32.4K
Tham vấn y khoa:BS Hoàng Văn Sơn
•
Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh
Chuyên mục:Sản khoa
MỤC LỤC
3 tháng đầu mang thai là giai đoạn nhạy cảm nhất đối với cơ thể mẹ bầu. Lúc này, mẹ bầu thường có nhiều chú ý trong việc ăn uống đi lại. Mang thai 3 tháng đầu đi lại nhiều cần chú ý những gì? Câu trả lời sẽ được tổ hợp y tế MEDIPLUS giải đáp và hướng dẫn trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
Thói quen vận động đi lại thường được khuyến khích vì giúp cơ thể mẹ bầu dẻo dai hơn. Đi lại cũng giúp cơ thể đốt cháy lượng calo, phòng béo phì trong thai kỳ. Tuy nhiên, đối với các mẹ bầu 3 tháng đầu, có nên đi lại nhiều hay không còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe. Bầu 3 tháng đầu thường chỉ nên di chuyển một quãng đường ngắn, khoảng từ 15 – 20 phút và 3 ngày/tuần.
Mang thai 3 tháng đầu không nên đi lại quá nhiều
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi mới hình thành, vẫn chưa bám chắc vào tử cung người mẹ. Nếu đi lại quá nhiều sẽ dẫn đến nguy cơ sảy thai. Ngoài ra khi di chuyển bằng các phương tiện đi lại, mẹ bầu có thể cảm thấy mệt mỏi và nghén nhiều hơn do nhạy cảm với mùi xăng. Việc di chuyển nhiều trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ như:
Tóm lại mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu nên hạn chế đi lại nhiều. Điều này không có nghĩa mẹ bầu không được đi đâu, điều quan trọng mẹ bầu biết cách di chuyển đúng cách trong kỳ tam cá nguyệt thứ nhất này.
Mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu nên biết cách đi lại đúng trong từng loại hình thức và phương tiện di chuyển. Cụ thể như sau:
Mẹ bầu 3 tháng đầu có thể đi bộ tập thể dục để duy trì sức khỏe và giúp tuần hoàn máu tốt hơn.
Mẹ bầu 3 tháng đầu nên đi bộ cùng người thân vào buổi sáng có không khí trong lành
Cách đi:
Lưu ý:
Trong 3 tháng đầu thai kỳ nếu sức khỏe mẹ bầu tốt, phản xạ nhanh nhạy, chắc tay lái thì việc di chuyển bằng xe máy được xem là an toàn. Tuy nhiên vẫn khuyến khích các mẹ bầu ngồi sau xe máy có người thân cầm lái hơn là tự cầm lái.
Mẹ bầu nên lựa chọn giày đế thấp khi di chuyển bằng xe máy trong toàn bộ thai kỳ
* Cách đi xe máy an toàn cho mẹ bầu:
Trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu, nếu mẹ bầu không có dấu hiệu bất thường về sức khỏe vẫn có thể di chuyển bằng máy bay. Nếu mẹ bầu thì nghén quá nặng thì không nên di chuyển bằng phương tiện này. Vì sự thay đổi áp suất không khí trong máy bay có thể khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu khi hô hấp, làm tình trạng ốm nghén nghiêm trọng hơn.
Bầu 3 tháng cần khám sức khỏe và hỏi xin ý kiến bác sĩ trước khi di chuyển bằng máy bay
* Lưu ý cho mẹ bầu 3 tháng khi di chuyển bằng máy bay:
Ngoài các phương tiện cá nhân hoặc di chuyển bằng máy bay, thì có thể mẹ bầu sẽ di chuyển bằng xe khách, xe bus, tàu thủy. Dưới đây là một vài hướng dẫn mẹ bầu cách di chuyển an toàn trên các loại hình này.
Mẹ bầu không nên đứng trên các phương tiện công cộng như xe bus để hạn chế các rủi ro trên đường
Cách đi lại trên xe khách/xe bus:
Lưu ý: Khi di chuyển bằng phương tiện như xe khách/xe bus thường có tình trạng say xe. Vì vậy, mẹ bầu nên chuẩn bị trước các cách để phòng/giảm tình trạng này. Mẹ bầu có thể tham khảo 2 cách đơn giản sau:
Mẹ bầu hay bị say tàu xe thì nên chuẩn bị các gừng hoặc vỏ quýt để ngửi, giảm tình trạng buồn nôn
Cách đi lại trên tàu thủy
Khi đi trên tàu thủy mẹ bầu nên ngồi đúng tại vị trí, hạn chế việc đứng lên hoặc di chuyển. Mẹ bầu phải luôn mặc sẵn áo phao trước khi lên tàu (không mặc áo phao bơm hơi, vì loại này dễ bị thủng) để chủ động bảo vệ bản thân trong các trường hợp xấu. Cụ thể, các mẹ cần lưu ý:
Mẹ bầu 3 tháng đầu cần tuyệt đối cẩn thận trong quá trình đi lại, tuyệt đối không đi lại nhiều, nhất là khi gặp một trong số những trường hợp sau:
Bầu 3 tháng cần nhớ những lưu ý quan trọng khi di chuyển trên các phương tiện giao thông
Những hình thức đi lại phù hợp cho mẹ bầu 3 tháng đầu:
Đi lại là nhu cầu cần thiết của mỗi con người. Nhưng đối với mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu đi lại nhiều là việc cần được chú ý đặc biệt. Hy vọng những chia sẻ của chuyên gia MEDIPLUS đã giúp mẹ bầu giải đáp được những thắc mắc về vấn đề đi bộ.
Nếu mẹ bầu còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về mang thai thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.
*** Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA
Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS
Δ
BS Hoàng Văn Sơn
Bs Hoàng Văn Sơn tốt nghiệp chuyên ngành bác sĩ Đa khoa tại Học viện Quân Y. Hiện bác sĩ đang là bác sĩ nội trú tại Bệnh viện Quân…
Bài viết liên quan
Khi mang thai, cơ thể của mẹ bầu sẽ có nhiều sự thay đổi, đi kèm với đó là mẹ bầu hay bị mất ngủ,…
Chuyên mục: Sản khoa
Khi mang thai, có rất nhiều điều cần lưu ý để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Một trong những…
Thời gian mang thai, khẩu phần ăn của mẹ bầu có nhiều sự thay đổi. Bên cạnh việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết…
Mẹ bầu đau rát cổ họng là tình trạng khá phổ biến trong thai kỳ, gây ra nhiều khó chịu cho các mẹ. Cảm giác…
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.
MEDIPLUS Tân Mai
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.