Mang thai 3 tháng đầu mệt mỏi – 4 cách xử lý nhanh

Cập nhật 24/06/2023

10.5K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Sản khoa

90% phụ nữ mang thai 3 tháng đầu mệt mỏi do tình trạng ốm nghén, thiếu máu, căng thẳng. Mẹ bầu không nên quá lo lắng, nhưng cũng không nên chủ quan cơ thể mệt mỏi kéo dài sẽ ảnh hưởng tới thai nhi. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ bầu giải quyết 4 vấn đề chính gây nên tình trạng mệt mỏi này cùng cách xử lý.

Xem thêm:

1. Khắc phục ốm nghén cải thiện vấn đề mang thai 3 tháng đầu mệt mỏi

Muốn khắc phục tình trạng ốm nghén hiệu quả thì mẹ bầu cần biết các nguyên nhân chính gây ra tình trạng mệt mỏi trong 3 tháng đầu thai kỳ.

1.1 Nguyên nhân ốm nghén gây mệt mỏi ở bà bầu

Ốm nghén là hiện tượng xảy ra nhiều nhất vào 3 tháng đầu tiên của thai kỳ chính điều này gây nên tình trạng mang thai 3 tháng đầu mệt mỏi. Biểu hiện chủ yếu của ốm nghén là cảm giác buồn nôn, nôn khan hoặc nôn thật sự.

Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng ốm nghén là do nồng độ hormone Progesterone tăng lên làm các cơ hệ tiêu hóa bị giãn ra. Tình trạng này khiến lượng thức ăn ở dạ dày bị đẩy lên thực quản gây ra cảm giác buồn nôn và nôn.

Buồn nôn do ốm nghén thường xảy ra ở 3 tháng đầu thai kỳ khiến bà bầu cảm thấy mệt mỏi, mất sức

Buồn nôn do ốm nghén thường xảy ra ở 3 tháng đầu thai kỳ khiến bà bầu mang thai 3 tháng đầu mệt mỏi

Buồn nôn do ốm nghén thường xảy ra ở 3 tháng đầu thai kỳ khiến bà bầu cảm thấy mệt mỏi, mất sức

Sở dĩ, ốm nghén gây ra tình trạng mệt mỏi cho phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu là do:

  • Nôn nhiều gây ra tình trạng mất nước, chất điện giải và không giữ được thức ăn trong dạ dày. Điều này khiến cơ thể mẹ bầu dễ bị suy nhược vì thiếu nước và chất dinh dưỡng.
  • Cảm giác buồn nôn vì mùi vị thức ăn khiến mẹ bầu không ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để cung cấp cho cơ thể và nuôi bào thai đang hình thành.
  • Cơ thể suy nhược vì thiếu chất dinh dưỡng khiến mẹ bầu bị mất ngủ gây ra cảm giác thiếu ngủ, lờ đờ, mệt mỏi cho bà bầu trong 3 tháng đầu tiên.

1.2 Cách khắc phục tình trạng ốm nghén

Khắc phục tình trạng ốm nghén là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để cải thiện tình trạng mệt mỏi ở bà bầu 3 tháng đầu. Tìm hiểu ngay các cách khắc phục dưới đây.

Sử dụng Gừng, chanh giúp giảm nghén hiệu quả

  • Gừng: có khả năng giảm tiết acid trong trong dạ dày, làm giãn các cơn co thắt, giảm cảm giác buồn nôn. Mẹ bầu có thể sử dụng các món ăn, nước uống có thành phần gừng như trà gừng, nước gừng mật ong, mứt gừng, ô mai gừng, sinh tố dứa táo cà rốt gừng,…
  • Chanh: có vị chua ngọt, vị thơm dễ chịu nên có tác dụng đánh lạc hướng cảm giác buồn nôn cho mẹ bầu. Hàm lượng vitamin C dồi dào trong chanh có tác dụng giảm tình trạng chóng mặt, buồn nôn, giúp cơ thể tỉnh táo. Mẹ bầu có thể sử dụng phần thịt chanh để pha nước chanh, nước mía chanh, nước chanh mật ong; sử dụng phần vỏ để ngửi. Mẹ cũng có thể sử dụng tinh dầu chanh để xông tinh dầu, pha vào nước tắm,… để giảm cảm giác ốm nghén.
Các loại quả có múi như cam, chanh, quýt có tác dụng giảm ốm nghén rất tốt

Sử dụng gừng, chanh có tác dụng giảm ốm nghén rất tốt từ đó giúp giải thiện tình trạng mang thai 3 tháng đầu mệt mỏi

Lưu ý: Mẹ bầu nên sử dụng 1 – 2 lát gừng, 1 – 2 lát chanh nhỏ cho mỗi lần uống và uống tối đa 2 lần/ngày. Mẹ bầu không nên lạm dụng gừng và chanh bất cứ khi nào có cảm giác buồn nôn. Đặc biệt, mẹ bầu không nên uống nước gừng vào buổi tối, ăn chanh vào lúc đói vì sẽ khiến dạ dày bị đau.

Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ

Cách giúp mẹ bầu nạp đủ dinh dưỡng vào cơ thể dù bị buồn nôn với mùi vị thức ăn đó là chia thành nhiều bữa nhỏ.

  • Chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp mẹ bầu không bị đói, dạ dày trống gây cảm giác buồn nôn.
  • Giúp mẹ bầu nạp  2000 calo/ngày để có năng lượng cho các hoạt động sinh hoạt và nuôi dưỡng bào thai đang thành hình.

Lưu ý: Khi thực hiện chế độ chia nhiều bữa ăn nhỏ, mẹ bầu nên phân loại món ăn cho bữa chính và bữa phụ. Ví dụ:

  • Bữa chính gồm bữa sáng, trưa, tối thì mẹ bầu nên ăn các thực phẩm giàu calo, protein, vitamin, khoáng chất như cơm, cháo, bún, phở, các loại thịt, cá,…
  • Bữa phụ là các bữa ăn giữa các buổi sáng, chiều, tối với các món ăn nhẹ nhàng nhiều vitamin, khoáng chất như trái cây, bánh ngọt, các loại hạt, sữa,…

Mẹo giảm ốm nghén

Khi gặp các hiện tượng ốm nghén như buồn nôn, nôn,… thì mẹ bầu 3 tháng có thể áp dụng một số mẹo đơn giản, tức thì dưới đây sẽ giúp giảm tình trạng mang thai 3 tháng đầu mệt mỏi

  • Xúc miệng thường xuyên nếu thấy nước bọt tiết quá nhiều
  • Massage nhẹ nhàng vùng bụng
  • Bổ sung kẽm bằng các thực phẩm như hạt hạnh nhân, hạt lạc, sữa chua, ngũ cốc, hạt điều,…
  • Mẹ bầu không nên ăn các món ăn đang nóng hổi mà nên ăn các món ăn để nguội hoặc để lạnh để giảm phản ứng trào ngược dạ dày thực quản.
Bổ sung các loại hát ngũ cốc giúp giảm nghén

Bổ sung các loại hát ngũ cốc giúp giảm nghén

2. Cải thiện tình trạng thiếu máu – giúp giảm mệt mỏi khi mang thai 3 tháng đầu tiên

Cải thiện tình trạng thiếu máu gây ra bởi những nguyên nhân sau đây sẽ giúp mẹ bầu giảm được mệt mỏi trong 3 tháng đầu.

2.1 Nguyên nhân tình trạng thiếu máu gây mệt mỏi

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, cơ thể mẹ bầu lượng máu gấp đôi so với trước khi mang bầu để chia sẻ cho thai nhi. Do vậy, đây là thời điểm mà mẹ bầu dễ có nguy bị thiếu máu. Thiếu máu làm chậm quá trình vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Do vậy, dẫn đến cơ thể mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu mệt mỏi kèm theo hoa mắt, chóng mặt

2.2 Cách khắc phục tình trạng thiếu máu

Bổ sung sắt

Đây là việc quan trọng mà mẹ bầu cần làm bởi vì sắt đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra huyết sắc tố và máu. Bà bầu 3 tháng đầu cần phải bổ sung đủ 30mg sắt mỗi ngày.

Bà bầu nên bổ sung đủ 30mg sắt từ đường ăn và uống mỗi ngày

Bà bầu nên bổ sung đủ 30mg sắt từ đường ăn và uống mỗi ngày

Cách bổ sung sắt đúng cách cho bà bầu

  • Nhóm thực phẩm giàu chất sắt nên bổ sung mỗi ngày: thịt, cá, đậu nành, đậu phụ, trái cây khô, hạt điều, hạt lạc, rau súp lơ, rau bi na,…
  • Bổ sung qua sữa: Bà bầu 3 tháng đầu nên uống 3 – 4 ly sữa mỗi ngày, mỗi ly sữa khoảng 250ml.
  • Bổ sung viên sắt: Mẹ bầu nên uống sắt liên tục từ khi phát hiện mang thai đến giai đoạn cho con bú.

Lưu ý khi bổ sung sắt trong quý đầu thai kỳ

  • Thời điểm uống: Mẹ bầu nên uống viên sắt vào lúc đói. Khi uống nên kết hợp với các loại nước giàu vitamin C như nước cam, nước chanh, nước dứa,
  • Không uống cùng sữa: Mẹ bầu không nên uống sắt kết hợp với sữa vì trong sữa có nhiều canxi làm cản trở quá trình hấp thụ sắt.
  • Bổ sung nhiều nước và chất xơ: Khi uống sắt, mẹ bầu cần uống thêm nhiều nước, ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất xơ để giảm tình trạng táo bón do cơ thể không hấp thu hết nhiều khoáng chất.

3. Giải tỏa tâm lý, giữ tinh thần thoải mái giúp cải thiện mệt mỏi ở bà bầu

Những vấn đề về tâm lý như tự tin, lo âu, căng thẳng,… cũng có thể khiến phụ nữ mang thai 3 tháng đầu cảm thấy mệt mỏi.

3.1 Tại sao giữ tinh thần thoải mái giúp giảm mệt mỏi

  • 3 tháng đầu của thai kỳ, hệ nội tiết tố trong cơ thể mẹ thay đổi đột ngột với sự tăng lên của hormone Estrogen, Progesterone khiến cho tâm trạng mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn, có nhiều nỗi lo âu và căng thẳng hơn từ đó dẫn đến tình trạng mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu mệt mỏi
  • Thời điểm 3 tháng đầu, bào thai mới bắt đầu hình thành và chưa bám chặt trong tử cung. Điều này khiến cho nhiều mẹ bầu cảm thấy lo lắng về sự an toàn của con
  • Thêm nữa, lúc này cơ thể mẹ bầu bắt đầu tăng lên về kích thước để thích nghi với sự lớn lên của bào thai làm thay đổi về vóc dáng. Hormone Estrogen tăng lên làm cho làn da xuất hiện nhiều mụn, nám, sạm. Những thay đổi về ngoại hình cũng khiến cho mẹ bầu trở nên tự ti và nhiều muộn phiền hơn.
Mẹ bầu 3 tháng đầu thường hay khóc do tâm trạng có nhiều căng thẳng lo âu

Mẹ bầu 3 tháng đầu thường hay khóc do tâm trạng có nhiều căng thẳng lo âu

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thai nhi có thể cảm nhận được cảm xúc tiêu cực của mẹ thông qua nhịp tim và các tín hiệu hóa học qua nhau thai. Nếu mẹ bầu luôn ở trong tình trạng buồn phiền mệt mỏi thì sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu tới thai nhi sau khi sinh ra như bị tự kỷ, trầm cảm, tăng động,…

3.2 Cách khắc phục tình trạng này

Việc giải tỏa tâm lý, giữ tinh thần thoải mái vui vẻ là việc rất quan trọng với mẹ bầu lúc này. Bởi vì, tâm trạng tích cực sẽ giúp mẹ bầu quên đi các cảm giác mệt mỏi do ốm nghén gây ra. Cơ thể khỏe khoắn, tâm trạng tích cực sẽ giúp mẹ bầu ăn ngon và ngủ sâu hơn. Điều này sẽ giúp mẹ bầu giảm tình trạng mang thai 3 tháng đầu mệt mỏi

Dưới đây là một số cách mà mẹ bầu nên áp dụng để có tinh thần vui vẻ, lạc quan để vượt qua những cơn mệt mỏi trong kỳ tam cá nguyệt đầu tiên.

  • Tham gia các câu lạc bộ cho mẹ bầu: Khi tham gia các cộng đồng cho bà mẹ sẽ giúp mẹ bầu được nói chuyện, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, tâm sự với các mẹ bầu khác. Được kết nối với nhiều người sẽ giúp mẹ giải tỏa được các tâm trạng lo âu, nhờ đó là cảm thấy vui vẻ hạnh phúc hơn.
  • Chia sẻ các nỗi lo với chồng, người thân, bạn bè: Khi mẹ bầu nói ra được các tâm tư trong lòng, cũng là lúc tâm trạng được giải tỏa.
  • Cải tạo không gian sống: Những thay đổi mới trong ngôi nhà cũng khiến tâm trạng mẹ bầu trở nên tích cực hơn. Việc được làm điều mình thích sẽ khiến mẹ bầu quên đi cảm giác mệt mỏi và trở nên lạc quan hơn.
  • Tập thể dục thể thao: Thường xuyên vận động cơ thể với các bài tập nhẹ nhàng giúp cơ thể tiết ra hormone hạnh phúc Endorphins. Hormone này sẽ giúp tinh thần mẹ bầu phấn chấn, vui vẻ hơn.
Tập các môn thể thao nhẹ nhàng như Yoga giúp mẹ bầu vận động tiết ra hormone vui vẻ Endorphins

Tập các môn thể thao nhẹ nhàng như Yoga giúp mẹ bầu vận động tiết ra hormone vui vẻ Endorphins

4. Thiết lập chế độ làm việc vừa sức giúp giảm thiểu sự mệt mỏi bà bầu

Mẹ bầu trong 3 tháng đầu nên chú ý làm việc vừa sức để giảm thiểu tối đa các yếu tố gây mệt mỏi cho cơ thể. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục

4.1 Tại sao chế độ làm việc vừa sức giúp giảm mệt mỏi

Những nguyên nhân gây mệt mỏi cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ do liên quan tới yếu tố công việc như:

  • Làm các công việc nặng
  • Thời gian làm việc nhiều hơn 12h/ngày khiến cơ thể không có thời gian nghỉ ngơi.
  • Quãng đường đi làm xa và đi bằng xe máy khiến mẹ bầu bị xóc ở vùng bụng.
  • Tâm trạng căng thẳng, luôn suy nghĩ về công việc.
  • Thức khuya để hoàn thành các deadline.
Công việc căng thẳng khiến cho mẹ bầu bị mệt mỏi trong 3 tháng đầu thai kỳ

Công việc căng thẳng khiến cho mẹ bầu bị mệt mỏi trong 3 tháng đầu thai kỳ

4.2 Cách khắc phục tình trạng này

  • Thực hiện chế độ làm việc vừa sức: Mẹ bầu chỉ nên có thời gian làm việc không quá 10h/ngày để đảm bảo có đủ 7 – 8h/ngày để ngủ và 5 – 6h/ngày để nghỉ ngơi, vận động và làm các công việc khác.
  • Lắng nghe cơ thể để điều chỉnh chế độ làm việc phù hợp: Các triệu chứng mệt mỏi là dấu hiệu cơ thể thông báo mẹ bầu đã làm việc quá sức và cần nghỉ ngơi. Lúc này, mẹ bầu nên giảm các công việc xuống, dành thời gian để chăm sóc cơ thể mình.
  • Từ bỏ công việc: Mẹ bầu nên từ bỏ khi công việc đó mang tới nhiều căng thẳng, phải đi lại nhiều, di chuyển thường xuyên hoặc mang vác đồ lớn,…

Mẹo giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu mệt mỏi đó là giảm làm việc hiệu quả mà không quá sức. Cụ thể:

  • Đi làm sớm: Đi làm sớm giúp mẹ có giúp mẹ có thời gian di chuyển thong thả hơn khiến tâm trạng thấy thoải mái, bình tĩnh hơn.
  • Mang theo đồ ăn vặt: Mẹ bầu nên mang tới văn phòng những món ăn vặt mình yêu thích để bổ sung năng lượng cho cơ thể và tăng cảm giác hưng phấn vì ăn đồ ăn ngon.
  • Nghỉ ngơi đúng lúc: Mẹ bầu nên dành 30 phút buổi trưa để có một giấc ngủ ngắn giúp cơ thể có thời gian phục hồi.
  • Tư thế ngồi đúng: Mẹ bầu nên cố gắng ngồi tư thế thẳng để tránh cong vẹo cột sống, gây ra cảm giác mỏi lưng, vai, gáy.
  • Đi ngủ sớm trước 11h: Mẹ bầu nên đi ngủ sớm trước 11h để các cơ quan trọng cơ thể tập trung chuyển hóa các chất, phục hồi năng lượng sau 1 ngày dài hoạt động. Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ngủ đủ 7 – 8 tiếng.
Thực hiện chế độ làm việc vừa sức với mẹ bầu

Thực hiện chế độ làm việc vừa sức với mẹ bầu

Hy vọng 4 lời khuyên của Tổ hợp y tế MEDIPLUS có thể giúp mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu mệt mỏi giảm tình trạng này hiệu quả. Nếu bà bầu còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về mang thai thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.

*** Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Mẹ bầu bị tê tay có sao không? 7 Cách xử lý

    Tình trạng tê tay khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến, nhưng liệu mẹ bầu bị tê tay có sao không? Đây là…

    19 Th11, 2024
    30

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu ăn socola được không? 8 lợi ích, 3 lưu ý

    Socola được nhiều người ưa chuộng nhờ vào hương vị hấp dẫn và một số lợi ích cho sức khỏe. Hãy cùng Tổ hợp y…

    16 Th9, 2024
    747

    Chuyên mục: Sản khoa

    Vỡ ối mà tử cung chưa mở có nguy hiểm không? 4 lưu ý cho mẹ

    Vỡ ối là dấu hiệu cho thấy mẹ sắp chuyển dạ và chuẩn bị sinh bé ra, tuy nhiên vỡ ối mà tử cung chưa…

    28 Th10, 2024
    794

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu đau rát cổ họng: 7 nguyên nhân, 6 cách chữa trị

    Mẹ bầu đau rát cổ họng là tình trạng khá phổ biến trong thai kỳ, gây ra nhiều khó chịu cho các mẹ. Cảm giác…

    21 Th10, 2024
    139

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám