Mang thai 3 tháng đầu mẹ cần biết gì?

Cập nhật 24/06/2023

5.9K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Sản khoa

Khi mang thai 3 tháng đầu nhiều mẹ bầu cảm thấy bối rối với những lời khuyên chú ý về nhiều thứ như dinh dưỡng, cách đi lại, cách ngủ,… kèm theo đó là hàng trăm thắc mắc của các mẹ bầu mang thai đặc biệt là lần đầu. Vì vậy, bài viết này sẽ giúp mẹ bầu được gỡ rối nhờ lời khuyên từ chuyên gia của Tổ hợp y tế MEDIPLUS để có một thai kỳ vui vẻ và khỏe mạnh.

>>> Xem thêm:

1. Mang thai tháng đầu tiên – Tháng 1

Tháng 1 của thai kỳ dường như mẹ bầu chưa thể cảm nhận được rằng mình có thai. Thông qua thử thai hoặc xét nghiệm HCG mẹ bầu mới có thể phát hiện được việc mình có thai hay không? Dưới đây là toàn bộ các thông tin về việc em bé phát triển thế nào, mẹ bầu thay đổi ra sao? Và toàn bộ chỉ dẫn các việc cần làm dành cho mẹ bầu.

Mang thai 3 tháng đầu mẹ bầy cần làm những gì?

Mang thai 3 tháng đầu mẹ bầy cần làm những gì?

1.1 Em bé phát triển như thế nào trong tháng đầu tiên?

Vào tháng đầu tiên của giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, túi ối và nhau thai bắt đầu xuất hiện. Lúc này một số bộ phận trên cơ thể em bé bắt đầu được hình thành: miệng, cổ họng, hệ thống tuần hoàn và tế bào máu. Ở tháng đầu tiên này, thai nhi vẫn còn rất nhỏ, kích thước chỉ bằng hạt vừng.

Vào cuối tuần thứ tư của thai kỳ khi đo tim thai có thể thấy nhịp tim của bé đạt khoảng 65 lần/phút. Tuy nhiên, không phải em bé nào cũng có thể phát hiện được tim thai ở tuần thứ 4, nhiều em bé tim thai sẽ xuất hiện ở tuần thứ 5 hoặc tuần thứ 6.

1.2 Tháng đầu mang thai, mẹ bầu thay đổi ra sao?

Thời điểm này cơ thể mẹ chưa có thay đổi nhiều, bụng vẫn còn bé. Tháng đầu tiên trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu cũng chưa cảm nhận được những khó chịu của cơn nghén gây ra, nên mọi thứ còn khá dễ chịu.

Đối với những mẹ bầu mang song thai, đa thai thì ngay trong tháng đầu mẹ bầu sẽ dễ bị nhạy cảm hơn về mùi, vị hơn so với những mẹ bầu chỉ mang đơn thai.

1.3 Tháng đầu mang thai, mẹ bầu nên làm gì?

Tranh thủ lúc cơ thể còn chưa chịu nhiều ảnh hưởng của nghén khiến cho cơ thể mệt mỏi, mẹ bầu cần chú ý một số điều dưới đây:

BỔ SUNG DINH DƯỠNG

Tháng đầu tiên trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, Mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng từ các nguồn dưỡng chất khác nhau, đặc biệt cần chú trọng vào các nhóm dinh dưỡng trọng điểm:

Acid folic

  • Acid folic (vitamin B9) là dưỡng chất không thể thiếu đối với bà bầu mang thai 3 tháng đầu và suốt cả thai kỳ. Acid folic giúp cơ thể sản sinh hồng cầu và tham gia vào quá trình tổng hợp ADN của thai nhi trong 3 tháng đầu giúp ngăn ngừa khiếm khuyết về ống thần kinh và dị tật ở thai nhi: dị tật tim, sứt môi, hở hàm ếch,…
  • Trong 3 tháng đầu của thai kỳ mẹ bầu nên bổ sung khoảng 400cmg acid folic mỗi ngày. Dưỡng chất này có thể tìm thấy ở một số thực phẩm như: gan động vật, súp lơ, nấm, bí đao, các loại đậu, sữa bầu,…

Acid folic là thành phần quan trọng giúp phòng tránh dị tật ống thần kinh ở trẻ

Sắt

  • Sắt có tác dụng vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng từ mẹ bầu đến thai nhi được tốt hơn. Đồng thời, sắt giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch để mẹ bầu làm giảm triệu chứng mệt mỏi, khó chịu và ngăn chặn nguy cơ sinh non, nhẹ cân ở thai nhi.
  • Mỗi ngày mẹ bầu cần bổ sung khoảng 45 – 90mg sắt/ngày trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu. Ngoài viên uống bổ sung, mẹ bầu có thể bổ sung thông qua các loại thực phẩm: thịt bò, rau cải xoăn, hạt ngũ cốc, bánh mì nguyên hạt,…
  • Ngoài chế độ ăn uống đa dạng, mẹ bầu cần chú ý sinh hoạt hàng ngày để đảm bảo sức khỏe tốt và em bé phát triển khỏe mạnh.

SINH HOẠT HÀNG NGÀY

Trong sinh hoạt hàng ngày mẹ bầu cần tránh sử dụng các loại đồ uống có cồn, đồ uống chứa cafein và hạn chế tiếp xúc với thuốc lá. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần ngủ sớm và ngủ đủ từ 7 – 8h mỗi ngày.

KHÁM THAI HOẶC XÉT NGHIỆM

Khi thấy mình có dấu hiệu mang thai như chậm kinh thì mẹ bầu cần đi khám ngay. Siêu âm sẽ giúp mẹ bầu có thể phát hiện được thai nhi đã vào tử cung hay chưa, số lượng thai, cũng như những bất thường mà mẹ đang gặp phải: u xơ, u nang buồng trứng,…

LƯU Ý:

Tháng đầu tiên rất ít mẹ có thể phát hiện việc mình mang thai, vì thế các hoạt động vẫn có thể diễn ra bình thường. Mẹ nên chú ý về sự thay đổi của chu kỳ kinh và cơ thể báo hiệu dấu hiệu mang thai sớm để hạn chế việc dùng thuốc ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Tốt hơn hết, nếu như mẹ bầu có ý định mang thai thì nên acid folic và sắt trước giai đoạn mang thai 3 tháng để mẹ và bé có thai kỳ khỏe mạnh hơn.

2. Mang thai tháng thứ 2 – Tháng 2

Tháng thứ 2 trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu của thai kỳ mẹ bầu và thai nhi có những thay đổi nhất định, khác biệt hoàn toàn so với tháng đầu tiên của thai kỳ.

2.1 Em bé phát triển như thế nào trong tháng thứ 2

Bước sang tháng thứ 2, thai nhi phát triển khá rõ, kích thước của em bé đã bằng khoảng hạt đậu và nặng khoảng 1g dài khoảng 1,6cm. Thời điểm này các bộ phận trên cơ thể em bé tiếp tục hình thành và phát triển: ống thần kinh, đường tiêu hóa, ngón tay, ngón chân và cơ quan cảm giác.

Bước sang tháng thứ 2 thai nhi đã bắt đầu hình thành ngón tay, ngón chân, ống tiêu hóa,...

Bước sang tháng thứ 2 thai nhi đã bắt đầu hình thành ngón tay, ngón chân, ống tiêu hóa,…

2.2 Mang thai tháng thứ 2, mẹ bầu thay đổi ra sao?

Tháng thứ 2 mang thai trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, bụng của mẹ đã lớn hơn một chút so với tháng đầu mang thai, . Đây là giai đoạn mà mẹ bầu bắt đầu phải đối phó với các cơn nghén khiến cho mẹ bầu luôn có cảm giác mệt mỏi, khó chịu, buồn nôn, nôn, sụt cân, trướng bụng và nhạy cảm với mùi.

2.3 Mang thai tháng thứ 2, mẹ cần làm gì?

Để làm giảm mệt mỏi trong tháng thứ 2 mang thai và đảm bảo đủ dưỡng chất cho thai nhi phát triển bình thường mẹ bầu cần:

DINH DƯỠNG

Ngoài những dưỡng chất mẹ bầu cần bổ sung trong tháng đầu mang thai thì mẹ cần tập trung thêm vào nhóm dinh dưỡng trọng điểm:

Canxi

  • Trong giai đoạn tháng thứ hai này mẹ bầu cần bổ sung khoảng 800 – 1000mg canxi mỗi ngày. Bổ sung đầy đủ canxi giúp mẹ bầu xương răng vững chắc, phòng ngừa tình trạng máu khó đông ở mẹ bầu. Bên cạnh đó, canxi cũng giúp phòng ngừa nguy cơ mắc các dị tật về xương, còi xương bẩm sinh ở thai nhi.
  • Canxi có nhiều trong các loại thực phẩm như: tôm, cua đồng, các loại sữa hoặc chế phẩm từ sữa (phomai, sữa chua),…
Sữa chua cung cấp canxi cho sự phát triển của thai nhi và mẹ bầu 3 tháng

Sữa chua cung cấp canxi cho sự phát triển của thai nhi và mẹ bầu 3 tháng

Protein

  • Protein có khả năng củng cố và tái tạo mô mới trong cơ thể, đồng thời hình thành kháng thể giúp mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh, giảm thiểu mệt mỏi. Protein là dưỡng chất có tác dụng tích cực đối với sự phát triển của tế bào thần kinh của thai nhi.
  • Mỗi ngày mẹ bầu cần bổ sung khoảng 90g protein từ các loại thực phẩm như: thịt lợn, thịt bò, cá, các loại ngũ cốc, trứng, sữa,…

Vitamin E

  • Mỗi ngày mẹ bầu cần bổ sung khoảng 600 IU vitamin E giúp làm dày túi ối và niêm mạc tử cung làm giảm nguy cơ sinh non, sảy thai. Bổ sung đầy đủ vitamin E giúp làm giảm tỉ lệ tiền sản giật và cải thiện da, tóc cho mẹ bầu.
  • Vitamin E có nhiều trong các loại thực phẩm như: quả bơ, dầu thực vật, quả hạch, hạt hướng dương, đậu phụ, ngũ cốc,…

SINH HOẠT HÀNG NGÀY

Mẹ bầu mang thai tháng thứ 2 trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu cần thận trọng trong sinh hoạt hàng ngày để giảm nghén và thai nhi phát triển ổn định. Dưới đây là một số lưu ý mẹ bầu cần ghi nhớ:

  • Tránh làm việc căng thẳng, quá sức, nơi làm việc độc hại để tình trạng nghén không tệ hơn và không làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi.
  • Nghén có thể khiến mẹ thay đổi sinh hoạt: buồn ngủ, ăn uống không ngon, thay đổi khẩu vị,…
  • Các cặp vợ chồng cần lựa chọn tư thế quan hệ tình dục phù hợp, hoạt động nhẹ nhàng và không gây tác động mạnh lên tử cung để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
  • Vệ sinh vùng kín đúng cách, phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa: Mẹ bầu không nên thụt rửa âm đạo, không nên rửa vùng kín quá nhiều và lựa chọn dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp để vệ sinh vùng kín mỗi ngày giúp phòng bệnh phụ khoa.

KHÁM THAI

Lúc này thai nhi đã di chuyển vào tử cung và khi siêu âm có thể dễ dàng phát hiện được nhịp tim của em bé với nhịp độ khoảng 140 – 170 lần/ phút tùy bé. Siêu âm thai thường được thực hiện từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 8 để phát hiện tim thai giúp bác sĩ có những điều chỉnh đúng đắn.

LƯU Ý

Bước sang tháng thứ 2 trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu của thai kỳ mẹ bầu cần chú ý nhiều hơn trước đó, cụ thể là:

  • Tháng có nguy cơ sảy thai cao cẩn trọng đi lại: Mẹ bầu nên đi lại nhẹ nhàng, hạn chế làm việc nặng nhọc và không nên đi giày cao gót để tránh vấp, ngã làm ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Ứng phó với nghén: Mẹ bầu hãy ăn bất cứ món nào mà mình cảm thấy thích (cần tốt cho sức khỏe), chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ. Bên cạnh đó sử dụng một số loại trà: trà gừng, trà hoa cúc,… sẽ có tác dụng tích cực với việc giảm nghén ở mẹ bầu.
  • Chú ý bảo vệ sức khỏe phòng tránh các bệnh: Hạn chế đến những nơi đông người, nếu cần thiết phải đeo khẩu trang và sát khuẩn tay nhằm phòng tránh nguy cơ nhiễm bệnh lây truyền.
  • Chú ý hiện tượng ra khí hư, ra huyết bất thường: Nếu khí hư ra nhiều có màu, mùi bất thường kèm theo triệu chứng đau bung, mỏi lưng,… thì mẹ bầu cần đi thăm khám ngay để có biện pháp can thiệp kịp thời.
  • Tâm lý thay đổi thất thường: Mẹ bầu nên giữ cho mình tâm trạng thoải mái, tích cực bằng cách vận động thể dục thể thao nhẹ nhàng hoặc chia sẻ những khó khăn mà mình đang gặp phải để cải thiện tâm trạng tốt hơn.
  • Bắt đầu quá trình thai giáo: Mẹ có thể bắt đầu thai giáo bằng cách trò chuyện với thai nhi mỗi ngày để gắn kết tình cảm mẹ con. Mẹ hãy gửi gắm những mong muốn, tình yêu thương của mình với con thông qua giọng nói. Thai nhi hoàn toàn có thể cảm nhận được.
Mẹ bầu nên trò chuyện với thai nhi mỗi ngày để gửi gắm tình yêu của mẹ qua giọng nói

Mẹ bầu nên trò chuyện với thai nhi mỗi ngày để gửi gắm tình yêu của mẹ qua giọng nói

Ghi nhớ những lưu ý này sẽ giúp mẹ bầu vượt qua được tháng thứ 2 của thai kỳ nhẹ hàng hơn để có sức khỏe thật tốt và bước sang tháng thứ 3 nhiều “thử thách” hơn.

3. Mang thai tháng thứ 3 – Tháng 3

Đây là tháng cuối cùng của tam cá nguyệt đầu tiên, em bé và mẹ bầu sẽ có những thay đổi nhiều hơn so với những tháng trước đó.

3.1 Em bé phát triển như thế nào trong tháng thứ 3?

Vào tháng thứ 3 của giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, Thai nhi đã trở nên “cứng cáp” hơn, các ngón tay, ngón chân đã dần trở nên rõ rệt, thậm chí có thể thấy em bé cử động ngón tay khi siêu âm. Cùng thời điểm này cơ quan sinh dục, hệ tuần hoàn, hệ tiết niệu đang hình thành và phát triển.

3.2 Mang thai tháng thứ 3, mẹ thay đổi ra sao?

Sang tháng thứ 3 của thai kỳ mẹ bầu vẫn phải đối mặt với những cơn nghén nặng khiến mẹ mệt mỏi và khó chịu hơn nhiều. Tuy nhiên, mẹ bầu sẽ thấy cơ thể có những thay đổi nhất định, tử bụng dần nhô lên khỏi vùng chậu, tăng kích thước ngực, quầng vú lớn hơn hoặc tăng cân,…

3.3 Mang thai tháng thứ 3, mẹ nên làm gì?

Dưới đây là những điều mẹ cần làm trong tháng thứ 3 mang thai:

DINH DƯỠNG

  • Ngoài việc bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, vitamin cần thiết trong tháng 1 và tháng 2 thì mẹ bầu cần tập trung sử dụng những món ăn có chứa nhiều vitamin B6. Vitamin B6 có tác dụng giúp mẹ bầu làm giảm triệu chứng nghén, kích thích ăn ngon miệng và ổn định đường huyết. Bên cạnh đó, vitamin B6 còn giúp hệ thần kinh của thai nhi phát triển tốt hơn.
  • Vitamin B6 có nhiều trong thực phẩm: Cá hồi, thịt bò, cá tuyết, đậu Hà Lan, bông cải xanh, rau cải mâm xôi, chuối chín và các loại ngũ cốc.
Chuối chín chứa nhiều vitamin B6 rất tốt cho bà bầu mang thai 3 tháng đầu

Chuối chín chứa nhiều vitamin B6 rất tốt cho bà bầu mang thai 3 tháng đầu

SINH HOẠT HÀNG NGÀY

Trong sinh hoạt hàng ngày mẹ bầu cần ghi nhớ những điều sau:

  • Tìm môn tập thể thao phù hợp: Mẹ bầu nên lựa chọn môn thể thao phù hợp với sức khỏe, vận động nhẹ nhàng: Yoga, thiền, bơi lội, đi bộ,….
  • Mẹ bầu có thể gặp rắc rối: mất ngủ, mệt mỏi kéo dài,… dẫn tới biến đổi tâm lý làm cho mẹ bầu dễ cáu gắt, khó chịu, lo lắng.
  • Bụng lớn hơn: Mẹ bầu nên chọn cho mình những bộ đồ rộng rãi, thoáng mát để luôn cảm thấy dễ chịu và vận động thoải mái hơn.

Với những lưu ý này sẽ giúp cho mẹ bầu cải thiện sức khỏe, cải thiện tâm lý để vượt qua cơn nghén dễ dàng hơn.

KHÁM THAI VÀ CÁC XÉT NGHIỆM CẦN LÀM

Mẹ bầu cần tiến hành khám thai định kỳ để theo dõi sự phát triển của bé và tính ngày dự kiến sinh. Bên cạnh đó, vào khoảng tuần thứ 10 – 12 của thai kỳ mẹ bầu cần tiến hành thực hiện thêm một số chẩn đoán:

  • Siêu âm đo độ mờ da gáy giúp chẩn đoán nguy cơ bệnh Down ở thai nhi. Trường hợp kết quả đo độ mờ da gáy có giá trị gần ngưỡng 3mm thì mẹ bầu nên làm Double test để đánh giá chính xác hơn nguy cơ hội chứng Down ở thai nhi.
  • Double test được thực hiện bằng cách lấy máu của mẹ bầu để đo nồng độ HCG và PAPP-A. Xét nghiệm này được chỉ định cho những mẹ bầu có tiền sử bị dị tật bẩm sinh, mẹ bầu trên 35 tuổi hoặc dùng các loại thuốc có hại cho thai nhi,… Double test cho phép phát hiện khoảng 95% thai nhi mắc hội chứng Down.

Mẹ bầu nên thực hiện đủ cả 2 chẩn đoán trên để chắc chắn rằng em bé đang phát triển lành lặn, khỏe mạnh từng ngày trong cơ thể mình.

LƯU Ý:

Ở tháng thứ 3 của giai đoạn mang thai 3 tháng đầu thai kỳ thì mẹ bầu cũng không nên chủ quan, mà cần lưu ý một số điều dưới đây:

  • Nguy cơ sảy thai vẫn còn vì thế mẹ bầu cần cẩn trọng trong sinh hoạt hàng ngày: đi lại nhẹ nhàng, ăn uống khoa học, không sử dụng những thực phẩm làm tăng nguy cơ sảy thai, không sử dụng đồ uống có cồn và cafein,…
  • Ngoài việc các lưu ý trên mẹ không nên kiêng kị thiếu cơ sở khoa học dễ dẫn đến thiếu chất…
  • Gia nhập nhóm mẹ bầu, tâm sự với bạn bè, chồng để có thêm kiến thức mang thai và tâm lý được thoải mái hơn.

Trên đây là một số chú ý mà mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu cần thực hiện để sức khỏe luôn ổn định và giúp thai nhi phát triển toàn diện hơn. Trong quá trình mang thai mẹ bầu cần lắng nghe cơ thể mình, khi thấy bất cứ dấu hiệu nào bất thường cần đi khám ngay để được điều trị kịp thời.

Nếu mẹ bầu còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về mang thai thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Mẹ bầu mất ngủ 3 tháng giữa: 8 nguyên nhân, 3 cách khắc phục

    Khi mang thai, cơ thể của mẹ bầu sẽ có nhiều sự thay đổi, đi kèm với đó là mẹ bầu hay bị mất ngủ,…

    16 Th9, 2024
    421

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu huyết áp thấp có sao không? 2 Nguyên nhân và 3 cách khắc phục

    Mẹ bầu huyết áp thấp khi mang thai có thể gây lo lắng cho nhiều người bởi nó ảnh hưởng đến sức khỏe của cả…

    16 Th9, 2024
    342

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu bị trào ngược dạ dày: 5 cách chữa

    Trào ngược dạ dày là vấn đề phổ biến mà nhiều mẹ bầu gặp phải trong suốt thai kỳ, gây ra cảm giác khó chịu,…

    21 Th10, 2024
    191

    Chuyên mục: Sản khoa

    Bà bầu ăn nấm được không? 5 lợi ích và 7 lưu ý 

    Nấm là một loại thực phẩm phong phú về hương vị và dinh dưỡng, thường được ưa chuộng trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy…

    16 Th9, 2024
    1.1K

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám