8.4K
Tham vấn y khoa:
•
Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh
Chuyên mục:Sản khoa
MỤC LỤC
Mang thai 3 tháng đầu bị ngứa vùng kín do thay đổi những thay đổi trong cơ thể và vệ sinh không đúng cách. Trong bài viết này, chuyên gia của Tổ hợp y tế MEDIPLUS sẽ chỉ ra 5 sai lầm khi chữa ngứa vùng kín ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu và hướng dẫn cách xử lý đúng cách.
Xem thêm:
Thụt rửa âm đạo là hình thức vệ sinh để mẹ bầu làm sạch sâu ở khu vực vùng kín. Nhiều mẹ bầu có thói quen sử dụng dung dịch vệ sinh để tạo cảm giác sạch sẽ hơn. Bởi vì dung dịch thụt rửa âm đạo thường có chứa kháng sinh và có mùi thơm. Tuy nhiên thói quen thụt rửa nhiều lần sẽ gây ra nhiều vấn đề cho vùng kín như:
Thụt rửa vùng kín nhiều lần là nguyên nhân khiến ngứa vùng kín ở bà bầu 3 tháng đầu càng thêm trầm trọng
Nhiễm trùng: Bà bầu mang thai 3 tháng đầu bị ngứa vùng kín thường xuyên sử dụng dung dịch vệ sinh để thụt rửa làm cho độ pH trong môi trường âm đạo bị mất cân bằng.
Thụt rửa âm đạo vô tình làm biến mất các loại vi khuẩn có lợi trong âm đạo và tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn gây bệnh từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào. Hệ quả của việc thường xuyên thụt rửa âm đạo đó là làm tăng nguy cơ viêm nhiễm âm đạo, lạc nội mạc tử cung,…
Tăng nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi: Trong 3 tháng đầu mang thai nếu mẹ bầu thường xuyên thụt rửa âm đạo sẽ làm tăng nguy cơ ảnh gây tổn thương âm đạo như viêm nhiễm âm đạo. Nếu như kéo dài và không được phát hiện sớm vi khuẩn có hại sẽ xâm nhập vào trong tử cung gây ra tổn thương và dẫn tới xuất huyết tử cung.
Hơn nữa, giai đoạn này thai nhi chưa bám chắc vào tử cung, việc thụt rửa âm đạo thường xuyên cũng gây ra những bất lợi nhất định cho thai nhi.
Viêm vùng chậu: Có khoảng 73% phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu bị viêm vùng chậu do thường xuyên thụt rửa âm đạo. Việc thụt rửa không đúng cách khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào vùng tử cung gây viêm dẫn tới các bệnh như viêm nhiễm tử cung, viêm ống dẫn trứng hoặc viêm buồng trứng.
Để tránh gặp mắc phải những bệnh ở trên, mẹ bầu nên biết hiểu cơ chế bảo vệ vùng kín của cơ thể và cách xử lý đúng cách như sau:
>>> Xem thêm:
Vệ sinh không đúng cách khi mang thai 3 tháng đầu bị ngứa vùng kín phổ biến nhất như thường xuyên ngâm rửa vùng kín, dùng khăn lau hay giấy vệ sinh không đảm bảo hay vệ sinh ngay sau khi “yêu” cũng là những nguyên nhân gây ngứa vùng kín. Cụ thể:
Vệ sinh vùng kín ngay sau khi đi tiểu tiện, đại tiện
Sai lầm các mẹ bầu mắc phải
Bà bầu mang thai 3 tháng đầu thường mắc phải sai lầm khi vệ sinh vùng kín ngay sau tiểu tiện, đại tiện
Hướng dẫn vệ sinh đúng cách ngay sau khi đi tiểu tiện, đại tiện
Không thay đổi tần suất vệ sinh theo tình trạng âm đạo khi mang thai
Sai lầm các mẹ bầu mắc phải: Khi mang thai 3 tháng đầu, âm đạo thường tiết ra nhiều khí hư hơn. Môi trường vùng kín ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập. Nếu mẹ chỉ vệ sinh 1 lần/ngày vào lúc tắm, hoặc để quần lót ẩm ướt cả ngày thì sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm cho bà bầu trong 3 tháng đầu mang thai.
Hướng dẫn mẹ bầu vệ sinh đúng cách:
Vệ sinh sau khi quan hệ tình dục
Sai lầm mẹ bầu thường mắc phải: Bầu mang thai 3 tháng đầu vẫn có thể “yêu” nhẹ nhàng mà không làm ảnh hưởng đến thai nhi. Sau mỗi cuộc “yêu” vùng kín bị tác động và có thể bị tổn thương. Nếu lúc này mẹ bầu vệ sinh vùng kín ngay sau khi quan hệ tình dục thì nước, dung dịch vệ sinh và tác động từ tay sẽ khiến cho vùng tổn thương bị nặng thêm.
Hướng dẫn vệ sinh đúng cách sau quan hệ:
Các loại thuốc đặt, thuốc bôi thường là các loại kháng sinh có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm giúp làm giảm ngứa, giảm viêm, cân bằng môi trường âm đạo và khí hư có mùi hôi khó chịu,… nên được nhiều mẹ bầu khi mang thai 3 tháng đầu bị ngứa vùng kín lựa chọn.
Sai lầm các mẹ thường mắc phải: Tự ý sử dụng thuốc khi bị ngứa vùng kín là sai lầm mà nhiều mẹ bầu thường mắc phải. Nếu sử dụng thuốc không đúng nguyên nhân và tình trạng bệnh thì sẽ không thể điều trị bệnh dứt điểm, có thể gây nhờn thuốc cho những lần sau.
Hướng dẫn các mẹ làm đúng: Khi thấy vùng kín có dấu hiệu bất thường như ngứa ngáy khó chịu mẹ bầu nên gặp bác sĩ ngay để chẩn đoán rõ nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.
Bà bầu mang thai 3 tháng đầu bị ngứa vùng kín không nên tùy ý sử dụng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ
Khi bà bầu mang thai 3 tháng đầu bị ngứa vùng kín nhiều mẹ bầu tìm đến các loại dung dịch vệ sinh vùng kín để rửa hàng ngày. Tuy nhiên, bản chất của các loại dung dịch vệ sinh là chất tẩy rửa nên mẹ bầu không nên dùng nhiều lần trong ngày và không nên dùng để thụt rửa âm đạo để tránh gây phản tác dụng.
Sai lầm mẹ bầu thường hay mắc phải: Mẹ bầu tự ý sử dụng các loại dung dịch vệ sinh có chất tẩy rửa mạnh sẽ làm mất cân bằng pH trong môi trường âm đạo, tiêu diệt vi khuẩn có lợi nên dễ gây dị ứng hoặc viêm nhiễm âm đạo.
Hướng dẫn mẹ bầu sử dụng các loại dung dịch vệ sinh
Lạm dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ có thể gây mất cân bằng pH âm đạo và gây ngứa khó chịu cho bà bầu trong 3 tháng đầu mang thai
Quần lót là nội y không thể thiếu đối với phụ nữ nói chung. Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu cần đặc biệt quan tâm tới quần lót để hạn chế các nguy cơ mắc bệnh vùng kín.
Sai lầm mẹ bầu mắc phải: Sai lầm phổ biến của nhiều mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu bị ngứa vùng kín đó là chủ quan trong việc sử dụng quần lót, không quan tâm tới chất liệu, kích cỡ. Đồ lót chật, chất liệu kém chất lượng không thấm hút mồ hôi khiến cho vùng kín bị ẩm ướt, vi khuẩn sinh sôi. Từ đó, sẽ dẫn tới nguy cơ viêm nhiễm, ngứa ngáy khó chịu cho mẹ bầu 3 tháng đầu.
Hướng dẫn cách mẹ bầu chọn và mặc quần lót phù hợp
Nên lựa chọn quần lót có chất liệu và kích thước phù hợp để tránh gây viêm nhiễm vùng kín hiệu quả hơn
Lưu ý:
Khi điều trị mang thai 3 tháng đầu bị ngứa vùng kín nhiều mẹ bầu sợ ảnh hưởng đến con nên sử dụng tới các phương pháp dân gian như lá trầu không, lá chè,… Tuy nhiên nhiều mẹ bầu 3 tháng đầu thực hiện sai cách gây ra các tác dụng không mong muốn.
Sai lầm các mẹ hay mắc phải: Nhiều mẹ bầu quan niệm sử dụng các biện pháp dân gian như dùng lá trầu không, lá chè lành tính, an toàn tuyệt đối mà không quan tâm tới không có liều lượng hay tần suất sử dụng từ đó để lại một số hệ quả không mong muốn như sau:
Lá trầu không, chè xanh thường được sử dụng để trị ngứa vùng kín theo phương pháp dân gian
Các phương pháp dân gian thường là biện pháp điều trị tạm thời, điều trị phần “ngọn” nên không đi vào nguyên nhân gây bệnh, bệnh không thể điều trị dứt điểm. Bệnh để lâu ngày khó chữa hơn hoặc phải dùng kháng sinh liều nặng mới có thể kiểm soát được tình trạng bệnh.
Hướng dẫn các mẹ sử dụng phương pháp dân gian: Khi áp dụng các biện pháp dân gian mà không giảm ngứa vùng kín mẹ bầu nên thăm khám bác sĩ để có biện pháp điều trị phù hợp với nguyên nhân và mức độ bệnh nặng nhẹ.
Mang thai 3 tháng đầu bị ngứa vùng kín không phải là hiếm gặp, tình trạng này kéo dài có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đến thai nhi. Vì thế, khi xuất hiện triệu chứng này tốt nhất mẹ bầu mẹ bầu nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để kiểm soát bệnh tốt hơn.
Nếu mẹ bầu còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về mang thai thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA
Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS
Δ
Bài viết liên quan
Câu hỏi về việc bà bầu ăn lá giang được không là một thắc mắc phổ biến khi các mẹ bắt đầu lập thực đơn…
Chuyên mục: Sản khoa
Mẹ bầu đau rát cổ họng là tình trạng khá phổ biến trong thai kỳ, gây ra nhiều khó chịu cho các mẹ. Cảm giác…
Socola được nhiều người ưa chuộng nhờ vào hương vị hấp dẫn và một số lợi ích cho sức khỏe. Hãy cùng Tổ hợp y…
Khi mang thai, có rất nhiều điều cần lưu ý để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Một trong những…
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.
MEDIPLUS Tân Mai
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.