Bầu 3 tháng đầu ăn đậu xanh được không?

Cập nhật 04/09/2024

33.8K

BS Hoàng Văn Sơn

Tham vấn y khoa:BS Hoàng Văn Sơn

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Sản khoa

Bầu 3 tháng đầu ăn đậu xanh được không?” là điều mà nhiều mẹ bầu quan tâm vì đây là một thành phần xuất hiện trong nhiều món ăn hàng ngày hoặc các dịp lễ, Tết. Câu trả lời của Tổ hợp y tế MEDIPLUS là có. Lý do tại sao sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.

Xem thêm:

1. Bầu 3 tháng đầu ăn đậu xanh được không?

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu hoàn toàn có thể ăn được đậu xanh. Bởi trong đậu xanh có nhiều protein, chất xơ, chất béo, magie, canxi, các vitamin nhóm A, B, C, K,… Đây là những khoáng chất và vitamin cần thiết cho bà bầu không chỉ trong 3 tháng đầu, mà xuyên suốt thai kỳ.

dau-xanh-la-thuc-pham-nen-dung-trong-3-thang-dau-cua-me-bau

Đậu xanh được coi là thần dược đối với bà bầu trong kỳ tam cá nguyệt thứ nhất.

Theo Đông y, đậu xanh có vị ngọt tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hạ mỡ máu, hạ đường huyết. Theo Tây y, đậu xanh có nhiều chất chống oxy hóa, cung cấp năng lượng, bổ máu, chống loãng xương, ngăn ngừa táo bón thai kỳ,…

Phần tiếp theo sẽ là những phân tích cụ thể về thành phần và tác dụng của đậu xanh để giúp mẹ bầu hiểu vì sao bầu 3 tháng đầu nên ăn loại thực phẩm này.

2. Tác dụng của đậu xanh đối với mẹ bầu trong 3 tháng đầu

Sở dĩ, đậu xanh mang lại nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe bà bầu 3 tháng đầu bởi sở hữu những thành phần dinh dưỡng quan trọng như sau:

Thành phần dinh dưỡng Định lượng (tính trên 100g)
Năng lượng 131 KJ (31kcal)
Carbohydrate 6.97 g
Chất xơ 2.7 g
Chất béo 0.22 g
Chất đạm 1.83 g
Vitamin A 35 mgc
Thiamine (vitamin B1) 0.082 mg
Riboflavin (vitamin B2) 0.104 mg
Niacin (vitamin B3) 0.734 mg
Pantothenic acid 0.225 mg
Vitamin B6 0.141 mg
Axit folic 33 mcg
Vitamin C 12.2 mg
Vitamin K 14.4 mcg
Canxi 37 mg
Sắt 1.03 mg
Magie 25 mg
Mangan 0.216 mg
Phốt pho 38 mg
Kali 211mg
Kẽm 0.24 mg
Fluorua 19 mcg

Qua bảng thành phần trên có thể thấy đậu xanh là thực phẩm mà mẹ bầu nên ăn trong 3 tháng đầu. Vậy những lợi ích khi bà bầu sử dụng loại hạt này là gì? Cùng tìm hiểu những tác dụng tiêu biểu mà đậu xanh có thể mang lại cho sức khỏe của bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ ở phần dưới đây nhé.

2.1 Bổ sung năng lượng cho bà bầu 3 tháng đầu

Bào thai hình thành khiến cho nhu cầu năng lượng của mẹ bầu cũng cao hơn người bình thường.

mon-an-tu-dau-xanh-cung-cap-nhieu-nang-luong-cho-cac-hoat-dong-thuong-ngay-cua-me-bau

Món ăn từ đậu xanh cung cấp nhiều năng lượng cho các hoạt động hàng ngày của mẹ bầu

Nên việc ăn đậu xanh sẽ giúp bổ sung năng lượng cho bà bầu 3 tháng đầu vì hàm lượng carbohydrate dồi dào trong đậu xanh (6.97g) sẽ làm tăng mức glucose trong máu, cung cấp năng lượng cho toàn cơ thể.

2.2 Hỗ trợ hấp thu sắt cho thai nhi

Khi mang thai thể tích máu của mẹ tăng lên 50% do đó, nhu cầu sắt tăng lên để tạo huyết sắc tố mang oxy đến khắp cơ thể mẹ và thai nhi. Trong 100 g đậu xanh có 1.03 mg sắt. Mẹ bầu ăn đậu xanh sẽ hấp thu sắt vào cơ thể cung cấp cho quá trình tạo máu nuôi bản thân và thai nhi.

2.3 Ngăn ngừa cao huyết áp và xơ cứng động mạch

Trong thành phần của đậu xanh, chứa hàm lượng axit béo omega-3 có khả năng làm tan các mảng bám trên thành động mạch, ngăn ngừa tình trạng xơ cứng động mạch.

dau-xanh-giup-ngan-ngua-cao-huyet-ap-va-xo-cung-dong-mach-o-me-bau

Đậu xanh giúp ngăn ngừa cao huyết áp và xơ cứng động mạch ở mẹ bầu

Đậu xanh có khả năng hạn chế sự khởi phát của bệnh huyết áp cao nhờ làm giảm mức huyết áp tâm thu, đồng thời làm giảm sự thu hẹp của các mạch máu gây tăng huyết áp.

2.4 Giảm nguy cơ ung thư vú và tuyến tiền liệt

Vỏ đậu xanh được nghiên cứu có chứa nhiều hoạt chất thuộc nhóm flavonoid, chúng có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư đặc biệt là giảm nguy cơ ung thư vú và tuyến tiền liệt. Bên cạnh đó, một lượng lớn axit amin có trong đậu xanh cũng làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư.

2.5 Đậu xanh giúp bổ sung lượng đạm cho cơ thể mẹ bầu

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi mang thai bà bầu cần tăng thêm 15g đạm/ngày. Trong khi đó, đậu xanh lại chứa hàm lượng chất đạm cao (1.83 mg), nguồn đạm trong đậu xanh có thể so sánh tương đương với nguồn đạm từ động vật.

dau-xanh-bo-sung-luong-dam-can-thiet-cho-me-bau

Đậu xanh bổ sung lượng đạm cần thiết cho mẹ Bầu

Đạm trong đậu xanh có nhiều ưu điểm hơn đạm động vật vì không chứa hormone tăng trưởng và ít sử dụng chất bảo quản.

2.6 Giải nhiệt tốt, mát gan, tiêu độc

Khi mang thai, nội tiết tố thay đổi dẫn tới việc mẹ bầu thường xuyên gặp phải tình trạng nóng trong người. Đậu xanh có đặc tính mát, không độc nên tác dụng tốt trong việc giải nhiệt, mát gan, tiêu độc.

me-bau-nen-an-dau-xanh-trong-3-thang-dau-de-giai-nhiet-cho-co-the

Mẹ bầu nên ăn các món từ đậu xanh để giảm tình trạng nóng trong người ở 3 tháng đầu thai kỳ

Trên đây là những lợi ích tiêu biểu của đậu xanh đối với sức khỏe bà bầu. Để đậu xanh có thể phát huy tác dụng của mình, mẹ bầu nên biết cách ăn đậu xanh đúng cách.

3. Cách ăn đậu xanh đúng cách dành cho bà bầu trong 3 tháng đầu

Đậu xanh là một loại thực phẩm không độc, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Điều này đã được danh y Tuệ Tĩnh ghi chép trong cuốn Nam dược thần hiệu như sau: “Đậu xanh không độc, thanh nhiệt, có thể làm sạch mát nước tiểu, chữa lở loét, làm sáng mắt, trị được nhiều bệnh”.

an-dau-xanh-dung-cach-la-dieu-khong-phai-me-bau-nao-cung-biet

Ăn đậu xanh đúng cách là điều mà không phải mẹ bầu nào cũng biết

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng mẹ bầu có thể ăn đậu xanh tùy tiện. Việc ăn đậu xanh không đúng cách có thể gây những tác dụng phụ không như mong muốn. Dưới đây là cách ăn đậu đúng cho các mẹ bầu:

  • Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn đậu xanh không quá 2 lần/tuần: bởi đậu xanh có hàm lượng protein cao (mỗi lần ăn không quá nửa chén) nên việc ăn quá nhiều đậu xanh trong một thời gian dài sẽ làm cho dạ dày của bà bầu khó tiêu hoá hết, từ đó dẫn đến hiện tượng đầy bụng và khó chịu.
  • Mẹ bầu không nên ăn đậu xanh khi đói bụng: bởi vì theo Đông y đậu xanh có tính hàn. Việc nạp đậu xanh vào cơ thể lúc đang đói sẽ không tốt cho hoạt động của dạ dày, nhất là lúc dạ dày đang bị có bóp vì đói.
  • Mẹ bầu không nên ăn đậu xanh khi đang uống thuốc Đông y: bởi vì nó có thể làm giảm tác dụng của thuốc dẫn đến việc chữa bệnh không hiệu quả.

4. Gợi ý các món ăn từ đậu xanh cho bà bầu 3 tháng đầu

Đậu xanh có thể chế biến thành nhiều món khác nhau. Trong đó, 4 món dưới đây được xem là bổ dưỡng và ngon nhất cho bà bầu 3 tháng đầu.

Cháo thịt gà đậu xanh

chao-thit-ga-dau-xanh-la-thuc-an-bo-duong-tot-cho-suc-khoe-me-bau

Cháo thịt gà đậu xanh là món ăn bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe mẹ bầu

Nguyên liệu:

  • ½ bát con gạo tẻ.
  • ¼ bát con gạo nếp.
  • ½ con gà.
  • ¼ bát con đậu xanh còn lẫn vỏ.

Gia vị: mắm, muối,hạt nêm,hành lá,rau thơm,hàng khô.

Cách thực hiện:

  • Ngâm trong nước qua đêm hoặc 4 – 5 tiếng rồi cho vào nồi thêm nước lạnh nấu đến khi đậu nở bung và mềm.
  • Thịt gà rửa sạch, cho vào luộc thêm ít muối cùng hành khô. Khi gà chín thì vớt ra đĩa và xé nhỏ.
  • Gạo nếp, gạo tẻ đãi bằng nước sạch rồi để ráo.
  • Cho gạo vào nước dùng gà rồi đun sôi rồi để lửa nhỏ, thỉnh thoảng quấy cho không bị bén nồi và có nhựa cháo.
  • Khi gạo nở mềm, cho tiếp đậu xanh và thịt gà đã xé vào đun cùng. Thêm gia vị cho vừa ăn. Đun tiếp thêm 15-20 phút, tắt bếp, thêm hành lá, rau thơm thái nhỏ.

Cháo gạo lứt đậu xanh

Nguyên liệu:

  • 1 thìa gạo lứt vỡ.
  • 1 thìa gạo tẻ.
  • 1 thìa đậu xanh còn lẫn vỏ.
  • Hạt hạnh nhân, hạt điều: một vài hạt.
  • 60ml sữa.
  • 60ml nước.
  • 1 thìa đường.

Cách thực hiện:

  • Ngâm gạo lứt và gạo tẻ trong nước ấm khoảng 1 tiếng.
  • Đậu xanh rửa sạch, cho vào nồi thêm nước lạnh nấu đến khi đậu nở bung.
  • Cho gạo, đậu xanh, hạnh nhân, hạt điều và nước vào nồi.
  • Đun sôi, lửa nhỏ, thỉnh thoảng quấy cho không bị bén nồi và có nhựa cháo.
  • Khi gạo đã chín mềm, thêm sữa tươi và đường. Khuấy đều cho đường tan.
  • Nếu muốn ăn loãng thì có thể thêm nước và sữa tươi.
  • Tắt bếp, để cháo nguội 10-15 phút rồi lọc qua rây hoặc dùng máy xay để được độ mình thích hợp.

Chè đậu xanh nha đam

che-dau-xanh-nha-dam-giup-giai-nhiet-cho-ba-bau

Chè đậu xanh nha đam giúp giải nhiệt cho bà bầu

Nguyên liệu: (cho 4 bát chè)

  • 1 lá nha đam, khoảng 500 gr.
  • 200 gr đậu xanh.
  • 1 bát con bột sắn dây.
  • Đường (tùy khẩu vị).
  • ½ quả chanh.
  • 500 ml nước.
  • Dầu chuối.

Cách thực hiện:

  • Nha đam bỏ phần vỏ xanh, chỉ lấy phần thịt trắng bên trong, xắt hạt lựu.
  • Ngâm nha đam vào 1 bát nước có vắt ½ quả chanh và 1 thìa đường trong 30 phút rồi bóp cho hết nhớt và rửa lại với nước sạch.
  • Đậu xanh ngâm đã xát vỏ ngâm trong nước lạnh khoảng 2 giờ, vo sạch lại với nước.
  • Đổ nước và đậu xanh vào nồi, đun sôi hớt bọt. Đun đến khi đậu xanh chín nhừ thì thêm đường tùy theo khẩu vị.
  • Bột sắn hòa tan với 1 chút nước, cho vào nồi đậu xanh, vừa đổ vừa khuấy cho bột sắn tan đều, không bị vón cục. Thêm nha đam vào nồi, đợi sôi lại thì tắt bếp.
  • Cho chè nha đam đậu xanh ra từng bát, để nguội, cho vào ngăn mát tủ lạnh hoặc ăn kèm đá. Khi ăn, có thể thêm chút tinh dầu chuối vào bát chè cho thơm.

Canh đậu xanh củ sen

Nguyên liệu:

  • 1 bát đậu xanh nguyên hạt
  • ½ bát ngô khô (đóng túi)
  • 1 củ sen
  • Gia vị cần thiết: muối, nêm…

Cách thực hiện: 

  • Đậu xanh và ngô đều ngâm trong nước ấm 2-3 giờ trước khi nấu.
  • Củ sen rửa sạch, gọt vỏ, nạo thành sợi nhỏ như làm nộm.
  • Cho nước vào nồi vừa đủ, nếu muốn nhanh bạn có thể dùng đến nồi áp suất.
  • Lần lượt đổ đậu xanh, ngô vào hầm đến khi mềm nhừ.
  • Cuối cùng cho củ sen, nêm chút muối sao cho vừa ăn.

5. Mẹ bầu trong 3 tháng đầu cần lưu ý gi khi ăn đậu xanh?

  • Những bà đầu có cơ địa thể hàn không nên ăn nhiều đậu xanh vì có thể khiến chân tay lạnh, lưng đau nhức, đi ngoài phân lỏng do bị tiêu chảy, khí huyết ngưng trệ, các khớp đau nhức.
  • Những bà bầu có thể chất suy nhược nên hạn chế ăn đậu xanh vì dễ bị đau bụng, đầy hơi. Bởi vì, lúc này hệ tiêu hóa của mẹ bầu đang yếu, khó hấp thu được đậu xanh do hàm lượng protein trong đậu xanh cao.
  • Khi chế biến đậu xanh mẹ bầu nên giữ nguyên vỏ bởi vì trong vỏ chứa nhiều hoạt chất thuộc nhóm flavonoid. Vỏ đậu xanh có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư, giảm nguy cơ bị mắc một số bệnh ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, giải độc, ngăn ngừa tình trạng mờ mắt.
  • Mẹ bầu không nên ăn đậu xanh khi còn sống vì dễ gây ra cảm giác buồn nôn, chóng mặt, say.
cac-me-bau-nen-luu-y-mot-so-diem-can-tranh-khi-an-dau-xanh

Các mẹ bầu nên lưu ý một số điểm cần tránh khi ăn đậu xanh

Tóm lại, câu trả lời cho câu hỏi “Bầu 3 tháng đầu ăn đậu xanh được không?” là CÓ. Tuy nhiên, mẹ cần ăn với liều lượng vừa phải và phù hợp với thể trạng hiện tại của mình. Nếu bà bầu có những câu hỏi khác về mang thai, thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để được Tổ hợp y tế MEDIPLUS tư vấn nhanh và chính xác nhất.

*** Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

4/5 - (1 vote)

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Mẹ bầu đau rát cổ họng: 7 nguyên nhân, 6 cách chữa trị

    Mẹ bầu đau rát cổ họng là tình trạng khá phổ biến trong thai kỳ, gây ra nhiều khó chịu cho các mẹ. Cảm giác…

    21 Th10, 2024
    149

    Chuyên mục: Sản khoa

    10 Cách chữa rạn da cho mẹ bầu tại nhà

    Trong suốt thai kỳ cơ thể phụ nữ sẽ thay đổi đáng kể và một trong những thay đổi thường gặp là sự xuất hiện…

    19 Th11, 2024
    37

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu bị ngứa toàn thân có nguy hiểm không? Gợi ý 5 cách chữa

    Mẹ bầu bị ngứa toàn thân hoặc từng vùng khi mang thai là một triệu chứng khá phổ biến, khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy…

    16 Th9, 2024
    1.2K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu bị tê tay có sao không? 7 Cách xử lý

    Tình trạng tê tay khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến, nhưng liệu mẹ bầu bị tê tay có sao không? Đây là…

    19 Th11, 2024
    45

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám