34
Tác giả:Phạm Quang Nam
•
Chuyên mục:Nội ung bướu
MỤC LỤC
U tuyến giáp là một bệnh lý khá phổ biến, không chỉ gây ảnh hưởng đến đời sống mà còn làm mất thẩm mỹ. Tuy nhiên, u tuyến giáp có lây không và làm thế nào để điều trị hiệu quả mà vẫn đảm bảo an toàn? Hãy cùng Mediplus tìm hiểu câu trả lời cho thắc mắc trong bài viết dưới đây.
U tuyến giáp là tình trạng rối loạn chức năng kèm với sự thay đổi trong cấu trúc của tuyến giáp. Khi mắc phải bệnh, cơ thể sẽ xuất hiện khối u sưng và biến dạng ở cổ. Bên cạnh việc gây mất thẩm mỹ thì người bệnh còn gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày như khi ăn uống, giao tiếp hoặc hô hấp do khối u chèn vào dây thanh quản.
U tuyến giáp thông thường được chia thành hai loại chính là:
U tuyến giáp là tình trạng rối loạn chức năng kèm với sự thay đổi trong cấu trúc của tuyến giáp
Hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu rõ ràng nào khẳng định chính xác nguyên nhân gây u tuyến giáp. Nhưng theo ý kiến của nhiều chuyên gia, u tuyến giáp có thể liên quan tới các yếu tố sau:
Di truyền là yếu tố mà khi trong gia đình có người cùng huyết thống bị mắc bệnh về tuyến giáp thì con cháu sẽ có nguy cơ cao mắc loại bệnh này.
Đây là yếu tố do khi cơ thể bị lão hoá theo thời gian và hệ thống miễn dịch cũng bị suy giảm theo. Chính vì vậy nên tuyến giáp sẽ tiết ra hormone gây kích thích sự hình thành của u bướu tuyến giáp. Đó cũng là lý do giải thích tại sao tỷ lệ mắc u tuyến giáp ở nữ giới lại luôn cao hơn nam giới từ 3-4 lần và thường gặp nhất ở độ tuổi sau 30.
Nữ giới sau 30 tuổi mắc bệnh tuyến giáp cao hơn nam giới từ 3-4 lần
Thông thường, mỗi giây trong cơ thể sẽ có tới hàng triệu các tế bào mới được sinh ra, đồng thời có hàng triệu tế bào già và lỗi chết đi để cân bằng lại hệ miễn dịch cũng như giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn.
Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch bị suy giảm, quá trình sản sinh và chết đi của tế bào sẽ bị rối loạn. Các tế bào sản sinh ra nhiều, không kiểm soát được sẽ dẫn đến loạn sản, dị sản và sinh ra các khối u, trong đó có cả u tuyến giáp.
Mặt khác, khi hệ miễn dịch suy giảm sẽ tạo cơ hội để các vi rút, vi khuẩn xâm nhập và tấn công vào cơ thể, gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm hơn.
I-ốt là một chất đặc biệt cần thiết cho cơ thể, để giúp sản xuất ra hormon tuyến giáp. Nếu lượng i-ốt trong cơ thể bị suy giảm sẽ khiến tuyến giáp bị ảnh hưởng, từ đó dẫn tới các bệnh lý về tuyến giáp, đặc biệt là u tuyến giáp ác tính.
Thiếu i-ốt cũng là nguyên nhân chính gây bệnh về tuyến giáp
Khi tiếp xúc với các chất phóng xạ có thể khiến cấu trúc gen bị biến đổi. Đặc biệt nếu người bệnh trị các bệnh ở vùng đầu, cổ và ngực.
Tuyến giáp có chức năng chính trong việc sản sinh ra hormon triiodothyronine và thyroxin để điều tiết các hoạt động của cơ thể. Khi hormon tuyến giáp bị rối loạn, sẽ gây ảnh hưởng xấu tới các hoạt động chung của tuyến giáp.
Tham khảo: Bị tuyến giáp có uống được sữa đậu nành không? 3 Lưu ý
Vậy bệnh u tuyến giáp có lây không? Đây chắc chắn sẽ là câu hỏi của rất nhiều người khi tới thăm khám.
Các bệnh về tuyến giáp như bướu cổ, suy tuyến giáp hay viêm tuyến giáp đều không thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm. Các bệnh này sẽ không thể lây từ người này sang người khác, dù đang ở chung trong một không gian hoặc sử dụng chung đồ vật và tiếp xúc cơ thể.
Chính vì vậy u tuyến giáp có lây không, thì câu trả lời là không. Tuy nhiên, bệnh tuyến giáp là bệnh có tính di truyền. Một số nghiên cứu chỉ ra trong gia đình có một thành viên bị bệnh tuyến giáp thì các thành viên khác sẽ có nguy cơ cao bị bệnh. Nên nếu trong gia đình có người đã hoặc đang bị bệnh thì bạn nên tới thăm khám và kiểm tra định kỳ tại các bệnh viện.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, bệnh tuyến giáp có liên quan tới hệ thống kháng nguyên bề mặt tế bào bạch cầu, là một nhóm gen mã hoá protein để đánh dấu và loại bỏ các tác nhân bên ngoài gây hại cho cơ thể.
U tuyến giáp không lây qua đường nước bọt, dùng chung đồ hay tiếp xúc cơ thể
Bất kỳ ai cũng đều có nguy cơ bị mắc các bệnh về tuyến giáp. Tuy nhiên, có một số trường hợp sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, có thể kể đến như:
Hiện nay, có rất nhiều cách điều trị u tuyến giáp. Tuỳ vào loại bệnh cũng như tình trạng sức khoẻ của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị riêng. Có hai cách điều trị với u tuyến giáp lành tính phổ biến nhất đó là dùng thuốc và đốt sóng cao tần.
Với các loại nhân tuyến giáp có kích thước khoảng 2-3cm sẽ được chỉ định điều trị bằng hormon giáp L-T4 trong khoảng 6 tháng rồi đánh giá lại kết quả. Loại thuốc được sử dụng là Levothyroxine, một dạng tổng hợp thyroxin dạng viên. Việc bổ sung thêm hormon tuyến giáp sẽ giúp phát tín hiệu tới tuyến yên để sản sinh ít TSH hơn (TSH là hormon kích thích sự phát triển của các mô tuyến giáp).
Đây là phương pháp sử dụng kỹ thuật hiện đại và cho ra hiệu quả cao trong điều trị u tuyến giáp. Phương pháp này sẽ có ưu điểm là không cần gây mê, thực hiện nhanh, không để lại sẹo và ít gây ra biến chứng. Đặc biệt, chi phí của phương pháp này cũng rất vừa phải, phù hợp với tất cả mọi người.
RFA sử dụng điện cực đặt tại tâm khối u để triệt phá khối u bằng nhiệt độ. Dòng điện cao tần truyền vào khối u là dòng điện một chiều. Và khối y bị phá huỷ khi dòng điện ma sát với nó làm lượng nước bị mất đi.
Sử dụng đốt sóng cao tần RFA trong điều trị u tuyến giáp
Một số lời khuyên từ chuyên gia sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh u tuyến giáp hiệu quả:
Bạn nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, sử dụng các loại thực phẩm tốt cho tuyến giáp với liều lượng ở mức cho phép. Khẩu phần ăn sẽ cần có đủ lượng i-ốt cho cơ thể. Đặc biệt với các mẹ bầu để tránh biến chứng nguy hiểm trong quá trình mang thai cho cả mẹ và con.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên bổ sung thêm nhiều rau củ, trái cây tươi để đảm bảo cân bằng được lượng hormon tuyến giáp trong cơ thể.
Xem thêm: Nang keo tuyến giáp kiêng ăn gì, ăn gì? 3 Lưu ý
Bạn nên duy trì thói quen tập luyện thể dục thể thao hàng ngày để có được một cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh, đẩy lùi được bệnh tật, đặc biệt là các bệnh về tuyến giáp. Tuỳ vào sức khoẻ mà bạn có thể lựa chọn các bài tập phù hợp với bản thân. Từ các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, thiền đến các bộ môn đòi hỏi sức bền lớn.
Ngoài việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh thì bạn cũng cần có thời gian nghỉ ngơi điều độ trong ngày để giảm căng thẳng, mệt mỏi. Ngoài ra, bạn cũng không nên sử dụng thuốc lá, rượu, bia và các chất kích thích vì chúng sẽ ảnh hưởng xấu tới tuyến giáp.
Dành thời gian nghỉ ngơi trong ngày để hạn chế căng thẳng
Mặc dù người bệnh không cần quá lo lắng về việc u tuyến giáp có lây không nhưng phát hiện sớm các bất thường trong tuyến giáp sẽ giúp việc điều trị được hiệu quả hơn. Hầu hết các bệnh về tuyến giáp sẽ cần được theo dõi, tái khám theo lịch hẹn hoặc điều trị nội khoa, thậm chí là can thiệp phẫu thuật. Chính vì vậy nên người bệnh sẽ cần lưu ý đến các vấn đề sau:
Trong quá trình điều trị bệnh, việc thăm khám định kỳ là rất quan trọng. Điều này giúp người bệnh kiểm tra được nồng độ hormon tuyến giáp trong máu. Và dựa vào các kết quả xét nghiệm, khám lâm sàng mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp với từng giai đoạn bệnh.
Việc tuân thủ đúng liều lượng và thời gian uống thuốc là điều cần thiết trong quá trình điều trị mọi căn bệnh, không chỉ riêng với bệnh về tuyến giáp. Sử dụng đúng loại, đúng liều lượng và thời gian theo chỉ định sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị và hạn chế các tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Uống thuốc đúng liều lượng và thời gian để đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh
Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh cần theo dõi thường xuyên các triệu chứng và tác dụng phụ của thuốc. Khi có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ nào do tác dụng phụ của thuốc thì người bệnh cần thông báo ngay tới các bác sĩ để thăm khám kịp thời và điều chỉnh thuốc.
Phần lớn các loại thuốc tuyến giáp sẽ không gây tác dụng phụ nếu dùng đúng liều lượng. Tuy nhiên, người bệnh nếu dùng quá nhiều hormone tuyến giáp sẽ gây ra các triệu chứng như tăng cảm giác đói, đổ mồ hôi, run tay, sụt cân bất thường, lo âu, mệt mỏi,…Ngoài ra còn các cả các tác dụng phụ hiếm gặp như vàng da, đau họng, giảm bạch cầu,…
Ngược lại, nếu người bệnh không dùng đúng liều lượng các loại thuốc hormone mà bác sĩ chỉ định hoặc dùng thuốc liều cao sẽ gây ra triệu chứng suy giáp.
Một số những thắc mắc liên quan tới vấn đề u tuyến giáp có lây không được giải đáp như sau:
Bênh u tuyến giáp có tính di truyền, nếu trong gia đình có người bị bệnh tuyến giáp thì các thành viên khác sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Bệnh u tuyến giáp không lây qua đường ăn uống.
Bệnh u tuyến giáp không lây qua đường nước bọt.
Hy vọng qua những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc u tuyến giáp có lây không. Mặc dù loại bệnh này không có tính lây lan nhưng sẽ có khả năng di truyền từ thế hệ này sang thế hệ sau. Chính vì vậy mà bạn cần tầm soát, thăm khám tuyến giáp định kỳ để bảo vệ sức khoẻ của mình và người thân trong gia đình.
*Lưu ý: Bài viết là các kiến thức được tổng hợp, không thay thế cho khám, chẩn đoán và điều trị y khoa.
Đặt lịch khám bệnh
Chọn cơ sở khám(*)MEDIPLUS TÂN MAI
← Quay lại
Chọn loại dịch vụ khám Khám trong giờKhám ngoài giờKhám online
Chọn chuyên khoaGói khám tầm soát sức khỏe cho nam - Gói tiêu chuẩn - Gói khám tầm soát sức khỏe cho nam - Gói tiêu chuẩnGói khám tầm soát sức khỏe cho nam - Gói nâng cao - Gói khám tầm soát sức khỏe cho nam - Gói nâng caoGói khám tầm soát sức khỏe cho nữ - Gói cơ bản - Gói khám tầm soát sức khỏe cho nữ - Gói cơ bảnGói khám tầm soát sức khỏe cho nữ - Gói nâng cao - Gói khám tầm soát sức khỏe cho nữ - Gói nâng caoGói tầm soát và chăm sóc chuyên sâu Phụ khoa - Tuyến vú - Gói tầm soát và chăm sóc chuyên sâu Phụ khoa - Tuyến vúGói khám chuyên sâu hệ Tiêu hóa - Gói khám chuyên sâu hệ Tiêu hóaGói khám tầm soát sức khỏe cho nam giới - Gói cao cấp - Gói khám tầm soát sức khỏe cho nam giới - Gói cao cấpGói khám tầm soát sức khỏe cho nữ - Gói cao cấp - Gói khám tầm soát sức khỏe cho nữ - Gói cao cấpGói dịch vụ dành cho Doanh Nghiệp - Gói dịch vụ dành cho Doanh Nghiệp
Chọn bác sĩThS. BS Nguyễn Thị Diệu Hồng - ThS. BS Nguyễn Thị Diệu HồngTS. BSCKII Lê Quốc Việt - TS. BSCKII Lê Quốc ViệtThS. BSNT Nguyễn Hữu Thảo - ThS. BSNT Nguyễn Hữu ThảoTS. BS Lê Thị Liễu - TS. BS Lê Thị LiễuTS. BS Đàm Trọng Nghĩa - TS. BS Đàm Trọng NghĩaBS Hoàng Văn Sơn - BS Hoàng Văn SơnBS. Phạm Tùng Dương - BS. Phạm Tùng DươngBSCKI Phan Thị Thủy - BSCKI Phan Thị ThủyBS.CKI Lê Thị Thủy - BS.CKI Lê Thị ThủyThS.BS Thào Thị Thảo Nguyên - ThS.BS Thào Thị Thảo Nguyên
Δ
Bài viết liên quan
Ung thư tuyến giáp thể nhú giai đoạn 1 là một trong các dạng ung thư tuyến giáp phổ biến, và câu hỏi đặt ra…
Chuyên mục: Nội ung bướu
U tuyến giáp có những loại nào và phương pháp điều trị ra sao? Khi mắc phải u tuyến giáp có nguy hiểm không? Cùng…
Trong bốn loại ung thư tuyến giáp, ung thư tuyến giáp thể nhú là dạng phổ biến nhất và có tỷ lệ điều trị thành…
Sau khi trải qua ca phẫu thuật, nhiều bệnh nhân thường băn khoăn không biết mổ tuyến giáp bao lâu thì lành? Đây là một…
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ
MEDIPLUS Tân Mai
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.