Có thai 3 tháng đầu uống hạt chia được không?

Cập nhật 24/06/2023

13.4K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Sản khoa

Câu hỏi: “Có thai 3 tháng đầu uống hạt chia được không” được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Bởi hạt chia nổi tiếng là “nhỏ mà có võ” vì vừa ngon vừa sở hữu nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây của Tổ hợp y tế MEDIPLUS.

Xem thêm:

1. Có thai 3 tháng đầu uống hạt chia được không?

Bà bầu có thể uống được hạt chia không chỉ trong 3 tháng đầu, mà còn trong suốt cả thai kỳ. Tuy nhiên, bà bầu phải uống với lượng vừa phải vào thời điểm thích hợp thì hạt chia mới mang lại hiệu quả tốt cho sức khỏe.

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu hoàn toàn có thể uống được hạt chia

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu hoàn toàn có thể uống được hạt chia

Sở dĩ bà bầu 3 tháng nên uống hạt chia bởi vì loại hạt nhỏ bé này rất giàu protein, acid béo omega-3, sắt, các chất chống oxy hóa, chất xơ,… Do vậy, hạt chia có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cho bà bầu như như bổ sung năng lượng, giảm cảm giác mệt mỏi, ngăn ngừa thiếu máu thai kỳ, kháng viêm,…

Để hiểu tại sao hạt chia được gọi là “nhỏ mà có võ” mẹ bầu hãy theo dõi phần tiếp theo về bảng thành phần và tác dụng cụ thể của hạt chia nhé.

Xem thêm:

2. Tác dụng của hạt chia đối với mẹ bầu 3 tháng đầu

Theo Y học hiện đại, hạt chia mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ. Bởi hạt chia sở hữu bảng thành phần gồm nhiều chất dinh dưỡng có khả năng hỗ trợ các vấn đề sức khỏe cho bà bầu trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất.

Dưới đây là bảng thành phần dinh dưỡng chi tiết của hạt chia (tính trên 100g) theo nguồn của USDA (Hoa Kỳ):

Tên thành phần dinh dưỡng Định lượng (100g)
Protein 16.5g
Carbohydrate 42.1g
Chất xơ 34.4g
Chất béo 30.7g
Omega-3 17.83g
Omega-6 5.84g
Vitamin C 1.6mg
Vitamin E 0.5mg
Vitamin B1 0.62mg
Vitamin B2 0.17mg
Vitamin B3 8.83mg
Folate 49 μg
Canxi 631mg
Sắt 7.72mg
Magie 335mg
Photpho 860mg
Kali 407mg
Natri 16mg
Kẽm 4.58mg
Đồng 0.92mg
Mangan 2.72mg
Selen 55.2μg

Nhìn vào bảng trên có thể thấy được một số tên thành phần dinh dưỡng rất cần thiết cho cơ thể bà bầu trong 3 tháng đầu như protein, chất xơ, Omega-3, sắt, canxi, magie, vitamin C, vitamin E,… Vì vậy, uống hạt chia mang lại nhiều tác dụng tốt cho bà bầu 3 tháng đầu. Cụ thể như sau:

2.1 Uống hạt chia giúp cung cấp năng lượng cần thiết cho bà bầu

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, người mẹ cần nhiều protein để chuyển hóa thành năng lượng để nuôi cơ thể và bào thai đang phát triển. Đây cũng là thời điểm bà bầu dễ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng do tình trạng ốm nghén gây cảm giác chán ăn và nôn thức ăn ra ngoài.

Hạt chia cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể bà bầu trong 3 tháng đầu

Hạt chia cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể bà bầu trong 3 tháng đầu

Uống hạt chia là một cách cung cấp năng lượng hiệu quả cho bà bầu vì trong hạt chia có hàm lượng protein cao (16.5g/100g). Bởi vì đây là protein thực vật nên cơ thể dễ tiêu hóa và hấp thu. Ngoài cung cấp năng lượng cho cơ thể thì protein còn tham gia vào quá trình hình thành tế bào cho thai nhi.

2.2 Giúp tăng lượng tế bào hồng cầu cho bà bầu trong 3 tháng đầu

Ba tháng đầu của thai kỳ là thời điểm mẹ bầu có nguy cơ thiếu sắt, thiếu máu cao do cơ thể đòi hỏi có nhiều máu để nuôi thai nhi. Do vậy, việc bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất sắt như hạt chia là rất cần thiết.

Trong hạt chia có hàm lượng sắt là 7.72mg/100g. Sử dụng hạt chia thường xuyên giúp cung cấp sắt cho cơ thể hình thành huyết sắc tố, tăng lượng tế bào hồng cầu để tạo ra nguồn máu đủ cung cấp cho cả mẹ bầu và thai nhi.

2.3 Bổ sung canxi giúp xương bà bầu, thai nhi chắc khỏe hơn

Bà bầu thường gặp tình trạng đau lưng, đau xương khớp trong suốt thai kỳ. Nguyên nhân là do trọng lượng bào thai ngày càng tăng lên trở thành gánh nặng và áp lực cho khung xương.

Sử dụng hạt chia vào nước uống giúp sẽ tăng vị ngon và chất dinh dưỡng cho cơ thể mẹ bầu

Sử dụng hạt chia vào nước uống giúp sẽ tăng vị ngon và chất dinh dưỡng cho cơ thể mẹ bầu

Uống hạt chia là một cách để bổ sung canxi (631mg/100g) cho cơ thể, giúp xương chắc khỏe, giảm nguy cơ bị loãng xương. Đồng thời, canxi cũng tham gia vào quá trình hình thành hệ xương cho thai nhi.

2.4 Hạt chia tốt cho não bộ của bé

Trong hạt chia có Omega-3 (17.83g) là một loại acid béo có tác dụng tốt tới việc hình thành và phát triển não bộ, thị giác cho thai nhi. Loại acid béo này rất cần trong 3 tháng đầu thai kỳ vì lúc này các tế bào hệ thần kinh và não bộ của thai nhi bắt đầu hình thành.

Omega-3 là dưỡng chất mà cơ thể không tự tổng hợp được. Do vậy, bà bầu nên thường xuyên bổ sung hạt chia vào thực đơn dinh dưỡng của mình.

2.5 Uống hạt chia giúp kiểm soát cân nặng bà bầu

Nhiều bà bầu có cảm giác thèm ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ do nồng độ nội tiết tố HCG (Human Chorionic Gonadotropin) tăng lên. Cảm giác thèm ăn khiến bà bầu luôn trong tình trạng cảm thấy đói bụng và ăn nhiều không kiểm soát. Điều này có nguy cơ dẫn tới tình trạng béo phì khi mang thai.

Sử dụng hạt chia thường xuyên và đúng cách giúp mẹ bầu giữ được cân nặng, hạn chế nguy cơ béo phì quá cân

Sử dụng hạt chia thường xuyên và đúng cách giúp mẹ bầu giữ được cân nặng, hạn chế nguy cơ béo phì quá cân

Do vậy, trong kỳ tam cá nguyệt thứ nhất, bà bầu nên uống hạt chia vì trong hạt chia có hàm lượng protein (16.5g) và chất xơ (34.4g) cao. Hai thành phần này có tác dụng mang tới cảm giác no lâu, ít đói, giảm tình trạng thèm ăn cho bà bầu.

2.6 Ngăn ngừa và giảm tình trạng táo bón ở bà bầu trong 3 tháng đầu

Táo bón thai kỳ là vấn đề mà hầu như bà bầu nào cũng gặp phải trong 3 tháng đầu tiên. Nguyên nhân là do nồng độ nội tiết tố Progesterone tăng lên để giảm các cơ trơn nhằm bảo vệ cho sự phát triển của thai nhi. Khi các cơ trơn giảm sẽ kéo theo sự hoạt động kém đi của các nhu động ruột gây ra tình trạng táo bón.

chia có khả năng cải thiện hệ tiêu hóa giúp bà bầu giảm triệu chứng khó chịu do táo bón thai kỳ

Chia có khả năng cải thiện hệ tiêu hóa giúp bà bầu giảm triệu chứng khó chịu do táo bón thai kỳ

Uống hạt chia sẽ giúp hoạt động của hệ tiêu hóa được cải thiện do hạt chia có lượng chất xơ rất cao (34.4g). Chất xơ có tác dụng điều chỉnh hoạt động của nhu động ruột nhanh hơn để giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn, giảm vấn đề khó tiêu, đầy hơi, táo bón cho bà bầu 3 tháng đầu.

2.8 Chống lão hóa và nám da ở bà bầu trong 3 tháng đầu

Làn da của bà bầu thường trở nên xấu đi trong 3 tháng đầu với các biểu hiện như nám da, mụn, sạm, nhiều nếp nhăn. Nguyên nhân chính là do nồng độ nội tiết tố nữ Estrogen tăng lên. Đồng thời, việc thiếu hụt vitamin và chất dinh dưỡng cũng khiến bà bầu không có đủ các dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng và phục hồi làn da.

Uống hạt chia là một cách để giúp mẹ bầu có làn da đẹp trong thai kỳ

Uống hạt chia là một cách để giúp mẹ bầu có làn da đẹp trong thai kỳ

Trong hạt chia các thành phần tốt cho làn da như vitamin C (1.6mg) có tác dụng sáng da, giảm mụn, chống lại các gốc tự do gây lão hóa da; vitamin E (0.5mg) có tác dụng dưỡng ẩm cho da; kẽm (4.58mg) có tác dụng ngừa mụn. Với nhiều thành phần tốt cho làn da như thế này thì bổ sung hạt chia thường xuyên sẽ giúp mẹ bầu cải thiện làn da hiệu quả.

2.9 Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường

Trong hạt chia có nhiều thành phần tốt cho hệ tim mạch, giảm lượng cholesterol trong máu như chất xơ và Omega-3. Thêm nữa, khi dạ dày tiêu hóa hạt chia sẽ sinh ra chất gelatin có tác dụng giảm nồng độ đường trong máu.

Vì vậy, bà bầu sử dụng hạt chia sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và tiểu đường thai kỳ trong 3 tháng đầu tiên.

2.10 Giảm căng thẳng thần kinh cho mẹ bầu

Thành phần Omega-3 trong hạt chia có tác dụng tốt trong việc tái tạo các tế bào thần kinh mới, giúp hệ thần kinh được thư giãn. Nhờ đó, mẹ bầu sẽ giảm đi tình trạng lo âu, căng thẳng trong 3 tháng đầu.

Hạt chia có tác dụng giảm căng thẳng thần kinh, mang tới cảm giác vui vẻ cho mẹ bầu

Hạt chia có tác dụng giảm căng thẳng thần kinh, mang tới cảm giác vui vẻ cho mẹ bầu

2.11 Hạt Chia giúp chống oxy hóa, kháng viêm

Trong thành phần của hạt chia có nhiều loại chất chống oxy hóa tốt như selen (55.2μg), vitamin C có tác dụng giảm hoạt động của các gốc tự do gây ra nhiều tác hại như gây ra dị tật ống thần kinh thai nhi, da bị lão hóa,…

Hạt chia có kích thước nhỏ nhưng có nhiều tác dụng tới sức khỏe mẹ bầu

Hạt chia có kích thước nhỏ nhưng có nhiều tác dụng tới sức khỏe mẹ bầu

Thành phần Omega-3 và vitamin C có tác dụng kháng viêm, nhờ đó có thể giảm hoạt động của các tác nhân gây viêm nhiễm cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu.

Từ bảng thành phần giàu chất dinh dưỡng và những tác dụng tốt cho sức khỏe kể trên, mẹ bầu 3 tháng đầu hoàn toàn có thể uống hạt chia. Điều quan trọng là mẹ bầu cần phải viết cách sử dụng đúng để hạt chia phát huy tối đa công dụng.

3. Cách uống hạt chia đúng cách dành cho bà bầu trong 3 tháng đầu

Các bác sĩ dinh dưỡng khuyên phụ nữ có thai 3 tháng đầu uống hạt chia đúng cách để mang tới nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, hạn chế tối thiểu các tác dụng phụ không mong muốn như gây tiêu chảy, dạ dày khó chịu,… Dưới đây là một vài lời khuyên sử dụng hạt chia đúng cách như sau:

  • Về hàm lượng: Mẹ bầu không nên uống quá 20g/ngày bởi hàm lượng chất xơ cao trong hạt chia kết hợp với chất xơ trong các loại thực phẩm khác sẽ gây quá tải cho dạ dày. Dạ dày không tiêu hóa được chất xơ gây đầy bụng, khó tiêu. Thêm nữa, hàm lượng chất xơ cao khiến cho cơ thể không hấp thu được các khoáng chất như magie, canxi, photpho. Điều này vừa khiến cho cơ thể thiếu hụt dưỡng chất vừa không tiêu hóa được dẫn tới bị táo bón thai kỳ.
  • Thời điểm uống: Thời điểm tốt nhất để uống hạt chia là vào sáng sớm trước khi ăn sáng và buổi tối sau khi ăn. Bởi vì, buổi sáng là thời điểm cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt nhất trong ngày. Do vậy, uống hạt chia lúc này sẽ được cơ thể hấp thu tối đa và có đủ năng lượng cho cả ngày. Còn đối với buổi tối thì việc uống hạt chia sẽ là một cách cung cấp thêm năng lượng cho các hoạt động của cơ thể mẹ và thai nhi trong cả đêm dài.
Bà bầu nên uống nước ấm với hạt chia vào buổi sáng

Bà bầu nên uống nước ấm với hạt chia vào buổi sáng

Trên đây là những lưu ý về cách uống hạt chia đúng cách. Trong phần tiếp theo sẽ là những gợi ý về các thức uống có hạt chia để mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.

4. Gợi ý các thức uống và món ăn từ hạt chia cho bà bầu

  • Mẹ bầu 3 tháng đầu nên thường xuyên uống hạt chia với nhiều cách khác nhau để tạo sự hứng thú, kích thích vị giác cho bà bầu.

4.1 Uống trực tiếp với nước ấm

Đây là một cách sử dụng hạt chia đơn giản mà mẹ bầu có thể thực hiện mỗi ngày, đặc biệt là vào buổi sáng và buổi tối.

Nước ấm hạt chia cung cấp nhiều năng lượng cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Nước ấm hạt chia cung cấp nhiều năng lượng cho mẹ bầu 3 tháng đầu

  • Mẹ bầu chỉ cần cho 1 thìa nhỏ hạt chia vào nước ấm
  • Để 5 phút cho hạt nở ra rồi uống
  • Để kích thích vị giác, mẹ bầu có thể cho thêm 1 chút mật ong hoặc 1 cục đường phèn nhỏ.

4.2 Uống với sữa tươi

Sự kết hợp giữa hạt chia và sữa tươi sẽ bổ sung nguồn dinh dưỡng và chất khoáng tốt cho sức khỏe bà bầu 3 tháng đầu. Cách thực hiện thực uống này rất đơn giản giống như đối với nước ấm như sau:

Món sữa tươi hạt chia tốt cho sức khỏe mẹ bầu 3 tháng đầu

Món sữa tươi hạt chia tốt cho sức khỏe mẹ bầu 3 tháng đầu

  • Mẹ bầu sử dụng 20g hạt chia cho mỗi lần uống
  • Cho vào sữa để ngâm trong 5 phút cho tới khi hạt chia nở ra là được.
  • Để tăng thêm hương vị cho thức uống thì mẹ bầu có thể kết hợp thêm với một số loại trái cây như dâu tây, xoài, chuối,…

4.3 Nấu canh hạt chia

Nấu canh hạt chia thực chất là việc cho hạt chia như một loại gia vị vào canh sau khi nấu ăn xong.

  • Mẹ bầu nên cho khoảng 2 thìa hạt chia khoảng 20g vào canh đang nóng
  • Hạt chia sẽ nở ra nhanh hơn mà không cần ngâm trong 5 phút giống như sữa với nước ấm.

4.4 Sinh tố dâu chuối hạt chia

Món sinh tố dâu chuối hạt chia có cách thực hiện đơn giản nhưng lại rất thơm ngon bổ dưỡng, kích thích vị giác ăn uống cho bà bầu mà không làm tăng cân.

Món sinh tố dâu tây chuối hạt chia thơm ngon tốt cho sức khỏe

Món sinh tố dâu tây chuối hạt chia thơm ngon tốt cho sức khỏe

Nguyên liệu:

  • Dâu tây: 400g.
  • Chuối: 1 quả.
  • Hạt chia: 2 muỗng.
  • Sữa: 250ml (bạn có thể sử dụng sữa không đường hoặc có đường tùy ý thích).

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch dâu tây, để ráo, cắt cuống.
  • Bóc vỏ chuối và cắt thành những miếng nhỏ.
  • Cho dâu tây, chuối, sữa và hạt chia và máy xay sinh tố, xay nhuyễn rồi đổ ra cốc thưởng thức.

4.5 Bánh mì hạt chia

Món bánh mì hạt chia có thể được biến tấu thành nhiều phiên bản trái cây tùy thuộc vào sở thích của bạn ví dụ như chuối, dâu tây, việt quất,…

Món sinh tố dâu tây chuối hạt chia thơm ngon tốt cho sức khỏe

Món sinh tố dâu tây chuối hạt chia thơm ngon tốt cho sức khỏe

Nguyên liệu:

  • Bánh mì sandwich: 4 lát.
  • Hạt chia: 1 – 2 thìa.
  • Chuối: 1 quả.
  • Bơ đậu phộng: 1 – 2 thìa.

Cách thực hiện:

  • Trét 1 lớp bơ đậu phộng lên bánh mì.
  • Cách chuối thành từng khoanh tròn, mỏng rồi xếp đều lên bánh mì.
  • Rắc hạt chia lên lớp chuối bơ đậu phộng rồi thưởng thức..

4.6 Sữa chua hạt chia

Món sữa chua hạt chia có cách thực hiện rất đơn giản giống như với sữa, nước ấm hay canh.

  • Cho 1 muỗng hạt chia vào 1 hộp sữa chua
  • Có thể cắt lát thêm trái cây khác để cho vào rồi thưởng thức.
Sữa chua hạt chia có thể kết hợp với dâu tây để tăng mùi vị thơm ngon

Sữa chua hạt chia có thể kết hợp với dâu tây để tăng mùi vị thơm ngon

Trên đây là 6 cách sử dụng hạt chia đơn giản nhưng vẫn ngon miệng. Mặc dù hạt chia tốt cho sức khỏe, nhưng mẹ bầu không nên sử dụng quá 20g mỗi ngày để không gặp các rủi ro không mong muốn.

5. Rủi ro có thể gặp khi bà bầu uống hạt chia không đúng cách

* Mẹ bầu 3 tháng đầu nên nắm rõ cách sử dụng hạt chia đúng cách để tránh gặp phải những rủi ro sau:

  • Hệ tiêu hóa gặp nhiều vấn đề: Khi mẹ bầu ăn quá nhiều hạt chia (trên 20g/ngày) thì có thể gây ra tình trạng tiêu chảy hoặc khó chịu ở dạ dày. Bởi vì hạt chia có hàm lượng chất xơ cao, kết hợp với chất xơ trong nhiều loại rau, củ, trái cây mà mẹ bầu bổ sung hàng ngày. Hàm lượng chất xơ cao trong dạ dày sẽ khiến cơ thể không hấp thu được các khoáng chất như canxi, magie, kali,… gây đầy hơi, khó tiêu, dạ dày khó chịu.
  • Hạt chia tương tác với thuốc: Hạt chia có thể tương tác với một số loại thuốc như thuốc về huyết áp, thuốc tiểu đường gây ra các hệ quả như nôn, đi ngoài, đau bụng,…
  • Dị ứng hạt chia: Với những mẹ bầu bị dị ứng với hạt chia thì không nên sử dụng vì có nguy cơ gặp các triệu chứng như đau bụng, ngứa, buồn nôn,…
  • Gây hạ huyết áp: Hạt chia có tác dụng làm hạ huyết áp, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều sẽ gây ra tình trạng huyết áp thấp, nguy hiểm tới tính mạng của bà bầu.
  • Chảy máu: Với những người bị bệnh viêm loét dạ dày, viêm ruột từng vùng thì nên hạn chế ăn hạt chia khi đang phát bệnh bởi vì hạt chia có thể làm hẹp đường tiêu hóa gây ra tình trạng đau bụng, chảy máu đường ruột.
Mẹ bầu nên thận trọng khi sử dụng hạt chia để tránh những rủi ro không mong muốn

Mẹ bầu nên thận trọng khi sử dụng hạt chia để tránh những rủi ro không mong muốn

Hy vọng bài viết đã giúp bạn có câu trả lời thỏa mãn cho câu hỏi “có thai 3 tháng đầu uống hạt chia được không?”. Mẹ bầu có thể sử dụng hạt chia cho toàn bộ thai kỳ, không chỉ riêng trong 3 tháng đầu tiên. Tuy nhiên, mẹ bầu nên sử dụng đúng cách để nhận được tối đa lợi ích mà hạt chia mang lại cho sức khỏe.

Nếu mẹ bầu còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về mang thai thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.

*** Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Mẹ bầu bị cúm 3 tháng đầu có nguy hiểm không? Gợi ý 4 cách chữ

    Cảm cúm là một trong những nỗi lo thường gặp của các mẹ bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vậy, mẹ…

    13 Th9, 2024
    420

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bà bầu ăn lá giang được không? 3 Lợi ích, 4 lưu ý

    Câu hỏi về việc bà bầu ăn lá giang được không là một thắc mắc phổ biến khi các mẹ bắt đầu lập thực đơn…

    16 Th9, 2024
    840

    Chuyên mục: Sản khoa

    Vỡ ối nhưng chưa đau đẻ có nguy hiểm không? Mẹ cần lưu ý gì?

    Vỡ ối là một trong những dấu hiệu rõ ràng cho thấy mẹ sắp sinh, thường xuất hiện cùng với các cơn co thắt tử…

    28 Th10, 2024
    496

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bầu ăn bánh chưng được không? 7 món mẹ hạn chế ăn ngày tết

    Bánh chưng là món ăn phổ biến trong những ngày tết, vậy bà bầu ăn bánh chưng được không? Bánh chưng có tốt cho sức…

    16 Th9, 2024
    727

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám