Phòng tránh chấn thương khi chơi thể thao

Cập nhật 12/05/2023

1.4K

TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tham vấn y khoa:TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Sức khỏe

Rèn luyện thể chất là biện pháp nâng cao và duy trì sức khỏe ổn định. Tuy nhiên, trong quá trình tập luyện, bạn có thể sẽ gặp phải những chấn thương thể thao.

1. Những chấn thương thể thao thường gặp

Các hoạt động thể thao được xem là phương tiện giải trí và thúc đẩy sức khỏe của người chơi hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần hết sức cẩn trọng nếu không muốn muốn gặp phải những chấn thương nghiêm trọng dưới đây:

1.1. Bong gân mắt cá chân

Mắt cá được bao phủ trong vô số các dây chằng có chức năng chính là kết nối các xương lại với nhau và kiểm soát chuyển động của cơ thể. Khi mắt cá xoay và bị lật vào trong quá nhanh hoặc bị xoắn mạnh vì các chuyển động đột ngột, dây chằng quanh mắt cá, vốn đã yếu, sẽ bị đứt. Hậu quả là bạn bị bong gân mắt cá chân.
Bạn cần đến​​ bác sĩ ngay khi bị bong gân mắt cá chân để họ xem mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Thường sẽ mất vài tuần để vết thương này lành lại.

1.2. Căng cơ

Khi người chơi thể thao không khởi động kỹ, cơ dễ bị kéo căng quá mức. Các cơ bị giãn do một lực bất ngờ, với cường độ mạnh, làm kéo dài sợi cơ. Có hai trường hợp chấn thương xảy ra. Các cơ bị kéo căng làm cho một số sợi cơ bị đứt. Tuy nhiên, nếu toàn bộ bó cơ bị đứt thì bạn sẽ bị đứt giãn cơ nghiêm trọng.

Cần khởi động kỹ trước khi chơi thể thao để tránh căng cơ

Cần khởi động kỹ trước khi chơi thể thao để tránh căng cơ

1.3. Chấn thương háng

Đây là tình trạng 1 trong 5 nhóm cơ chạy dọc theo đùi trong bị rách hay đứt khi chơi các môn thể thao cường độ cao như bóng đá, bóng chuyền, tennis… Nếu bị chấn thương háng, bạn sẽ cảm nhận được cơn đau dữ dội ở vùng háng, đùi, hông lan xuống đầu gối. Bạn cũng sẽ gặp khó khăn khi di chuyển và đi lại khập khiễng, khó có thể chạy nhảy hay vặn mình.

1.4. Đau cẳng chân

Đau cẳng chân do các cơ gần xương cẳng chân bị đau. Bạn sẽ dễ bị đau cẳng chân khi chạy bộ, đặc biệt là chạy trên bề mặt cứng như đường lát đá, mới chạy bộ hoặc không có giày hỗ trợ phù hợp để luyện tập.

1.5. Chấn thương đầu gối

Chấn thương đầu gối rất phổ biến trong số các chấn thương thể thao. Có hai loại chấn thương đầu gối là chấn thương dây chằng chéo trước và hội chứng đùi bánh chè.

1.6. Gãy xương

Gãy xương trong thể thao là tình trạng xương bị gãy do lực tác động mạnh từ bên ngoài. Xương có thể gãy theo chiều dọc, chiều ngang, ở nhiều vị trí hoặc gãy thành nhiều mảnh. Dấu hiệu gãy xương gồm: âm thanh lạo xạo dưới da khi chấn thương xảy ra, đồng thời vị trí xương gãy bị bầm tím, sưng đỏ, biến dạng. Bạn cũng không thể vận động linh hoạt tại nơi bị gãy.

1.7. Viêm gân Achilles (A-sin)

Viêm a-sin (gân gót) là tình trạng viêm gân gót chân gây đau, sưng và cứng. Cơn đau trở nên tồi tệ hơn sau khi vận động, có thể dẫn đến tình trạng rách hoặc đứt gân gót. Trong một số trường hợp, các gai xương có thể phát triển bên trong gót chân.

2. Phòng tránh chấn thương khi chơi thể thao

Cách tốt nhất để ngăn ngừa chấn thương khi chơi thể thao là khởi động đúng cách để làm ấm cơ. Khi cơ lạnh dễ bị căng quá mức dẫn đến rách, ngược lại, cơ ấm sẽ linh hoạt hơn. Chúng có thể đảm nhận tốt các chuyển động nhanh, uốn cong và dừng đột ngột, giảm tải nguy cơ chấn thương.

2.1. Tập đúng kỹ thuật

Mỗi môn thể thao đòi hỏi các kỹ thuật riêng. Bạn không thể đem kỹ thuật đánh tennis vào sân đánh cầu lông, cũng như kỹ thuật chạy nước rút khác với chạy đường dài. Nếu được, hãy tìm đến huấn luyện viên để được hướng dẫn tập luyện đúng cách. Đây là biện pháp hiệu quả nhất giúp phòng ngừa chấn thương.

Huấn luyện viên sẽ hướng dẫn cho bạn tập luyện đúng cách

Huấn luyện viên sẽ hướng dẫn cho bạn tập luyện đúng cách

2.2. Chọn dụng cụ tập luyện thích hợp

Bạn cần mang một đôi giày tạo cảm giác thoải mái, băng gối/băng khuỷu tay vừa vặn, cầm vợt vừa tay… mới tránh được tình trạng chấn thương vì mang dụng cụ tập không phù hợp.

2.3. Không nôn nóng tập luyện trở lại

Nếu bạn bị thương, hãy đảm bảo rằng bạn đã được chữa trị dứt điểm trước khi ra sân trở lại. Đừng cố gắng “vượt qua” cơn đau.

Ngoài ra, khi trở lại tập luyện sau chấn thương, bạn nên bắt đầu bằng những bài tập vừa sức, sau đó tăng cường độ lên dần. Tuyệt đối không tập ngay với cường độ như trước khi bị chấn thương.

2.4. Thả lỏng cơ thể sau buổi tập

Nếu khởi động được ví là bước “làm nóng” thì sau khi tập xong, bạn hãy dành một chút thời gian để hạ nhiệt (làm nguội). Việc làm này nhằm mục đích giảm dần nhịp tim, giữ cơ bắp ở trạng thái như trước khi vận động, giảm nguy cơ đau mỏi cơ.

Bài tập làm nguội thường bao gồm chạy bộ nhẹ, thả lỏng, sau đó là các bài tập kéo giãn cơ.

2.5. Chế độ dinh dưỡng thân thiện với cơ xương khớp

Chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với các vận động viên. Nếu cơ thể không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, bạn sẽ khó hồi phục sức khỏe sau khi hoạt động thể lực và tăng nguy cơ chấn thương. Một chế độ ăn giúp tăng sức mạnh cho cơ bắp phải cân bằng các nhóm chất:

  • Tinh bột: cung cấp nhiên liệu cho cơ bắp
  • Chất đạm: tái tạo và xây dựng cơ bắp
  • Các vitamin và chất vi khoáng: hỗ trợ các hoạt động tế bào của cơ bắp.

TỔ HỢP Y TẾ MEDIPLUS – ĐỊA CHỈ VÀNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE

✅ Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ hàng đầu, giàu kinh nghiệm trực tiếp thăm khám.
✅ Phối hợp đa khoa, không bỏ lọt bệnh, đem lại hiệu quả điều trị vượt trội
✅ Hệ thống trang thiết bị y tế tối tân, giúp chẩn đoán chính xác bệnh
✅ Không gian y tế đẳng cấp, tạo cảm giác dễ chịu và thoải mái cho khách hàng
✅ Công nghệ khám chữa bệnh 4.0 đầu tiên tại Hà Nội
✅ Chất lượng dịch vụ chu đáo, ân cần.
✅ Lịch hẹn khám chữa của Khách hàng sẽ luôn được đặt trước chính xác, không phải chờ đợi.

Tổ hợp y tế MediPlus - Địa chỉ vàng chăm sóc sức khỏe

Tổ hợp y tế MediPlus – Địa chỉ vàng chăm sóc sức khỏe

Khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào, hãy gọi Hotline của Tổ hợp y tế MEDIPLUS 19003366 để được các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.

TỔ HỢP Y TẾ MEDIPLUS

  • Địa chỉ: Tầng 2, TTTM Mandarin Garden 2, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
  • Hotline: 1900 3366
  • Website: https://www.mediplus.vn
Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Bầu 6 tháng quan hệ có sao không?

    Nhiều cặp vợ chồng tiết lộ rằng việc quan hệ khi mang thai giúp họ có trải nghiệm tốt nhất trong đời sống tình dục.…

    16 Th9, 2024
    1.7K

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Quan hệ bao lâu thì có bầu? 2 cách để biết có thai chuẩn xác

    Nhiều chị em sau khi quan hệ không sử dụng biện pháp an toàn thường băn khoăn sau quan hệ bao lâu thì có bầu?…

    28 Th10, 2024
    940

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Quan hệ 4 tuần có thai 6 tuần là sao? Có phải bị cắm sừng không?

    Nhiều người thắc mắc rằng tại sao quan hệ 4 tuần có thai 6 tuần. Điều này có bình thường hay không hay là người…

    28 Th10, 2024
    1.2K

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Bạch hầu là bệnh gì? Nguyên nhân, biểu hiện, triệu chứng

    Bạch hầu hiện đang là căn bệnh lây lan qua đường hô hấp nhanh chóng, đe dọa đến sức khỏe của con người. Vậy bệnh…

    16 Th9, 2024
    273

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám