U tuyến giáp uống thuốc gì? Gợi ý 3 loại

Cập nhật 15/04/2025

33

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Nội ung bướu

U tuyến giáp uống thuốc gì hiện đang là từ khóa được nhiều người tìm kiếm. Việc sử dụng thuốc để điều trị u tuyến giáp là điều khá phổ biến. Tuy nhiên, phải sử dụng đúng thuốc thì mới mang lại hiệu quả cao. Bài viết sau đây của Mediplus sẽ giúp bạn đọc biết u tuyến giáp uống thuốc gì sẽ mau khỏi bệnh. 

1. Bệnh tuyến giáp là gì? Các bệnh tuyến giáp thường gặp

Suy giáp

Suy giáp là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ hormone, làm chậm quá trình trao đổi chất của cơ thể. Nguyên nhân phổ biến nhất là viêm tuyến giáp Hashimoto, một bệnh tự miễn gây suy giáp mạn tính.

Các triệu chứng thường gặp gồm: mệt mỏi, sợ lạnh, tăng cân, yếu cơ, da và tóc khô, rối loạn kinh nguyệt, táo bón và các vấn đề về trí nhớ.

Bệnh tuyến giáp thường gặp là suy giáp

Bệnh tuyến giáp thường gặp là suy giáp

Bệnh cường giáp

Cường giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức, sản sinh nhiều hormone hơn nhu cầu của cơ thể. Nguyên nhân phổ biến nhất là bệnh Graves (Basedow), đặc trưng bởi bướu giáp lan tỏa, mắt lồi (thường gặp ở phụ nữ) và phù niêm ở vùng thấp xương chày. Các triệu chứng cường giáp bao gồm: Sụt cân không rõ nguyên nhân, nhịp tim nhanh, tăng tiết mồ hôi, rụng tóc, rối loạn kinh nguyệt, tiêu chảy và cảm giác bồn chồn, lo lắng.

U tuyến giáp (Nhân lành tính tuyến giáp)

Nhân giáp là bệnh tuyến giáp phổ biến nhất, đặc trưng bởi sự xuất hiện của các khối hoặc nốt trong nhu mô tuyến giáp. Thông thường, bệnh không có triệu chứng rõ ràng, nhưng khi nhân phát triển lớn, có thể gây chèn ép các cơ quan lân cận, dẫn đến khó thở, khó nuốt.

Nhân lành tính tuyến giáp không đe dọa tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc theo dõi và điều trị tùy thuộc vào kích thước, tính chất của nhân và các triệu chứng đi kèm.

Ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp là bệnh lý ác tính do sự tăng sinh bất thường của tế bào tuyến giáp. Ở giai đoạn đầu, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng và chỉ được phát hiện tình cờ qua siêu âm vùng cổ. Chẩn đoán xác định thường được thực hiện bằng sinh thiết tế bào kim nhỏ hoặc mô bệnh học. Ung thư tuyến giáp thường sẽ có 2 loại: 

  • Ung thư tuyến giáp thể biệt hóa: Thường sẽ tiến triển chậm, tiên lượng tốt.
  • Ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa: Diễn biến nhanh, dễ di căn và tiên lượng xấu.
Ung thư tuyến giáp là một bệnh lý rất nguy hiểm

Ung thư tuyến giáp là một bệnh lý rất nguy hiểm

Việc điều trị phụ thuộc vào loại ung thư và giai đoạn bệnh, thường bao gồm phẫu thuật, i-ốt phóng xạ và liệu pháp thay thế hormone.

2. Chẩn đoán bệnh u tuyến giáp thế nào?

Để biết bị u tuyến giáp uống thuốc gì, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra để được bác sĩ tư vấn kỹ hơn. Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh trước sau đó mới đưa ra loại thuốc điều trị phù hợp. Các phương pháp chẩn đoán u tuyến giáp gồm có: 

  • Chẩn đoán lâm sàng: Bác sĩ kiểm tra các dấu hiệu nghi ngờ, bao gồm đặc điểm của khối u. Ở giai đoạn sớm, khối u thường cứng, có bờ rõ, bề mặt nhẵn hoặc gồ ghề, di chuyển theo nhịp nuốt. Khi bệnh tiến triển, khối u có thể to lên, rắn hơn, nằm cố định trước cổ và kèm theo các triệu chứng như khó nuốt, khó thở.
  • Chẩn đoán cận lâm sàng: Để xác định chính xác, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh như:
    • Siêu âm tuyến giáp: Đánh giá kích thước, tính chất và mức độ phát triển của nhân giáp.
    • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp: Đo nồng độ hormone tuyến giáp để phân biệt giữa u lành tính và cường giáp.
    • Chụp cắt lớp vi tính (CT), cộng hưởng từ (MRI): Hỗ trợ đánh giá sự lan rộng của khối u.
    • Sinh thiết tế bào kim nhỏ (FNA): Xác định bản chất của khối u, giúp chẩn đoán ung thư tuyến giáp.
Bác sĩ chẩn đoán bệnh bằng nhiều phương pháp khác nhau

Bác sĩ chẩn đoán bệnh bằng nhiều phương pháp khác nhau

3. U tuyến giáp uống thuốc gì?

Nhiều người rất quan tâm đến việc u tuyến giáp uống thuốc gì? Để điều trị, người bệnh nên uống các loại thuốc sau đây: 

U tuyến giáp uống thuốc gì?

U tuyến giáp uống thuốc gì?

Thuốc thay thế hormone tuyến giáp

Liệu pháp thay thế hormone tuyến giáp được sử dụng để điều trị suy giáp trong các trường hợp tuyến giáp hoạt động kém do bệnh tự miễn, điều trị bằng i-ốt phóng xạ hoặc phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp. Một số loại thuốc thay thế hormone bao gồm: 

  • Levothyroxine (T4 tổng hợp): Là dạng phổ biến nhất giúp duy trì nồng độ hormone tuyến giáp ổn định. Một số thuốc trên thị trường:
    • Levothyrox: Có các hàm lượng 25mcg, 50mcg, 100mcg.
    • Berlthyrox: Có các hàm lượng 50mcg, 100mcg.
  • Liothyronine (T3 tổng hợp): Được sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt, có tác dụng nhanh hơn nhưng thời gian duy trì ngắn. Một số thuốc phổ biến:
    • T3 25mcg
    • Thuốc điều trị tuyến giáp Thyrozol 25mcg
    • Liothyronine: Có các hàm lượng 5mcg, 25mcg, 50mcg.

Việc lựa chọn thuốc và liều dùng sẽ dựa trên tình trạng sức khỏe và mức độ thiếu hụt hormone tuyến giáp của từng bệnh nhân. Thuốc điều trị tuyến giáp Thyrozol giúp điều trị bệnh nhanh nhưng hiệu quả trong thời gian ngắn. 

Thuốc điều trị tuyến giáp Thyrozol có tác dụng trong thời gian ngắn

Thuốc điều trị tuyến giáp Thyrozol có tác dụng trong thời gian ngắn

Thuốc kháng giáp Thiamazole và Propylthiouracil

Thuốc kháng giáp như Propylthiouracil (PTU) và Thiamazole được sử dụng để điều trị cường giáp ở người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên. Các thuốc này hoạt động bằng cách ức chế tuyến giáp sản xuất hormone, giúp kiểm soát tình trạng cường giáp trong vòng vài tuần mà không gây tổn thương vĩnh viễn. Tuy nhiên, nếu ngừng thuốc quá sớm, bệnh có nguy cơ tái phát cao.

Do đó, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị triệt để hơn như i-ốt phóng xạ hoặc phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp.

Tác dụng phụ của thuốc kháng giáp có thể bao gồm đau dạ dày, buồn ngủ, phát ban da, và có dư vị đắng trong miệng. Một số tác dụng phụ nghiêm trọng nhưng hiếm gặp gồm sốt, ớn lạnh, giảm bạch cầu, đau họng, vàng da và tổn thương gan.

Thuốc chẹn thụ thể beta

Thuốc chẹn beta thường được sử dụng trong điều trị các bệnh lý tim mạch như cao huyết áp và thiếu máu cơ tim cục bộ. Tuy nhiên, trong điều trị cường giáp, nhóm thuốc này được kê đơn để kiểm soát các triệu chứng do hormone tuyến giáp gây ra. Mặc dù không làm thay đổi nồng độ hormone tuyến giáp trong máu, thuốc chẹn beta giúp giảm các triệu chứng như nhịp tim nhanh, run tay và hồi hộp.

Uống thuốc chẹn thụ thể beta để điều trị bệnh

Uống thuốc chẹn thụ thể beta để điều trị bệnh

Các loại thuốc này có tác dụng nhanh, giúp cải thiện triệu chứng trong vòng vài giờ. Tuy nhiên, một số người có thể gặp tác dụng phụ như làm trầm trọng thêm hội chứng Raynaud, gây thay đổi màu sắc ở ngón tay, ngón chân khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh. Nếu xuất hiện tình trạng này trong quá trình điều trị, người bệnh cần báo ngay với bác sĩ để được tư vấn và điều chỉnh thuốc phù hợp.

Xem thêm: Nang keo tuyến giáp kiêng ăn gì, ăn gì? 3 Lưu ý

4. Tác dụng phụ khi sử dụng các loại thuốc trị u tuyến giáp

Thuốc điều trị u tuyến giáp lành tính có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh, giúp điều chỉnh hormone tuyến giáp và ngăn ngừa biến chứng. Tuy nhiên, việc sử dụng không đúng liều lượng hoặc không phù hợp với cơ địa có thể gây ra một số tác dụng phụ như sau:

  • Nhịp tim nhanh, đánh trống ngực: Người bệnh có thể cảm thấy tim đập mạnh, nhanh hơn bình thường, gây cảm giác hồi hộp, lo lắng.
  • Tăng huyết áp: Một số loại thuốc có thể làm huyết áp tăng nhẹ.
  • Khó ngủ, mất ngủ: Người bệnh có thể gặp khó khăn khi đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.
  • Run tay, run chân: Thường xảy ra khi sử dụng thuốc kháng giáp, đặc biệt ở liều cao.
  • Buồn nôn, rối loạn tiêu hóa: Một số trường hợp có thể gặp buồn nôn, đầy hơi hoặc tiêu chảy nhẹ.
  • Tóc khô, dễ gãy rụng: Các thay đổi hormone do thuốc có thể làm tóc yếu hơn, dễ gãy rụng.
  • Đổ nhiều mồ hôi: Người bệnh có thể cảm thấy nóng bức, tiết nhiều mồ hôi dù không vận động nhiều.
  • Nhạy cảm với nhiệt độ: Một số người trở nên nhạy cảm hơn với thời tiết lạnh hoặc nóng.
  • Phản ứng dị ứng: Bao gồm phát ban, ngứa, sưng phù, khó thở.
  • Rối loạn chức năng gan: Một số loại thuốc điều trị u tuyến giáp lành tính có thể gây tăng men gan, vàng da.
  • Suy giảm bạch cầu: Là tình trạng hiếm gặp nhưng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

5. Các phương pháp điều trị u tuyến giáp hiệu quả

U tuyến giáp uống thuốc gì để nhanh khỏi cũng phần nào được giải đá. Bên cạnh đó, người bệnh có thể điều trị u tuyến giáp bằng các phương pháp sau đây: 

Đốt sóng cao tần điều trị u tuyến giáp

Đốt u tuyến giáp bằng sóng cao tần là phương pháp điều trị hiện đại, ít xâm lấn, giúp loại bỏ u tuyến giáp mà không cần phẫu thuật. Phương pháp này được chỉ định cho các khối u từ 15mm có xu hướng phát triển, gây nuốt nghẹn, khó nuốt, khàn giọng.

Điều trị u tuyến giáp bằng cắt đốt u sóng cao tần

Điều trị u tuyến giáp bằng cắt đốt u sóng cao tần

Bác sĩ sẽ sử dụng một đầu kim siêu nhỏ đưa qua da cổ để tiếp cận và tiêu hủy khối u bằng nhiệt. U sẽ dần teo nhỏ và biến mất mà không gây đau, không cần nằm viện, đồng thời bảo toàn mô lành tuyến giáp. Đây là lựa chọn tối ưu cho bệnh nhân có u lành tuyến giáp.

Xem thêm: Giá đốt sóng cao tần u tuyến giáp là bao nhiêu? Ở đâu tốt 2025

Sử dụng liệu pháp hormone

Liệu pháp hormone được chỉ định sau khi điều trị i-ốt phóng xạ (I-131) hậu phẫu, sau phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp, hoặc trong trường hợp bệnh nhân có di căn lan tràn sau điều trị triệt căn thất bại. Mục đích khi sử dụng liệu pháp này là: 

  • Bù đắp hormone tuyến giáp bị thiếu hụt: Khi tuyến giáp bị cắt bỏ hoặc chức năng suy giảm sau điều trị, việc bổ sung hormone giúp duy trì hoạt động bình thường của cơ thể, ngăn ngừa suy giáp.
  • Ức chế sự phát triển của tế bào ung thư: Liệu pháp hormone giúp giảm nồng độ TSH (hormone kích thích tuyến giáp) – yếu tố có thể kích thích sự phát triển của tế bào ung thư còn sót lại.

Phẫu thuật

Phẫu thuật tuyến giáp là phương pháp điều trị chính đối với u tuyến giáp ác tính, giúp loại bỏ khối u và ngăn chặn nguy cơ di căn. Tùy vào mức độ tiến triển của bệnh, bác sĩ có thể chỉ định:

  • Cắt một phần tuyến giáp: Được áp dụng trong trường hợp khối u nhỏ, chưa lan rộng, giúp bảo tồn chức năng tuyến giáp.
  • Cắt toàn bộ tuyến giáp: Thường được thực hiện khi khối u lớn hoặc có nguy cơ di căn, giúp loại bỏ hoàn toàn tuyến giáp để ngăn chặn tái phát.
  • Cắt toàn bộ tuyến giáp kết hợp nạo vét hạch cổ: Là phương pháp tối ưu đối với ung thư tuyến giáp đã lan đến hạch bạch huyết vùng cổ, giúp loại bỏ tế bào ung thư triệt để hơn.
Phẫu thuật được áp dụng để điều trị u tuyến giáp

Phẫu thuật được áp dụng để điều trị u tuyến giáp

Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể cần liệu pháp hormone thay thế suốt đời để bù đắp lượng hormone tuyến giáp thiếu hụt, đồng thời có thể kết hợp i-ốt phóng xạ để tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại.

Xạ trị 

Xạ trị thường không mang lại hiệu quả cao đối với u tuyến giáp ác tính thể biệt hóa, do loại ung thư này đáp ứng tốt hơn với phẫu thuật và điều trị i-ốt phóng xạ. Tuy nhiên, phương pháp này có vai trò quan trọng trong một số trường hợp đặc biệt, bao gồm:

  • U tuyến giáp ác tính thể không biệt hóa: Đây là dạng ung thư có tiên lượng xấu, tiến triển nhanh và khó điều trị. Xạ trị được sử dụng để kiểm soát khối u, giảm triệu chứng và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.
  • U tuyến giáp ác tính thể tủy: Xạ trị có thể được chỉ định sau phẫu thuật nhằm tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại hoặc trong trường hợp khối u không thể phẫu thuật.

Xạ trị thường được thực hiện bằng phương pháp xạ trị ngoài, sử dụng chùm tia năng lượng cao chiếu trực tiếp vào vùng khối u. Tác dụng phụ có thể gặp phải bao gồm khô miệng, đau họng, nuốt khó và mệt mỏi.

6. 3 Lời khuyên phòng ngừa và chăm sóc bệnh nhân u tuyến giáp 

Cách điều trị u tuyến giáp tại nhà đơn giản là dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, người bệnh cũng lưu ý phòng ngừa và chăm sóc người bệnh hợp lý, cụ thể: 

Chế độ dinh dưỡng

Sau phẫu thuật tuyến giáp, người bệnh có thể gặp tình trạng khó nuốt, nuốt vướng do sưng nề vùng cổ. Để giảm bớt khó chịu, nên ưu tiên thực phẩm mềm, dễ nuốt như cháo, súp, sữa và uống đủ nước. Đồng thời, cần hạn chế thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ để tránh gây áp lực lên hệ tiêu hóa, giúp quá trình phục hồi diễn ra thuận lợi hơn.

Sinh hoạt, nghỉ ngơi

Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh làm việc quá sức trong giai đoạn hồi phục. Hạn chế nói to, la hét để tránh ảnh hưởng đến dây thanh quản nếu có can thiệp phẫu thuật. Đây là cách điều trị u tuyến giáp tại nhà hiệu quả, cải thiện sức khỏe của người bệnh.

Sinh hoạt tốt cũng là cách điều trị u tuyến tại nhà hiệu quả

Sinh hoạt tốt cũng là cách điều trị u tuyến tại nhà hiệu quả

Khám định kỳ để có thể phát hiện bệnh sớm

Người bệnh cần tái khám theo lịch hẹn để bác sĩ theo dõi chức năng tuyến giáp và điều chỉnh thuốc nếu cần. Nếu xuất hiện triệu chứng như mệt mỏi kéo dài, sụt cân bất thường, tim đập nhanh, cần đến bệnh viện kiểm tra ngay.

Đối với những người chưa mắc bệnh, nên kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt khi có yếu tố nguy cơ như tiền sử gia đình hoặc môi trường làm việc tiếp xúc với hóa chất độc hại.

7. Giải đáp thắc mắc khi u tuyến giáp

Người bị nhân tuyến giáp nên uống thuốc gì?

Người bị u tuyến giáp uống thuốc gì để mau khỏi là vấn đề được nhiều người quan tâm. Một số thuốc nên uống gồm có: 

  • Thuốc kháng giáp gồm Propylthiouracil (PTU 50mg), Thiamazole (Thyrozol 5mg, 10mg), Methimazole (Tapazole).
  • Thuốc chẹn beta, chủ yếu điều trị bệnh tim mạch, nhưng cũng dùng để giảm triệu chứng cường giáp (tăng nhịp tim, run, hồi hộp).

Uống gì để tiêu hết các khối u tuyến giáp?

Khoa học chưa chứng minh loại nước nào giúp tiêu u tuyến giáp. Để điều trị bệnh nên uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh cũng nên bổ sung thêm một số loại nước sau: 

  • Nước ép cam 
  • Nước chanh 
  • Nước ép cần tây 
  • Nước ép cà chua 
  • Nước ép táo 

Bị u tuyến giáp có nên uống thuốc nội tiết không?

CÓ. Dù u tuyến giáp thường lành tính, nhưng vẫn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nội tiết khác như tiểu đường, to đầu chi, bướu tuyến thận. Do đó, nhiều bệnh nhân thắc mắc về việc bổ sung thuốc nội tiết để duy trì sức khỏe tốt nhất.

U tuyến giáp lành tính có cần phải uống thuốc không?

U tuyến giáp lành tính là tình trạng phổ biến và thường không nguy hiểm. Việc có cần uống thuốc hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm kích thước khối u, triệu chứng, và ảnh hưởng của nó đến chức năng tuyến giáp.

Bài viết của MEDIPLUS cũng đã giúp bạn đọc giải đáp được vấn đề u tuyến giáp uống thuốc gì để mau khỏi, cách điều trị u tuyến giáp tại nhà. Nếu bệnh ngày càng trở nặng. người bệnh nên đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị. 

*Lưu ý: Bài viết là các kiến thức được chia sẻ, không thay thế cho khám, chẩn đoán và điều trị y khoa. 

5/5 - (1 bình chọn)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Đốt u tuyến giáp bằng sóng cao tần: 6 Ưu điểm, 2 nhược điểm

    Đốt u tuyến giáp bằng sóng cao tần là phương pháp điều trị tiên tiến dành cho u tuyến giáp lành tính. Kỹ thuật này…

    15 Th4, 2025
    38

    Chuyên mục: Nội ung bướu

    Ung thư tuyến giáp thể nhú kiêng ăn gì? 4 thực phẩm nên ăn

    Để điều trị ung thư tuyến giáp thể nhú hiệu quả, bên cạnh các phương pháp chữa trị, người bệnh cũng cần chú ý đến…

    24 Th12, 2024
    991

    Chuyên mục: Nội ung bướu

    U tuyến giáp có uống được tảo biển không? Gợi ý 3 loại

    Tảo biển là nguồn thực phẩm giàu i-ốt và dưỡng chất, được nhiều người tin dùng để hỗ trợ sức khỏe. Tuy nhiên, u tuyến…

    14 Th4, 2025
    36

    Chuyên mục: Nội ung bướu

    U tuyến giáp kiêng ăn gì, nên ăn gì? 5 Lưu ý, 4 Lời khuyên

    U tuyến giáp là căn bệnh lành tính thường gặp ở nữ giới và thường có thể điều trị khỏi bằng thuốc hoặc phẫu thuật.…

    24 Th2, 2025
    232

    Chuyên mục: Nội ung bướu

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám