Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu có nên đi ô tô?

Cập nhật 24/06/2023

18.1K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Sản khoa

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu có nên đi ô tô không là câu hỏi được nhiều mẹ bầu quan tâm. Để giúp mẹ bầu trả lời vấn đề này, các chuyên gia Tổ hợp y tế MEDIPLUS đã chia sẻ cụ thể trong bài viết dưới đây.

1. Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu có thể di chuyển bằng xe tô tô không?

Nếu tình trạng sức khỏe ổn định, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu có thể di chuyển bằng xe ô tô. Về cơ bản, việc này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến mẹ bầu và thai nhi.

Tuy nhiên, trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, sự thay đổi hormone chorionic gonadotropin (hCG)estrogen khiến cho mẹ bầu thường bị ốm nghén. Những trường hợp mẹ bầu ốm nghén quá nặng thì việc di chuyển bằng xe ô tô không được khuyến khích. Bởi vì điều này có thể làm nghiêm trọng hơn tình trạng ốm nghén ở mẹ bầu, khiến cơ thể mệt mỏi, nguy cơ dẫn đến một số bệnh vặt.

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu có thể di chuyển bằng xe ô tô

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu có thể di chuyển bằng xe ô tô

Ngoài ra, mẹ bầu 3 tháng đầu cũng nên hạn chế di chuyển bằng hình thức xe công cộng như xe khách, xe buýt,… Nguyên nhân là vì giai đoạn này, hệ miễn dịch mẹ bầu phải tăng cường hoạt động để bảo vệ cho cả thai nhi. Việc này khiến hệ miễn dịch mẹ bầu thường yếu hơn bình thường nên dễ mắc các bệnh lây nhiễm liên quan đến đường hô hấp.

Xem thêm:

2. Hướng dẫn đi lại bằng ô tô đúng cách cho thai phụ 3 tháng đầu

Mẹ bầu 3 tháng đầu cần biết cách di chuyển trên ô tô đúng cách trong từng trường hợp sau:

2.1 Các trường hợp đi ô tô khách

Như đã chia sẻ, hệ miễn dịch mẹ bầu 3 tháng thường suy giảm. Vì vậy, khi di chuyển bằng ô tô khách, mẹ bầu nên đeo khẩu trang, rửa tay trước – trong – sau quá trình di chuyển trên xe để tránh việc lây nhiễm bệnh. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên có thêm một vài lưu ý khi di chuyển bằng phương tiện này như sau:

Quãng đường:

  • Mẹ bầu chỉ nên di chuyển một quãng đường ngắn khoảng 100km. Vì nếu di chuyển quá dài, mẹ bầu sẽ phải ngồi lâu trên các phương tiện công cộng. Điều này không tốt cho sức khỏe mẹ bầu vì làm đau lưng, mỏi mệt cơ thể. Với đường quá dài mẹ bầu nên lựa chọn hình thức máy bay (nếu có) hoặc xe riêng để có thể điều chỉnh thời gian nghỉ giữa chặng.
  • Vào những ngày thời tiết xấu như mưa lớn, sương mù hoặc khi đường đang bị hư hỏng do bão lũ, mẹ bầu cũng không nên di chuyển. Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn trên đường gây nguy hiểm.
Mẹ bầu nên có những phương pháp làm giảm hoặc chống say tàu xe

Mẹ bầu nên có những phương pháp làm giảm hoặc chống say tàu xe

Chống/giảm say tàu xe:

  • Chống say xe bằng gừng: Theo đông y, gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng phát tán phong hàn, chống nôn ói. Vì vậy, mẹ bầu có thể dùng gừng để chống say xe.
  • Ngủ đủ giấc: Trước khi di chuyển một quãng đường dài bằng ô tô khách, mẹ bầu nên có giấc ngủ ngon vào tối hôm trước. Ngủ đủ giấc giúp tinh thần mẹ bầu được thoải mái, giảm bớt mệt mỏi và các triệu chứng say tàu xe.
  • Không để bụng đói hoặc quá no: Mẹ bầu nên ăn chút gì đó trước khi di chuyển bằng xe ô tô khách. Nếu để bụng đói khi đi xe sẽ khiến dạ dày bị nôn nao, mẹ bầu mất sức. Tuy nhiên mẹ bầu cũng không nên ăn quá no. Vì khi có quá nhiều thức ăn trong dạ dày, cơ quan này phải tiêu hóa thức ăn liên tục sẽ khiến bạn dễ bị say xe hơn.
  • Chỗ ngồi: Để chống/giảm say tàu xe mẹ bầu nên chọn ngồi ở khoảng giữa gần trước đầu xe, vị trí thoáng mát để tránh các chuyển động xóc, nảy. Đồng thời cũng để hạn chế sự va chạm vào mẹ bầu.
  • Mang theo đồ ăn: Mỗi khi mẹ bầu 3 tháng có cảm giác khó chịu, một chút nước hay quà bánh có thể giúp “đánh lừa” cảm giác, giảm nhẹ triệu chứng.

Chuẩn bị gì trước khi đi ô tô:

  • Trước khi di chuyển bằng ô tô khách quãng đường dài, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận được lời khuyên phù hợp. Đó sẽ là những lưu ý về việc nên chuẩn bị những gì, di chuyển khoảng bao lâu, vấn đề ăn uống của mẹ bầu như thế nào,…
  • Việc di chuyển bằng xe ô tô khách có thể gia tăng tình trạng ốm nghén của mẹ bầu 3 tháng trong vài ngày tiếp sau. Do đó, mẹ bầu nên nghỉ ngơi, ăn uống bổ sung các dưỡng chất đầy đủ sau đó.
  • Trong quá trình xe di chuyển, mẹ bầu nên hạn chế đi lại trên xe. Việc này khiến mẹ bầu không giữ thăng bằng, có nguy cơ ngã, va đập vào bụng.

2.2 Trường hợp mẹ bầu 3 tháng đầu cầm lái (hoặc đi ô tô riêng)

Tình trạng ốm nghén của mẹ bầu 3 tháng đầu kèm theo những triệu chứng mất ngủ, mệt mỏi có thể ảnh hưởng đến việc lái xe. Việc mẹ bầu tự cầm lái lúc này sẽ không được an toàn. Bởi vì bất cứ lúc nào mẹ bầu cũng có thể bị buồn ngủ, hoặc có cảm giác khó chịu, mệt mỏi. Do đó mẹ bầu nên cân nhắc kỹ trước khi tự cầm lái và cần có những lưu ý quan trọng sau:

  • Phải thắt dây an toàn: Đối với mẹ bầu khi thắt dây an toàn nên kéo qua vai xuống giữa ngực và kéo sang bên bụng. Ngoài ra mẹ bầu cũng không nên đặt đai an toàn qua bụng mà nên để phần cố định của đai ở hông, còn phần dưới đai đặt dưới vòng bụng.
  • Điều chỉnh ghế lái: Mẹ bầu nên đảm bảo ghế lái có khoảng cách phù hợp và thoải mái với cơ thể để bảo vệ bụng khi có va chạm. Khoảng cách lý tưởng nhất là ngồi xa tay lái khoảng 25cm.
  • Tuyệt đối không lái xe khi thời tiết xấu: Khi thời tiết xấu, mẹ bầu 3 tháng lái xe sẽ bị hạn chế tầm nhìn dễ dẫn đến nguy cơ tai nạn.
  • Lựa chọn gói bảo hiểm phù hợp: Điều này giúp mẹ bầu chuẩn bị kỹ càng cho những tình huống xấu nhất.
Bầu 3 tháng nên cân nhắc việc tự cầm lái

Bầu 3 tháng nên cân nhắc việc tự cầm lái

2.3 Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu đi lại bằng xe bus

Cũng giống như ô tô khách, xe bus cũng là hình thức vận chuyển công cộng. Do đó ngoài việc mẹ bầu cần bảo đảm thực hiện phòng bệnh như khi đi xe khách thì cũng nên có thêm một vài những lưu ý sau:

  • Tư thế ngồi: Khi ngồi, mẹ bầu nên giữ lưng thẳng, chân hơi dang ra một chút. Để tạo thế vững thì mẹ bầu cũng nên bám vào thành ghế của ghế ngồi ở trước mình.
  • Vị trí ngồi: 3 tháng đầu bụng còn nhỏ mọi người khó phát hiện ra để nhường ghế nên mẹ cần chủ động nhờ hỗ trợ. Chỗ ngồi an toàn cho mẹ bầu 3 tháng trên xe buýt là dãy ghế ở giữa xe (không phải hàng ghế đầu tiên và hàng ghế cuối cùng của xe). Và mẹ bầu nên chọn vị trí ghế phía trong, tránh lối đi. Điều này giúp mẹ bầu an toàn hơn khi ngồi trên xe buýt và hạn chế tối đa các tình huống va chạm.
  • Khi di chuyển nên tìm điểm bám (cột, tay nắm,…): Mẹ bầu khi di chuyển xuống điểm dừng chân cần bám vào các cột, tay nắm trên xe. Điều này nhằm tránh việc xe dừng đột ngột có thể khiến mẹ bầu bị ngã.
  • Tránh giờ cao điểm: Giờ cao điểm dễ xảy ra tình trạng tắc đường, thời gian di chuyển lâu khiến mẹ bầu có thể sẽ khó chịu khi phải ngồi trên chiếc ghế cứng ngắc.
  • Không mang nhiều đồ đạc: Không gian xe buýt chật hẹp vì vậy bà bầu cần tối thiểu hóa các vật dụng kèm theo để tránh vất vả khi đi lên hoặc đi xuống xe buýt.
  • Chủ động nhờ lái xe dừng hẳn xe để xuống xe an toàn: Việc này nhằm tránh quán tính khi xe dừng lại có thể khiến mẹ bầu ngã người về phía trước.
Mẹ bầu nên chọn vị trí ngồi và tư thế ngồi thoải mái khi di chuyển bằng xe buýt

Mẹ bầu nên chọn vị trí ngồi và tư thế ngồi thoải mái khi di chuyển bằng xe buýt

Vậy là câu hỏi: Mang thai 3 tháng đầu có nên đi ô tô? đã được giải đáp. Nếu mẹ bầu còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về mang thai thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để được các chuyên gia Tổ hợp y tế MEDIPLUS tư vấn nhanh và chính xác nhất.

*** Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Vỡ ối nhưng chưa đau đẻ có nguy hiểm không? Mẹ cần lưu ý gì?

    Vỡ ối là một trong những dấu hiệu rõ ràng cho thấy mẹ sắp sinh, thường xuất hiện cùng với các cơn co thắt tử…

    28 Th10, 2024
    496

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu đau rát cổ họng: 7 nguyên nhân, 6 cách chữa trị

    Mẹ bầu đau rát cổ họng là tình trạng khá phổ biến trong thai kỳ, gây ra nhiều khó chịu cho các mẹ. Cảm giác…

    21 Th10, 2024
    139

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu có được cắt tóc không? 7 Lưu ý cho mẹ

    Khi mang thai, có rất nhiều điều cần lưu ý để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Một trong những…

    16 Th9, 2024
    1.8K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu bị tê tay có sao không? 7 Cách xử lý

    Tình trạng tê tay khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến, nhưng liệu mẹ bầu bị tê tay có sao không? Đây là…

    19 Th11, 2024
    30

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám