Mẹ bầu 3 tháng đầu uống sữa đậu nành được không?

Cập nhật 23/09/2024

32.0K

BS Hoàng Văn Sơn

Tham vấn y khoa:BS Hoàng Văn Sơn

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Sản khoa

Có nhiều ý kiến trái chiều về việc bà bầu uống sữa đậu nành trong tam cá nguyệt thứ nhất. Vậy, bầu 3 tháng đầu uống sữa đậu nành được không? Bài viết sẽ giải thích cụ thể để bà bầu không còn bối rối khi uống sữa đậu này trong thai kỳ, đặc biệt trong 3 tháng đầu.

Xem thêm:

1. Bầu 3 tháng đầu uống sữa đậu nành được không?

Bà bầu tháng đầu có thể uống được sữa đậu nành với hàm lượng tối đa là 500ml/ngày. Sữa đậu nành là một loại sữa lành tính, chứa nhiều chất dinh dưỡng tự nhiên vì được làm từ hạt đậu nành. Tuy nhiên, nếu uống sữa đậu nành quá nhiều thì mẹ bầu có nguy cơ bị đau nửa đầu, khó tiêu,…

Nhiều người lo lắng rằng, uống sữa đậu nành sẽ làm ảnh hưởng tới giới tính thai nhi vì hàm lượng cao thành phần isoflavones (estrogen thực vật). Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các nhà khoa học Anh vào năm 2003, thành phần Isoflavone trong đậu nành không làm thay đổi giới tính của thai nhi.

Ngược lại, thành phần này còn có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa ung thư vú, tốt cho hệ thần kinh, tim mạch của mẹ bầu.

Bà bầu 3 tháng đầu có thể uống sữa đậu nành với hàm lượng vừa đủ

Bà bầu 3 tháng đầu có thể uống sữa đậu nành với hàm lượng vừa đủ

Đậu nành được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ bầu nên uống trong 3 tháng đầu vì sở hữu nhiều khoáng chất và vitamin tốt như canxi, protein, chất xơ,… Vì vậy, uống sữa đậu nành giúp mẹ bầu ngăn ngừa loãng xương, táo bón, thiếu máu thai kỳ. Đồng thời, protein trong đậu nành sẽ cung cấp năng lượng cho các hoạt động hàng ngày.

Như vậy, sữa đậu nành mang đến nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe của bà bầu mang thai 3 tháng đầu. Những lợi ích và bảng thành phần sẽ được phân tích cụ thể trong phần tiếp theo của bài viết.

2. Lợi ích của bà bầu 3 tháng đầu khi uống sữa đậu nành đúng cách

Bà bầu 3 tháng đầu nhận được nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe khi uống sữa đậu nành vì thức uống này chứa nhiều thành phần dinh dưỡng. Cụ thể như sau:

Tên thành phần Định lượng (đơn vị: 100g)
Protein 3.1g
Năng lượng 28 kcal
Tinh bột 400mg
Canxi 18mg
Sắt 1.2mg
Chất xơ 100mg
Photpho 36mg
Vitamin PP 300mg
Vitamin B1 100mcg
Omega-3 0.6g
Omega-6 4.47g

Bảng thành phần với nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mẹ bầu 3 tháng đầu như protein, canxi, sắt, photpho, chất xơ,… cho thấy khả năng lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe cả mẹ bầu và thai nhi. Điển hình như:

2.1 Bà bầu uống sữa đậu nành giúp cung cấp năng lượng dồi dào cho cơ thể

Dù là protein thực vật nhưng hàm lượng protein trong sữa đậu nành (3.1g) tương đương với sữa bò. Mẹ bầu uống sữa đậu nành sẽ cung cấp cho cơ thể một nguồn năng lượng dồi dào cho các hoạt động hàng ngày và nuôi dưỡng bào thai.

Một ưu điểm của protein thực vật nên cơ thể dễ dàng hấp thụ hơn, không mất nhiều thời gian và năng lượng để chuyển hóa. Nhờ đó, cơ thể tiết kiệm được 1 phần năng lượng để cung cấp cho các hoạt động khác.

Bà bầu uống sữa đậu nành giúp cung cấp năng lượng dồi dào

Bà bầu uống sữa đậu nành giúp cung cấp năng lượng dồi dào

2.2 Uống sữa đậu nành giúp xương chắc khỏe

Bầu 3 tháng đầu uống sữa đậu nành được không? Trong sữa đậu nành có sự kết hợp của canxi (18mg) và photpho (36mg) có tác dụng giúp xương và răng của mẹ bầu chắc khỏe và tham gia vào quá trình hình thành khung xương cho thai nhi. Bộ đôi này rất cần thiết vì giai đoạn này mẹ bầu phải chịu thêm sức nặng từ bào thai đang lớn.

2.3 Bà bầu uống sữa đậu nành giúp cải thiện táo bón thai kỳ

Bà bầu 3 mang thai 3 tháng đầu thường hay bị táo bón thai kỳ do nồng độ hormone progesterone tăng lên khiến nhu động ruột làm việc kém hiệu quả hơn. Điều này khiến cho nhiều dưỡng chất không được cơ thể hấp thụ, gây ra tình trạng dư thừa dẫn đến táo bón.

Bầu 3 tháng đầu uống sữa đậu nành được bởi trong sữa đậu nành có 100mg chất xơ có tác dụng cải thiện tình trạng táo bón, đầy hơi, chướng bụng. Phần chất xơ này cũng có tác dụng tốt trong việc kiểm soát lượng đường trong máu, giảm tình trạng tiểu đường thai kỳ.

Uống sữa đậu nành cũng là một cách giúp bà bầu 3 tháng đầu giảm tình trạng táo bón thai kỳ.

2.4 Uống sữa đậu nành giúp Phát triển tế bào thần kinh cho thai nhi

Bầu 3 tháng đầu uống sữa đậu nành được bởi trong sữa đậu nành có hàm lượng acid folic dồi dào nên tốt cho hệ thần kinh đang hình thành của thai nhi. Bởi vì, acid folic là yếu tố cần thiết cho quá trình hình thành các tế bào thần kinh, ngăn ngừa dị tật ống thần kinh thai nhi.

Vitamin B1 trong sữa đậu nành cũng có tác dụng tốt ngăn ngừa dị tật thần kinh cho thai nhi.

Uống sữa đậu nành giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh cho thai nhi

Uống sữa đậu nành giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh cho thai nhi

2.5 Bà bầu 3 tháng đầu uống sữa đậu nành tốt cho hệ tim mạch

Sữa đậu nành có hàm lượng cholesterol thấp, nhiều axit béo không no như omega-3 có tác dụng ổn định huyết áp, ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch,… Nhờ đó, mẹ bầu 3 tháng đầu sẽ hạn chế rủi ro do các bệnh về tim như đau tim, đột quỵ,… gây nguy hiểm cho tính mạng cả 2 mẹ con.

Trên đây là những lợi ích tiêu biểu đối với sức khỏe bà bầu 3 tháng đầu. Tuy nhiên, để sữa đậu nành mang lại nhiều tác dụng tốt, mẹ bầu cần biết cách uống đúng cách.

3. Bà bầu 3 tháng đầu uống sữa đậu nành đúng cách

Như chúng ta đã biết bầu 3 tháng đầu uống sữa đậu nành được nhưng phải đúng cách. Ngoài ra, để nhận được tối đa những lợi ích từ đậu nành mang lại cho sức khỏe, mẹ bầu 3 tháng đầu nên uống sữa đậu nành đúng cách.

  • Hàm lượng: Mẹ bầu 3 tháng đầu nên uống tối đa 500ml/ngày, mỗi lần 250ml.
  • Thời điểm uống: Bà bầu có thể uống sữa đậu nành vào bất cứ thời điểm nào trong ngày.
  • Thực phẩm ăn kèm: Khi uống sữa đậu nành, mẹ bầu nên ăn kèm các loại thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì, bánh ngọt,… để tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Bảo quản: Mẹ bầu không nên dự trữ quá nhiều sữa đậu nành trong tủ lạnh vì chất dinh dưỡng sẽ bị thất thoát theo thời gian.

Lưu ý:

  • Mẹ bầu không nên uống vào lúc đang đói vì các chất dinh dưỡng sẽ bị chuyển thành nhiệt và bị thất thoát, cơ thể không hấp thụ được.
  • Mẹ bầu không nên dùng sữa đậu nành để uống thuốc thay nước lọc vì thành phần trong sữa sẽ làm giảm tác dụng của thuốc. Sau khi uống sữa đậu nành khoảng 30 phút thì mẹ bầu mới nên uống thuốc.
  • Các thực phẩm nên tránh: Sữa đậu nành không nên sử dụng cùng đường đỏ, trứng, các thực phẩm chứa nhiều acid như các loại quả giàu vitamin C (cam, bưởi, dứa, quýt,…) Bởi vì protein trong đậu nành kị với các loại acid trong nhóm thực phẩm này, gây ra tình trạng chướng bụng, đầy hơi cho mẹ bầu.

Đối tượng không nên uống sữa đậu nành? Với những mẹ bầu có tiền sử mắc các bệnh như viêm dạ dày, viêm thận, sỏi thận, hen suyễn, viêm mũi dị ứng thì không nên uống sữa đậu nành. Bởi vì:

  • Thành phần oxalat trong sữa đậu nành không tốt cho dạ dày, nên sẽ khiến tình trạng viêm dạ dày trở nên nặng hơn.
  • Hàm lượng protein cao trong đậu nành khiến cơ địa dễ bị dị ứng cho rằng đó là các dị nguyên, nên sản sinh ra chất histamin gây ra tình trạng dị ứng cho mẹ bầu.
  • 2 thành phần oxalat và protein trong đậu nành ảnh hưởng tới thận, sẽ gây ra tình trạng sỏi thận cho mẹ bầu.
Mẹ bầu 3 tháng đầu nên uống sữa đậu nành đúng cách để hấp thu tối đa chất dinh dưỡng

Mẹ bầu 3 tháng đầu nên uống sữa đậu nành đúng cách để hấp thu tối đa chất dinh dưỡng

4. Tác dụng phụ của việc uống sữa đậu nành không đúng cách

Khi uống sữa đậu nành không đúng cách, mẹ bầu sẽ gặp một số tác dụng phụ không mong muốn. Nếu bà bầu uống sữa đậu nành quá nhiều, cụ thể là hơn 500ml/ngày sẽ dẫn tới tình trạng khó tiêu bởi vì cơ thể được nạp vào nhiều khoáng chất với hàm lượng cao nên không thể hấp thụ hết. Điều này khiến cho tình trạng đầy bụng, khó tiêu, táo bón của bà bầu trở nên nặng hơn.

Uống sữa đậu nành không đúng cách sẽ khiến mẹ bầu gặp vấn đề về tiêu hóa

Uống sữa đậu nành không đúng cách sẽ khiến mẹ bầu gặp vấn đề về tiêu hóa

Tóm lại, bầu 3 tháng đầu uống sữa đậu nành được không? Bà bầu 3 tháng đầu chỉ nên uống sữa đậu nành khi uống đúng cách vì đây là thức uống vàng tốt cần thiết cho bà bầu và thai nhi. Nếu mẹ bầu còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về mang thai thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất hoặc bạn có thể đến ngay TỔ HỢP Y TẾ MEDIPLUS” tại địa chỉ: Tầng 2, Trung tâm thương mại Mandarin Garden 2, 99 phố Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội để thực thăm khám trực tiếp nhé!

*** Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa!

5/5 - (1 vote)

    ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA

    Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Vỡ ối mà tử cung chưa mở có nguy hiểm không? 4 lưu ý cho mẹ

    Vỡ ối là dấu hiệu cho thấy mẹ sắp chuyển dạ và chuẩn bị sinh bé ra, tuy nhiên vỡ ối mà tử cung chưa…

    28 Th10, 2024
    787

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu huyết áp thấp có sao không? 2 Nguyên nhân và 3 cách khắc phục

    Mẹ bầu huyết áp thấp khi mang thai có thể gây lo lắng cho nhiều người bởi nó ảnh hưởng đến sức khỏe của cả…

    16 Th9, 2024
    339

    Chuyên mục: Sản khoa

    12 cách tăng lượng sữa mẹ an toàn cho mẹ và bé

    Nuôi con bằng sữa mẹ không phải đơn giản, vì có những trường hợp mẹ bầu bị mất sữa không khi sinh, không đủ sữa…

    28 Th10, 2024
    297

    Chuyên mục: Sản khoa

    Mẹ bầu đau rát cổ họng: 7 nguyên nhân, 6 cách chữa trị

    Mẹ bầu đau rát cổ họng là tình trạng khá phổ biến trong thai kỳ, gây ra nhiều khó chịu cho các mẹ. Cảm giác…

    21 Th10, 2024
    139

    Chuyên mục: Sản khoa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám