40
Tác giả:Phạm Quang Nam
•
Chuyên mục:Nội ung bướu
MỤC LỤC
U tuyến giáp có những loại nào và phương pháp điều trị ra sao? Khi mắc phải u tuyến giáp có nguy hiểm không? Cùng theo dõi câu trả lời qua bài viết của Tổ hợp y tế Mediplus sau đây.
Tuyến giáp là một phần của hệ thống nội tiết, nằm ở trước cổ, ngay trên phần xương ức. Tuyến giáp chịu trách nhiệm về việc sản xuất hormone thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3). Hai hormone này có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, mạch và nhịp tim, tâm trạng và điều tiết quá trình trao đổi chất. U tuyến giáp là khối u hình thành bên trong tuyến giáp gồm những khối u rắn hoặc u nang chứa đầy chất lỏng.
Hầu hết các u tuyến giáp không gây ra dấu hiệu gì đáng chú ý. Tuy nhiên khi khối u phát triển lớn có thể gây ra các triệu chứng như sờ thấy khối u phía trước cổ, đau cổ, khó thở hay khó nuốt hoặc thay đổi giọng nói. U tuyến giáp được phân loại là ung thư và không phải ung thư.
U tuyến giáp 1 bên
Trong đó, cụ thể ung thư tuyến giáp sẽ được phân loại:
Còn u tuyến giáp không ung thư phần lớn là các nhân tuyến giáp lành tính, có thể là các nang tuyến giáp, nang hỗn hợp, viêm tuyến giáp,…
Hơn 95% các trường hợp u tuyến giáp được phát hiện ở người lớn là u lành tính, không phải ung thư. Mặc dù phần lớn các u tuyến giáp là lành tính, không cần điều trị nhưng một số trường hợp cũng gây ra các bệnh tuyến giáp cùng một số vấn đề như:
U tuyến giáp có gây nguy hiểm không? còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh
U tuyến giáp ác tính thường rất hiếm gặp, chiếm tỉ lệ chưa đến 6,5% trong tổng số các khối u tuyến giáp được chẩn đoán. Ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu không thể gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Khi các khối u ác tính bắt đầu xuất hiện thì sẽ có biểu hiện rõ rệt hơn như sưng cổ, thay đổi giọng nói, khàn tiếng, khó nuốt hoặc sưng hạch bạch huyết ở cổ và đau cổ.
U tuyến giáp thường phát triển chậm và có khả năng kiểm soát thành công cao thông qua các biện pháp điều trị như phẫu thuật, hoá trị, xạ trị, liệu pháp hormone và liệu pháp i-ốt phóng xạ. Tuy nhiên một số trường hợp có thể gặp như sau:
– Ung thư tuyến giáp tái phát
Ung thư tuyến giáp vẫn có nguy cơ tái phát ngay cả khi đã cắt bỏ tuyến giáp hoặc đã điều trị thành công. Hầu hết các trường hợp ung thư tuyến giáp sẽ ít tái phát. Dù đa phần các trường hợp sẽ ít tái phát nhưng nếu các tế bào ung thư đã lan ra ngoài tuyến giáp trước khi cắt bỏ thì nguy cơ tái phát sẽ khá cao.
Khi ung thư tuyến giáp tái phát thường sẽ được phát hiện trong 5 năm đầu tiên sau chẩn đoán ban đầu. Nhưng cũng có một số trường hợp phải sau 20 năm thì loại ung thư này phát triển khá chậm. Những vị trí có thể tái phát ung thư tuyến giáp gồm có:
Nhận biết một số biểu hiện cho thấy ung thư tuyến giáp tái phát như:
Khi có biểu hiện này thì cần đến bác sĩ chuyên khoa để được điều trị sớm, giai đoạn này bênh vẫn có tiên lượng tốt và cơ hội điều trị cao. Nhưng những triệu chứng này cũng làm người bệnh đau đớn, khó chịu, mệt mỏi và tốn kém chi phí điều trị.
– Ung thư tuyến giáp di căn
Ung thư tuyến giáp di căn là khi khối u đã di căn đến các bộ phận khác của cơ thể chẳng hạn như các hạch bạch huyết, gan, phổi, xương, da, não,…
Ung thư tuyến giáp di căn có thể được phát hiện ngay trong lần chẩn đoán đầu tiên hoặc xảy ra sau khi điều trị. Nhưng khá may mắn rằng ung thư tuyến giáp phần lớn ít di căn. Nếu xảy ra trường hợp di căn thì người bệnh có thể gặp một số biểu hiện như mệt mỏi, chán ăn, hay buồn nôn và ói mửa, giảm cân không rõ nguyên nhân.
Việc phát hiện và điều trị ung thư tuyến giáp ở giai đoạn đầu có ý nghĩa rất quan trọng, giúp giảm di căn và tăng khả năng điều trị thành công.
U tuyến giáp thường có tốc độ phát triển chậm
Xem thêm: U tuyến giáp có lây không? 2 cách điều trị 3 lưu ý
Trên thực tế, biểu hiện của u tuyến giáp không rõ ràng và gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác về tuyến giáp. Điều này khiến cho người bệnh không được điều trị đúng nếu không thăm khám kỹ lưỡng tại địa chỉ uy tín. Về lâu dài nếu bệnh tuyến giáp không được điều trị đúng thì có thể để lại biến chứng nghiêm trọng như suy tim, bệnh nhân có nguy cơ hôn mê sâu hoặc tử vong.
Vì vậy, nếu có các biểu hiện sau thì bệnh nhân nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt:
Nếu có khối u ở tuyến giáp bệnh nhân thường thấy biểu hiện cổ to bất thường, khi sờ vào có thể thấy một khối u đang di chuyển. Người có u tuyến giáp sẽ cảm thấy khó khăn khi nuốt thức ăn, nuốt nước bọt và có dấu hiệu khàn tiếng.
Vì vậy ngay khi có những triệu chứng này thì người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị.
Tìm hiểu: Bị tuyến giáp có uống được sữa đậu nành không? 3 Lưu ý
Khi khám sức khỏe người bệnh sẽ được yêu cầu thực hiện động tác nuốt vì khối u ở tuyến giáp sẽ di chuyển lên xuống khi nuốt. Các bác sĩ sẽ kiểm tra các dấu hiệu lâm sàng như tăng phản xạ, run tay hoặc nhịp tim bất thường, phù mặt, da khô,… là triệu chứng của bệnh cường giáp hoặc nhược giáp.
Để đánh giá chức năng tuyến giáp thì bác sĩ sẽ cho thực hiện các xét nghiệm như định lượng thyroxin, triiodothyronine trong máu và các hormone kích thích tuyến giáp khác được giải phóng bởi tuyến yên. Từ đó sẽ kết luận được lượng thyroxin được sản sinh là nhiều hay ít.
Siêu âm tuyến giáp sẽ sử dụng sóng âm thanh với tần số cao thay vì bức xạ để tạo ra các hình ảnh chân thực nhất. Kỹ thuật này sẽ cung cấp thông tin chuẩn xác về hình dạng và cấu trúc của các bướu nhỏ. Bên cạnh đó, siêu âm cũng được sử dụng để phân biệt cấu trúc của các dạng nang, xác định sự hiện diện của đa nhân bên trong tuyến giáp.
Sinh khiết sẽ giúp các bác sĩ chẩn đoán rằng đó có phải là tế bào ung thư hay không. Phương pháp này giúp phân biệt được u giáp lành tính và ác tính. Để thực hiện thủ thuật này, bác sĩ sẽ dùng kim rất nhỏ chèn vào niêm mạc để lấy tế bào tuyến giáp ra. Thủ thuật sẽ thực hiện tại phòng vô trùng với thời gian khoảng 20 phút.
Các bác sĩ sẽ sử dụng siêu âm để giúp định vị hướng đặt kim. Quá trình này cần được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn cao vì các thủ thuật này đều có một phần nguy cơ trong đó. Các mẫu tế bào sau khi lấy sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm và phân tích dưới kính hiển vi.
Một số trường hợp bác sĩ sẽ đề nghị xạ hình tuyến giáp để đánh giá bệnh rõ ràng và chính xác hơn. Khi bắt đầu, một đồng vị phóng xạ i-ốt sẽ được tiêm vào tĩnh mạch tay người bệnh. Cùng lúc đó một chiếc máy ảnh đặc biệt sẽ quet qua tạo thành hình ảnh tuyến giáp ở trên màn hình máy tính.
Các bướu sản sinh và hormone tuyến giáp ngoại lai sẽ xuất hiện khi quét vì chúng chiếm nhiều đồng vị hơn so với tế bào và mô khác. Các nốt lạnh không hoạt động sẽ xuất hiện dưới dạng khuyết hoặc lỗ hỏng. Còn nốt nóng gần như là lành tính nhưng vẫn có một số ít có khả năng gây ung thư.
Tuy nhiên phương pháp này sẽ khó phân biệt được khối u là lành tính hay ác tính của các nốt lạnh. Thời gian xạ hình cũng khá lâu và có thể thay đổi tùy thuộc vào việc mất bao lâu để đồng vị tiếp cận với tuyến giáp. Bệnh nhân có thể cảm thấy khó chịu ở cổ khi xạ hình quá lâu. Đồng thời trong quá trình làm cũng phải tiếp xúc trực tiếp với lượng nhỏ bức xạ.
Sau khi tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán nếu kết quả sinh thiết là u lành tính thì bạn chỉ cần theo dõi mà không cần can thiệp gì nhiều. Nếu sau một thời gian khối u lớn hơn thì bạn có thể được yêu cầu sinh thiết lại. Bên cạnh đó nếu các trường hợp cần điều trị thì bác sĩ sẽ áp dụng một số phương pháp sau:
Điều trị u tuyến giáp lành tính thực hiện với thuốc Levothyroxine. Đây là một dạng tổng hợp của thyroxin được chiết suất dưới dạng viêm. Khi bổ sung thêm hormone tuyến giáp sẽ báo hiệu để tuyến yên sản sinh ra TSH ít hơn, đây là hormone kích thích sự phát triển của mô tuyến giáp.
Tuy nhiên hiện nay phương pháp này vẫn còn nhiều tranh cãi do chưa có bằng chứng rõ ràng về việc điều trị bằng thuốc sẽ giúp thu nhỏ kích thước của các khối u, kể cả u lành tính.
Một số u tuyến giáp lành tính sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật nếu khối u lớn làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày như khó thở, khó nuốt bị nghẹn, thậm chí còn có thể gây co thắt đường hô hấp, mạch máu hoặc thực quản. Bên cạnh đó, các bướu được chẩn đoán là không xác định hoặc nghi ngờ ác tính cũng cần được kiểm tra dấu hiệu ung thư bằng phẫu thuật sẽ chính xác hơn.
Phẫu thuật là một biện pháp điều trị u tuyến giáp
Để phòng ngừa u tuyến giáp người bệnh cần nghỉ ngơi điều độ, thư giãn vì căng thẳng kéo dài sẽ làm tăng mức cortisol – một loại hormone gây ức chế hoạt động của tuyến giáp. Mức cortisol cao có thể làm giảm sản xuất hormone kích thích tuyến giáp (TSH) dẫn đến suy giáp.
Để giảm căng thẳng bạn có thể thực hành các bài tập như thiền định, yoga, hít thở sâu hoặc tham gia các hoạt động thư giãn như đọc sách, nghe nhạc. Giấc ngủ đủ cũng giúp cơ thể tái tạo năng lượng cũng như ổn định nồng độ hormone, từ đó hỗ trợ sức khỏe tuyến giáp.
Nếu bạn cắt bỏ một phần hay toàn bộ tuyến giáp để điều trị ung thư thì bạn sẽ phải điều trị thêm bằng iốt phóng xạ. Vì vậy sau khi mổ tuyến giáp bác sĩ thường khuyến cáo tuân thủ chế độ ăn ít iốt trong 14 ngày trước khi điều trị. Khi đó, các tế bào tuyến giáp bao gồm cả tế bào ung thư sẽ trở nên đói iốt và sẽ dễ bị phá huỷ nhanh hơn bởi các tia phóng xạ. Bệnh cạnh đó người bị u tuyến giáp cần hạn chế:
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học giúp phòng ngừa u tuyến giáp
Ngoài các thực phẩm trên thì người bệnh có thể bổ sung các loại thực phẩm tốt cho sức khoẻ như:
Nên chia thành nhiều bữa ăn trong ngày, mỗi bữa ăn một ít. Điều này giúp bệnh nhân không còn tâm lý ngại ăn, từ đó tăng cường dưỡng chất giúp ngăn ngừa tình trạng suy nhược cơ thể.
Bệnh nhân ung thư tuyến giáp nếu điều trị bằng iốt phóng xạ thì nên bổ sung thêm:
Vận động thường xuyên là một trong những phương pháp tự nhiên để giúp duy trì sức khỏe cho cơ thể nói chung và tuyến giáp nói riêng. Tập thể dục giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sự lưu thông máu huyết, hỗ trợ sự hoạt động ổn định của tuyến giáp.
Các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ hoặc các bài tập tăng cường sức bền như bơi lội cũng có hiệu quả rất tốt. Bạn có thể đặt mục tiêu là vận động ít nhất 150 phút mỗi tuần để tăng cường sức khoẻ tổng thể, giúp tuyến giáp hoạt động tốt hơn.
Tập luyện thường xuyên để nâng cao sức khoẻ cho cơ thể
Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ là một phương pháp phòng ngừa quan trọng, giúp phát hiện sớm các nguy cơ bệnh lý tuyến giáp. Khi phát hiện được bệnh ở giai đoạn sớm không chỉ giúp tăng khả năng điều trị mà còn ngăn ngừa các biến chứng. Ngay cả với việc bị bệnh ung thư tuyến giáp, khi được phát hiện sớm cũng có thể mang lại kết quả điều trị khả quan nhất.
U lành tính tuyến giáp ở cả 2 thùy có nguy hiểm không?
U lành tính tuyến giáp cả 2 thuỳ có thể điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp hoặc chỉ bóc u tuỳ thuộc vào số lượng nhân tuyến giáp, vị trí các nhân giáp. Bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị với phác đồ phù hợp nhất. Hiện nay đối với u tuyến giáp lành tính còn được điều trị bằng phương pháp đốt sóng cao tần. Phương pháp này không cần phẫu thuật nhưng vẫn loại bỏ được nhân, bảo tồn được tuyến giáp và bệnh nhân không cần uống hormone cả đời.
U bướu tuyến giáp lan tỏa là gì và nguy hiểm như thế nào?
Bướu giáp lan toả khiến tuyến giáp bị to ra. Hầu hết các trường hợp này đều là lành tính, không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân không khám và theo dõi thường xuyên thì có thể gây ra nhiều biến chứng như loạn nhịp tim, mờ mắt, lồi mắt,…
Trên đây là thông tin về các loại ung thư tuyến giáp hiện nay cũng như giúp bạn giải đáp u tuyến giáp có nguy hiểm không. Tùy từng tình trạng bệnh khác nhau nhưng thì mức độ nguy hiểm cũng khác, nhưng tốt nhất bạn nên đi thăm khám càng sớm càng tốt được điều trị kịp thời và nâng cao chất lượng cuộc sống.
*Lưu ý: Bài viết là các kiến thức được chia sẻ, không thay thế cho khám, chẩn đoán và điều trị y khoa.
Đặt lịch khám bệnh
Chọn cơ sở khám(*)MEDIPLUS TÂN MAI
← Quay lại
Chọn loại dịch vụ khám Khám trong giờKhám ngoài giờKhám online
Chọn chuyên khoaGói khám tầm soát sức khỏe cho nam - Gói tiêu chuẩn - Gói khám tầm soát sức khỏe cho nam - Gói tiêu chuẩnGói khám tầm soát sức khỏe cho nam - Gói nâng cao - Gói khám tầm soát sức khỏe cho nam - Gói nâng caoGói khám tầm soát sức khỏe cho nữ - Gói cơ bản - Gói khám tầm soát sức khỏe cho nữ - Gói cơ bảnGói khám tầm soát sức khỏe cho nữ - Gói nâng cao - Gói khám tầm soát sức khỏe cho nữ - Gói nâng caoGói tầm soát và chăm sóc chuyên sâu Phụ khoa - Tuyến vú - Gói tầm soát và chăm sóc chuyên sâu Phụ khoa - Tuyến vúGói khám chuyên sâu hệ Tiêu hóa - Gói khám chuyên sâu hệ Tiêu hóaGói khám tầm soát sức khỏe cho nam giới - Gói cao cấp - Gói khám tầm soát sức khỏe cho nam giới - Gói cao cấpGói khám tầm soát sức khỏe cho nữ - Gói cao cấp - Gói khám tầm soát sức khỏe cho nữ - Gói cao cấpGói dịch vụ dành cho Doanh Nghiệp - Gói dịch vụ dành cho Doanh Nghiệp
Chọn bác sĩThS. BS Nguyễn Thị Diệu Hồng - ThS. BS Nguyễn Thị Diệu HồngTS. BSCKII Lê Quốc Việt - TS. BSCKII Lê Quốc ViệtThS. BSNT Nguyễn Hữu Thảo - ThS. BSNT Nguyễn Hữu ThảoTS. BS Lê Thị Liễu - TS. BS Lê Thị LiễuTS. BS Đàm Trọng Nghĩa - TS. BS Đàm Trọng NghĩaBS Hoàng Văn Sơn - BS Hoàng Văn SơnBS. Phạm Tùng Dương - BS. Phạm Tùng DươngBSCKI Phan Thị Thủy - BSCKI Phan Thị ThủyBS.CKI Lê Thị Thủy - BS.CKI Lê Thị ThủyThS.BS Thào Thị Thảo Nguyên - ThS.BS Thào Thị Thảo Nguyên
Δ
Bài viết liên quan
Ung thư tuyến giáp là một trong những loại ung thư phổ biến, và thời gian sống của bệnh nhân phụ thuộc vào nhiều yếu…
Chuyên mục: Nội ung bướu
Tam thất được xem là một loại thuốc quý trong Đông y với nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe. Vậy người bị bệnh…
Collagen là dưỡng chất quan trọng giúp duy trì làn da căng mịn, xương khớp chắc khỏe. Tuy nhiên, nhiều người bị u tuyến giáp…
Đốt sóng cao tần u tuyến giáp là phương pháp hiện đại, ít xâm lấn, giúp loại bỏ khối u hiệu quả mà không cần…
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ
MEDIPLUS Tân Mai
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.