Bầu 3 tháng đầu ăn cải xanh được không? Bật mí cách ăn đúng và an toàn

Cập nhật 24/10/2024

46.2K

BS Hoàng Văn Sơn

Tham vấn y khoa:BS Hoàng Văn Sơn

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Sản khoa

Bầu 3 tháng đầu ăn cải xanh được không là thắc mắc của nhiều mẹ bầu trong giai đoạn quan trọng này. Với nguồn dinh dưỡng dồi dào, mẹ bầu 3 tháng đầu hoàn toàn có thể ăn cải xanh để tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, mẹ bầu cần lưu ý sử dụng cải xanh đúng cách qua chia sẻ của Mediplus ngay dưới đây.

Xem thêm:

1. Bầu 3 tháng đầu ăn cải xanh được không?

Cải xanh hay còn được gọi là cải bẹ xanh, cải canh giới tử. Loại rau này chứa lượng chất xơ và chất nhầy cao. Có công dụng hỗ trợ nhu động ruột và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Chưa dừng lại ở đó, cải bẹ xanh chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm ruột và thanh nhiệt cơ thể.

Bầu 3 tháng đầu ăn cải xanh được không?

Bầu 3 tháng đầu ăn cải xanh được không?

Theo Đông y, cải xanh có tính ôn, vị cay, có khả năng giải cảm, thông đàm, lợi khí, an thần và giảm đau. Theo Tây y, loại rau này chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho mẹ bầu như vitamin B, C, K, caroten,…

  • Cụ thể trong 100gr cải xanh chứa:
Thành phần dinh dưỡng Định lượng
Nước 93.8g
Carbohydrate 1.9g
Chất xơ 1.8g
Sắt 1.9mg
Canxi 89mg
Magie 23mg
Photpho 14mg
Kali 221mg
Natri 29mg
Vitamin C 51mg
Vitamin B6 0.18mg
Beta-caroten 6300mcg
Folate 187mcg

2. 6 công dụng của cải xanh đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu

Cải xanh chứa thành phần dưỡng chất dồi dào nên mang đến rất nhiều công dụng cho mẹ bầu 3 tháng đầu. Cụ thể:

2.1 Giúp xương mẹ bầu chắc khỏe

Trong quá trình mang thai, bé sẽ lấy canxi từ mẹ bầu để hỗ trợ cho sự phát triển khung xương. Do đó, mẹ bầu thường có nguy cơ cao bị loãng xương. Vitamin K trong cải xanh góp phần quan trọng trong quá trình khoáng hóa xương. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, loại vitamin này góp phần giúp tăng mật độ xương ở phụ nữ mang thai.

2.2 Cải thiện tình trạng táo bón ở mẹ bầu trong 3 tháng đầu

Phụ nữ mang thai trong ba tháng đầu thường bị ốm nghén, dẫn đến mất nước gây ra tình trạng táo bón. Bên cạnh đó, sự thay đổi nội tiết tố cũng làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và nhu động ruột ở mẹ bầu.

Cải xanh giúp cải thiện tình hình táo bón ở mẹ bầu trong 3 tháng đầu

Cải xanh giúp cải thiện tình hình táo bón ở mẹ bầu trong 3 tháng đầu

Với hàm lượng chất xơ dồi dào, cải xanh giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả và tăng cường nhu động ruột làm giảm tình trạng táo bón. Trong 100gr cải bẹ xanh chứa khoảng 18gr chất xơ, tương đương 8% lượng dưỡng chất cần thiết cho phụ nữ mang thai.

2.3 Tăng cường thị lực

Khi mang thai, hiện tượng trữ nước có khả năng làm ảnh hưởng đến thị giác của mẹ bầu. Điều này khiến giác mạc và thủy tinh thể trở nên dày hơn, cản trở tuần hoàn ở vùng mắt và làm giảm thị lực.

Vitamin A trong cải xanh là một trong những dưỡng chất cần thiết giúp thị lực khỏe mạnh. Thêm vào đó, bộ đôi lutein và zeaxanthin có tác dụng chống oxy hóa võng mạc.

2.4 Giúp mẹ bầu bảo vệ tim mạch tốt hơn

Mẹ bầu mắc bệnh tim hoặc có vấn đề về tim mạch khi mang thai sẽ có nguy cơ cao gặp các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Chẳng hạn như mệt mỏi, khó thở, dọa sảy thai, thiếu máu,…

Cải xanh giúp mẹ bầu bảo vệ tim mạch tốt hơn

Cải xanh giúp mẹ bầu bảo vệ tim mạch tốt hơn

Cải xanh chứa phytonutrients – hoạt chất có công dụng kiềm chế cholesterol trong máu. Ăn cải xanh thường xuyên giúp mẹ bầu ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh về tim mạch. Ngoài ra, loại rau này chứa lượng vitamin B3 và niacin cao, có khả năng cân bằng lượng cholesterol trong cơ thể và bảo vệ mẹ bầu khỏi xơ vữa động mạch.

2.5 Giảm nguy cơ bị cảm cúm

Trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, hệ miễn dịch ở mẹ bầu thường suy giảm và dễ bị cảm cúm. Lúc này thai nhi đang bắt đầu hình thành và phát triển các bộ phận quan trọng nên nếu mẹ bầu bị cảm sẽ gây nguy hiểm đến thai nhi. Trẻ có thể bị dị tật bẩm sinh như đục thủy tinh thể, sứt môi, sinh non,…

Cải xanh chứa nhiều khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng như đồng, sắt, mangan,… Thêm vào đó, trong 100gr cải xanh có đến 51mg vitamin C – một chất quan trọng giúp bảo vệ cơ thể khỏi các virus gây bệnh cảm cúm.

2.6 Cải thiện làn da của phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu

Sự thay đổi hormone cơ thể trong giai đoạn đầu mang thai là nhiều nguyên chín khiến làn da mẹ bầu trở nên thâm sạm và xỉn màu. Ngoài ra, hormone androgen tăng cao khiến làn da phụ nữ mang thai sản sinh nhiều bã nhờn, làm bít tắc lỗ chân lông gây mụn.

Nhờ chứa nhiều vitamin và khoáng chất, cải xanh giúp cắt giảm lượng bã nhờn dư thừa và tăng cường các mô bảo vệ da. Ngoài ra, vitamin A trong cải xanh có tác dụng duy trì các mô da và màng nhầy, hỗ trợ làn da đào thải độc tố.

Cải xanh mang đến nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Do đó, phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể sử dụng cải xanh trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên.

3. Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn cải xanh sao cho đúng?

Lượng ăn: 

Phụ nữ mang thai chỉ nên ăn từ 100 – 200gr một ngày và 2 – 3 ngày/tuần. Đồng thời, mẹ bầu nên bổ sung thêm các loại rau củ khác để đảm bảo bảo đa dạng dưỡng chất cho cơ thể.

Lưu ý khi ăn:

  • Mẹ bầu cần rửa sạch và ngâm cải xanh trong nước muối pha loãng để loại bỏ vi khuẩn và tàn dư thuốc còn đọng lại trên cải.
  • Phụ nữ mang thai không nên ăn cải xanh sống để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
  • Vì chứa hàm lượng lớn vitamin C nên khi nấu cải xanh cần phải đậy nắp để tránh làm bay hơi, mất nước dẫn đến hao hụt chất dinh dưỡng.

Những người không nên ăn cải xanh:

  • Cải xanh chứa nhiều vitamin K có công dụng hỗ trợ đông máu nên mẹ bầu đang mắc chứng đông máu thì không nên sử dụng loại thực phẩm này.
  • Thêm vào đó, cải xanh có chứa oxalat, nên phụ nữ mang thai có nguy cơ bị sỏi thận thì không nên sử dụng cải xanh để tránh làm tình hình bệnh càng ngày càng trở nên nghiêm trọng.

4. Gợi ý món ngon từ cải xanh cho mẹ và bé

CANH CẢI XANH THỊT BẰM

Canh cải xanh thịt bằm là món dễ ăn cho mẹ bầu

Canh cải xanh thịt bằm là món dễ ăn cho mẹ bầu

Nguyên liệu: 100gr thịt băm, 350gr cải xanh, gia vị.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch cải xanh và cắt khúc vừa ăn.
  • Thịt heo băm ướp với nước mắm và bột ngọt.
  • Xào thịt cho săn lại và thêm 500ml nước vào đun sôi.
  • Cho cải xanh vào, nấu thêm 5 phút rồi nêm nếm lại cho vừa ăn.

CẢI XANH XÀO NẤM RƠM

Cải xanh xào nấm rơm là món ăn bổ dưỡng cho các mẹ bầu

Cải xanh xào nấm rơm là món ăn bổ dưỡng cho các mẹ bầu

Nguyên liệu: 50gr nấm rơm, 300gr cải xanh, gia vị.

Cách thực hiện:

  • Cải xanh rửa sạch, cắt khúc 3 – 4cm.
  • Nấm rơm rửa sạch, ngâm nước vo gạo và bổ đôi.
  • Phi thơm hành tím, cho nấm vào xào chín, nêm nếm gia vị vừa ăn.
  • cải xanh vào xào nhanh rồi tắt bếp.

CẢI BẸ XANH NHỒI THỊT HẤP

Cải bẹ xanh nhồi thịt hấp giúp mẹ bầu thay đổi khẩu vị

Cải bẹ xanh nhồi thịt hấp giúp mẹ bầu thay đổi khẩu vị

Nguyên liệu: 300gr cải xanh, 150gr thịt heo băm, 100gr giò sống, 3 cây nấm hương, gừng, tỏi, hành tím, hành tây và gia vị.

Cách thực hiện:

  • Cải xanh rửa sạch, bỏ gốc giữ lại lá to.
  • Trần cải xanh vào nước sôi rồi ngâm vào nước đá.
  • Cắt nhỏ gừng, hành tây, hành tím và nấm hương.
  • Trộn đều thịt heo và giò sống, nêm nếm đường, nước mắm.
  • Trải lá cải xanh lên dĩa, múc nhân thịt vào túm lại và buộc bằng hành lá. Hấp cải nhồi thịt trong 20 phút.
  • Cho các nguyên liệu đã cắt nhỏ vào chảo, xào thơm.
  • Sau đó thêm ½ chén nước lọc, dầu hào và bột bắp, khuấy đều đến khi tạo thành hỗn hợp đặc sệt.
  • Rưới nước sốt lên cải xanh nhồi thịt trước khi thưởng thức.

Dựa trên các thông tin hữu ích trong bài viết này, mẹ bầu chắc hẳn đã có câu trả lời cho thắc mắc “bầu 3 tháng đầu ăn cải xanh được không”. Đây là loại thực phẩm hoàn toàn có thể sử dụng trong suốt thai kỳ. Nhưng để đảm bảo an toàn sức khỏe trong thai kỳ, phụ nữ mang thai đừng quên tuân thủ đúng theo những lưu ý kể trên.

Nếu còn thắc mắc và tư vấn thêm, vui lòng gọi đến số Hotline 1900 3366 để được hỗ trợ chi tiết.

***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

5/5 - (2 votes)

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Vỡ ối nhưng chưa đau đẻ có nguy hiểm không? Mẹ cần lưu ý gì?

    Vỡ ối là một trong những dấu hiệu rõ ràng cho thấy mẹ sắp sinh, thường xuất hiện cùng với các cơn co thắt tử…

    28 Th10, 2024
    496

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu mất ngủ 3 tháng cuối có nguy hiểm không?

    Phụ nữ mang thai thường xuyên gặp phải tình trạng mất ngủ, đặc biệt là trong ba tháng cuối thai kỳ. Vậy nguyên nhân gây…

    16 Th9, 2024
    234

    Chuyên mục: Sản khoa

    12 cách tăng lượng sữa mẹ an toàn cho mẹ và bé

    Nuôi con bằng sữa mẹ không phải đơn giản, vì có những trường hợp mẹ bầu bị mất sữa không khi sinh, không đủ sữa…

    28 Th10, 2024
    297

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu mất ngủ 3 tháng giữa: 8 nguyên nhân, 3 cách khắc phục

    Khi mang thai, cơ thể của mẹ bầu sẽ có nhiều sự thay đổi, đi kèm với đó là mẹ bầu hay bị mất ngủ,…

    16 Th9, 2024
    417

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám