Mẹ có nên siêu âm 4D thai 27 tuần?

Cập nhật 24/06/2023

10.1K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Chẩn đoán hình ảnh

Ngoài các mốc siêu âm 4D quan trọng được khuyến nghị, nhiều mẹ bầu băn khoăn không biết có nên siêu âm 4D thai 27 tuần hay không? Nếu mẹ cũng đang có chung thắc mắc này, hãy cùng Tổ hợp y tế MEDIPLUS tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

>>> Xem thêm:

1. Có nên siêu âm 4D thai 27 tuần không?

Tuần 27 không phải là giai đoạn thường được khuyến nghị siêu âm 4D. Mẹ bầu chỉ cần siêu âm 4D vào tuần 27 khi:

Mang đa thai

Mọi trường hợp đa thai sau 16 tuần nên siêu âm 2 tuần 1 lần để đánh giá toàn trạng của thai, từ đó đưa ra những theo dõi cụ thể của từng trường hợp.

Mẹ chỉ nên siêu âm 4D ở tuần 27 theo chỉ định của bác sĩ khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường trong đa thai hoặc đơn thai

Mẹ chỉ nên siêu âm 4D ở tuần 27 theo chỉ định của bác sĩ khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường trong đa thai hoặc đơn thai

Xuất hiện các dấu hiệu bất thường trong đa thai hoặc đơn thai:

  • Mất tim thai.
  • Nghi ngờ hoặc thai có dị tật.
  • Đa ối hoặc thiếu ối.
  • Thai to hoặc thậm phát triển trong buồng tử cung.
  • Chênh lệch cân nặng giữa các thai>20% trọng lượng.
  • Nghi ngờ biến chứng song thai 1 nhau, hội chứng truyền máu thai nhi.
  • Bé nấc quá mức bình thường.
  • Thai nhi ít hoặc thiếu cử động.
  • Bé hoạt động quá nhiều hoặc đạp liên tục trong nhiều giờ.
  • Sưng nề bất thường hoặc có triệu chứng của tiền sản giật.
  • Bất kì các triệu chứng hoặc vấn đề sức khỏe đặc thù do bệnh sử của mẹ…

Nếu các dấu hiệu này xuất hiện thì có thể cảnh báo: thai nhi bất thường và mặt hình thái và phát triển từ đó gửi sản phụ đến bác sỹ sản khoa và y học bào thai để tư vấn và điều trị theo từng biểu hiện cụ thể.

2. Theo dõi sự phát triển thai nhi tuần 27 qua siêu âm 4D

Siêu âm 4D thai 27 tuần giúp theo dõi sự phát triển của thai nhi:

  • Cân nặng thai nhi ở tuần thứ 27 trung bình khoảng 875 gam, chiều dài 36,6cm.
  • Mắt: Đôi mắt của em bé 27 tuần đang tiếp tục phát triển, võng mạc đang hình thành. Bé cũng đã biết mở mắt trong bụng mẹ.
  • Hoạt động của bé: Ở giai đoạn 27 tuần, em bé đang định hình các kiểu thức và ngủ riêng của mình.
  • Cử động của bé: Cử động liên tục, bé đã biết máy mắt, xoay người, mút ngón tay, nấc, ho, giật mình, hít thở và đạp, đá vào bụng mẹ.
  • Não: Não của bé tiếp tục hình thành và phát triển. Bé có thể phản ứng rất mạnh với âm thanh cũng như thay đổi nhiệt độ từ môi trường.
  • Khả năng nghe âm thanh: Khả năng nghe âm thanh của bé cũng dần hoàn thiện. Bé 27 tuần có thể nghe được âm thanh từ các phương tiện giao thông, các bài hát, các giai điệu, giọng nói của bố mẹ và những người xung quanh….
  • Thai nhi 27 tuần chưa quay đầu, khoảng 80% thai nhi sẽ quay đầu từ tuần thai thứ 28 – 29.
  • Tóc: Lông mi xuất hiện, tóc của bé tiếp tục mọc dài ra, khi siêu âm mẹ có thể nhìn thấy rõ.
  • Chân tay: Chân tay và cơ bắp của bé đã phát triển cứng cáp hơn.
  • Bộ phận sinh dục: Với bé gái, buồng trứng đã hình thành và di chuyển đến xương chậu. Với bé trai thì tinh hoàn đã hạ xuống. Do bộ phận sinh dục của thai nhi  27 tuần đã phát triển gần như hoàn thiện nên bác sĩ có thể quan sát và nhìn rõ ràng giới tính của bé trên hình ảnh siêu âm 4D thu được.
 Thai nhi 27 tuần cử động liên tục, biết đạp, đá vào bụng mẹ; có thể nghe được giọng nói của bố mẹ và âm thanh từ các phương tiện giao thông.

Thai nhi 27 tuần cử động liên tục, biết đạp, đá vào bụng mẹ; có thể nghe được giọng nói của bố mẹ và âm thanh từ các phương tiện giao thông.

3. Chỉ số thai nhi phát triển ở tuần thứ 27 qua siêu âm 4D

Dưới đây là bảng chỉ số phát triển của thai nhi ở tuần 27 qua siêu âm 4D:

Tuổi thai (tuần) BPD (Biparietal diameter): Đường kính lưỡng đỉnh (mm) FL (Femur length): Chiều dài xương đùi (mm) EFW (Estimated fetal weight): Cân nặng ước tính (gam) HC (Head circumference): Chu vi đầu (mm) AC (Abdominal circumference: Chu vi vòng bụng (mm)
27 69 52 875 252 229

Em bé 27 tuần phát triển bình thường khi có các chỉ số như sau: Đường kính lưỡng đỉnh 69mm; chiều dài xương đùi 52mm; chu vi đầu 252mm; chu vi vòng bụng 229mm; cân nặng ước tính khoảng 875g.

Dựa vào bảng trên, nếu siêu âm phát hiện thấy chỉ số bất thường mẹ hãy mạnh dạn hỏi lại bác sĩ xem thai nhi có vấn đề gì không (trong trường hợp siêu âm xong mà bác sĩ không đề cập gì).

4. Siêu âm 4D thai 27 tuần phát hiện dị tật gì?

Siêu âm 4D thai 27 tuần thường là để phát các dị tật xuất hiện muộn như:

  • Bất thường ở động mạch.
  • Dị tật tim và một vùng cấu trúc não.
  • Bất thường hệ tiêu hóa.
  • Hệ tiết niệu: ứ nước thận.

Các dị tật thai được phát hiện trong thời gian này tuy không thể can thiệp được, song có thể tìm cách ứng phó phù hợp khi sinh, như chọn nơi sinh, phương pháp sinh thích hợp cho thai phụ và chuẩn bị cho việc chăm sóc, chữa bệnh cho trẻ sơ sinh kịp thời ngay sau đó.

Đồng thời đây cũng là giai đoạn bác sĩ đánh giá cân nặng của em bé, tình trạng nước ối, rau thai, ngôi thai,… để tiên lượng cho cuộc chuyển dạ sau này.

Siêu âm 4D ở tuần thai 27 giúp phát hiện các dị tật muộn như dị tật tim, ứ nước thận, bất thường ở động mạch và hệ tiêu hóa.

Siêu âm 4D ở tuần thai 27 giúp phát hiện các dị tật muộn như dị tật tim, ứ nước thận, bất thường ở động mạch và hệ tiêu hóa.

5. Hình ảnh thai nhi siêu âm 4D tuần thứ 27

Dưới đây là một số hình ảnh siêu âm 4D thai 27 tuần:

Siêu âm 4D ở tuần thai 27 giúp mẹ quan sát hình ảnh và từng cử động của con rõ ràng và sống động, chân thực.

Mẹ có thể quan sát cử động của con ở tuần thứ 27

Mẹ có thể quan sát cử động của con ở tuần thứ 27

Siêu âm 4D ở tuần 27 cho phép bác sĩ đánh giá hình thái và dị tật hoặc bất thường muộn ở thai nhi nếu có.

Siêu âm 4d thai ở tuần 27 ho phép đánh giá hình thái của thai nhi

Siêu âm 4d thai ở tuần 27 ho phép đánh giá hình thái của thai nhi

Siêu âm 4D ở tuần thai 27 giúp xác định giới tính thai nhi một lần nữa xem dự đoán giới tính ở những lần trước đó có chính xác không.

Thai 27 tuần có thể xác định giới tính thai nhi

Thai 27 tuần có thể xác định giới tính thai nhi

6. Tình trạng thai phụ ở tuần thứ 27

Những triệu chứng bình thường:

  • Khó thở và đau ngực (ở mức nhẹ nhàng): Đây là triệu chứng thường gặp khi mẹ ở tuần thai 27. Nếu tình trạng khó thở và đau ngực có dấu hiệu trở nặng khiến mẹ khó chịu, hãy đến gặp  bác sĩ ngay.
  • Bị phù tay, chân, mặt: Hiện tượng này hoàn toàn bình thường khi mang thai. Nhưng nếu mẹ gặp khó khăn khi đi giày, mặc quần áo hãy thông báo ngay với bác sĩ. Bên cạnh đó, thai phụ cũng cần nghỉ ngơi nhiều nhất có thể để giảm thiểu triệu chứng phù.
  • Đau lưng: Thai nhi càng lớn thì mẹ sẽ càng cảm thấy bị đau lưng nhiều hơn và nặng hơn. Lúc này, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về cách làm giảm đau lưng để thấy dễ chịu hơn.
  • Đi tiểu nhiều lần: Khi thai được 27 tuần, mẹ có thể phải đi tiểu 2-3 lần mỗi đêm. Nguyên nhân là do tử cung chèn ép vào bàng quang khiến bàng quang bị đẩy lên phía trên khiến mẹ đi tiểu nhiều và lắt nhắt. Để giảm thiểu tình trạng này, mẹ hãy cố gắng uống đủ nước vào ban ngày, hạn chế uống nước trước khi đi ngủ.
  • Có dịch âm đạo màu trắng, lỏng và không mùi: Mẹ nên vệ sinh sạch sẽ vùng kín để tránh tình trạng bị nhiễm trùng.

Ngoài ra, mẹ cũng cần đặc biệt cẩn trọng trước những dấu hiệu sinh non ở tuần 27:

  • Chuột rút thường xuyên như trong kỳ kinh nguyệt, có kèm tiêu chảy, buồn nôn hoặc khó tiêu
  • Co thắt đau đớn thường xuyên mỗi 10 phút (hoặc sớm hơn) mà không thuyên giảm khi mẹ thay đổi vị trí.
  • Liên tục đau lưng dưới hoặc có sự thay đổi bản chất của cơn đau lưng dưới.
  • Thay đổi dịch tiết âm đạo, đặc biệt nếu dịch tiết ở dạng lỏng như nước hoặc nhuốm màu hồng nhạt hoặc nâu lẫn với máu.
  • Mẹ bị đau hoặc cảm giác có áp lực trên xương chậu, đùi hoặc háng.
  • Bị rò rỉ nước từ âm đạo ở dạng dòng chảy nhỏ giọt đều đặn hoặc phun thành dòng.
Thai phụ cần cẩn trọng khi có cơn thắt đau đớn thường xuyên mỗi 10 phút (hoặc sớm hơn) mà không thuyên giảm khi mẹ thay đổi vị trí khi ở tuần thai 27.

Thai phụ cần cẩn trọng khi có cơn thắt đau đớn thường xuyên mỗi 10 phút (hoặc sớm hơn) mà không thuyên giảm khi mẹ thay đổi vị trí khi ở tuần thai 27.

Siêu âm 4D thai 27 tuần không phải là giai đoạn thường được khuyến nghị, do đó mẹ chỉ nên siêu âm khi có chỉ định của bác sĩ. Nếu còn bất kỳ thắc mắc và cần tư vấn thêm, vui lòng gọi đến số Hotline 1900 3366 để được các chuyên gia giải đáp nhanh chóng.

*Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám