quả tốt trong việc chữa đầy hơi cho bà bầu. Khi gặp phải tình trạng đầy hơi, khó tiêu khi mang thai thì chị em có thể uống nước chanh ấm pha với mật ong trước bữa ăn. Axit trong chanh sẽ bổ sung thêm axit cho dạ dày từ đó giúp tiêu hoá nhanh hơn giảm tình trạng đầy bụng.

Uống men tiêu hóa và bổ sung probiotic 

Nếu tình trạng đầy hơi chướng bụng kéo dài không dứt thì mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về việc sử dụng men tiêu hoá hoặc probiotic để hỗ trợ quá trình tiêu hoá hoạt động tốt hơn. Các sản phẩm probiotic này sẽ bổ sung lợi khuẩn vào đường tiêu hoá, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giảm nguy cơ đầy hơi chướng bụng. Còn men tiêu hoá giúp hỗ trợ quá trình phân giải thức ăn, giúp giảm tình trạng tích tụ khí trong dạ dày và ruột.

Dùng sữa chua 

Trong sữa chua có chứa nhiều probiotics, các lợi khuẩn hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp cải thiện đáng kể tiêu hoá và tình trạng đầy hơi, khó tiêu ở mẹ bầu. Probiotics giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón, đây là vấn đề thường gặp trong thai kỳ.

Mẹ bầu có thể uống sữa chua hàng ngày và nên chọn loại không đường hoặc ít đường để tránh tăng cân mất kiểm soát, gây nên nhiều biến chứng trong thai kỳ. Đồng thời mẹ bầu cũng không nên uống sữa chua quá lạnh, nên để ra ngoài 30 phút trước khi ăn.

Sữa chua là thực phẩm rất tốt cho mẹ bầu

Sữa chua là thực phẩm rất tốt cho mẹ bầu

Massage bụng

Massage bụng cho mẹ bầu có thể giảm các triệu chứng khó chịu khi bị đầy hơi, cải thiện tiêu hoá, giảm tình trạng táo bón nhờ vào việc kích thích nhu động ruột giúp hệ tiêu hoá làm việc hiệu quả hơn.

Đón đọc: Xì hơi nhiều khi mang thai 3 tháng đầu có sao không?

3. Bà bầu đầy hơi khi nào cần đi khám bác sĩ?

Việc đầy bụng khi mang thai là hiện tượng hết sức bình thường, hầu như mẹ bầu nào cũng gặp phải. Mặc dù tình trạng này khiến cho mẹ bầu cảm thấy khó chịu nhưng các chị em không cần lo lắng quá mức. Bởi lẽ trong suốt thai kỳ cơ thể mẹ bầu sẽ có nhiều thay đổi và khó chịu khác nhau. 

Mẹ bầu cần theo dõi tình trạng đầy hơi chướng bụng trong khoảng từ 2-3 ngày. Nếu sau đó tình trạng này không có dấu hiệu thuyên giảm và kèm theo các biểu hiện khác như chán ăn, mệt mỏi thì mẹ bầu cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Vì các triệu chứng này không đơn thuần do sinh lý mà có thể biểu hiện của bệnh lý tiềm ẩn nguy hiểm nào đó.

Bà bầu cần đi khám bác sĩ nếu tình trạng đầy bụng không được cải thiện

Bà bầu cần đi khám bác sĩ nếu tình trạng đầy bụng không được cải thiện

Xen thêm: Bảng tăng cân nặng chuẩn của mẹ bầu 2025

4. Bà bầu đầy hơi nên ăn gì, kiêng gì?

Bà bầu đầy hơi nên ăn gì?

Những thực phẩm bà bầu cần bổ sung đủ gồm có:

  • Nước: Việc bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể là điều rất cần thiết. Mẹ bầu cần uống từ 8-10 ly nước mỗi ngày. Bên cạnh nước lọc thì nước ép cà rốt cũng giúp mẹ bầu có cảm giác dễ chịu hơn, chấm dứt tình trạng đầy hơi chướng bụng. Hoặc dùng một ly nước chanh ấm mỗi ngày không chỉ giúp cơ thể giải khát mà còn chống lại vi khuẩn có trong thực phẩm khi chế biến món ăn.
  • Trái cây chín, rau xanh và thực phẩm giàu chất xơ: Đu đủ chín và một số loại thực phẩm giàu chất xơ sẽ rất tốt cho hệ tiêu hoá, giúp mẹ bầu giảm đầy bụng khi mang thai.
  • Các loại hạt hữu cơ: Các loại hạt này thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Khi hệ vi sinh khoẻ mạnh thì sẽ giúp hỗ trợ tiêu hoá hiệu quả hơn, giảm tình trạng đầy bụng đầy hơi và cải thiện quá trình chuyển hoá chất béo.
Bà bầu cần xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh

Bà bầu cần xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh

Bà bầu đầy hơi nên kiêng ăn gì?

Hạn chế đồ ăn nhiều đường hóa học: Mẹ bầu nên loại bỏ các loại thực phẩm và đồ uống có chứa nhiều đường tinh luyện ra khỏi thực đơn hàng ngày. Điều này sẽ giúp giảm tình trạng đầy bụng đáng kể.

Đồ uống có gas: Loại thức uống này dễ gây tình trạng bí hơi từ đó gây đầy bụng khó tiêu.

Đồ ăn nhiều gia vị, đồ đóng hộp, nhiều chất bảo quản, đồ chế biến sẵn: Các sản phẩm này có ưu điểm là tiết kiệm thời gian, dễ ăn. Tuy nhiên, mẹ bầu hoàn toàn không nên ăn những thực phẩm này. Vì trong thịt nguội chế biến sẵn sẽ có chứa vi khuẩn listeria có thể gây sẩy thai. Vi khuẩn này có khả năng đi qua nhau thai của mẹ và lây nhiễm cho thai nhi, làm thai nhi có nguy cơ bị nhiễm trùng hoặc nhiễm độc máu, có thể đe doạ tính mạng.

Đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ: Đây cũng là nhóm thực phẩm dễ gây tình trạng bí hơi khó tiêu cho phụ nữ mang thai.

Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý khoa học thì mẹ bầu cũng cần tập luyện và có chế độ sinh hoạt phù hợp với sức khỏe:

  • Mẹ bầu không nên ăn quá no, cần chia nhỏ bữa ăn, khi ăn cần nhai kỹ và chậm rãi.
  • Phụ nữ mang thai cần mặc trang phục rộng rãi thoải mái và co giãn tốt
  • Mẹ bầu cũng nên vận động nhẹ nhàng, vừa sức
  • Massage bụng nhẹ nhàng đúng kỹ thuật
  • Cần giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh tình trạng căng thẳng stress;
  • Mẹ bầu đặc biệt không nên giữ các thói quen xấu như thức khuya, sử dụng trà hay thuốc lá, bia rượu.
Vận động nhẹ nhàng cũng giúp giảm tình trạng đầy bụng khó tiêu

Vận động nhẹ nhàng cũng giúp giảm tình trạng đầy bụng khó tiêu

Trên đây là những cách chữa đầy hơi cho bà bầu nhanh nhất và rất hiệu quả. Chị em mang thai có thể thực hiện thử để giảm đi tình trạng khó chịu nhé. Tuy nhiên nếu tình trạng kéo dài và không được cải thiện thì mẹ bầu cần đi gặp bác sĩ sớm để được thăm khám và điều trị kịp thời nhằm giữ cho thai kỳ luôn khỏe mạnh.

*Lưu ý: Bài viết là các kiến thức được chia sẻ, không thay thế cho khám, chẩn đoán và điều trị y khoa. 

5/5 - (2 bình chọn)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Bầu ăn bánh chưng được không? 7 món mẹ hạn chế ăn ngày tết

    Bánh chưng là món ăn phổ biến trong những ngày tết, vậy bà bầu ăn bánh chưng được không? Bánh chưng có tốt cho sức…

    16 Th9, 2024
    3.0K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu có được cắt tóc không? 7 Lưu ý cho mẹ

    Khi mang thai, có rất nhiều điều cần lưu ý để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Một trong những…

    16 Th9, 2024
    6.9K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn nấm tràm được không? 6 lợi ích, 4 lưu ý

    Nấm tràm là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, được nhiều người ưa chuộng nhờ hương vị đặc trưng và công dụng tốt cho…

    14 Th2, 2025
    361

    Chuyên mục: Sản khoa

    12 cách tăng lượng sữa mẹ an toàn cho mẹ và bé

    Nuôi con bằng sữa mẹ không phải đơn giản, vì có những trường hợp mẹ bầu bị mất sữa không khi sinh, không đủ sữa…

    28 Th10, 2024
    756

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám