28.7K
Tham vấn y khoa:BS Hoàng Văn Sơn
•
Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh
Chuyên mục:Sản khoa
MỤC LỤC
Rau là thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất tự nhiên tuy nhiên không phải tất cả các loại rau đều tốt cho bà bầu. Một số loại rau có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non. Vậy mang thai 3 tháng đầu kiêng ăn rau gì? Câu trả lời sẽ được MEDIPLUS trả lời ngay sau đây.
Đu đủ xanh là loại quả có thể được chế biến như món rau. Trong 100g đu đủ xanh có chứa canxi (63mg), kali (215mg), đồng (101mg), vitamin C (40mg), chất xơ tốt cho cơ thể.
Tuy nhiên đu đủ xanh có chứa chất papain có thể làm co thắt tử cung, làm chậm quá trình phát triển của bào thai, tăng khả năng sảy thai hoặc sinh non. Ngoài ra, chymopapain trong đu đủ xanh cũng làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi. Do đó, mang thai 3 tháng đầu kiêng ăn rau gì thì mẹ bầu cần tuyệt đối tránh ăn đu đủ xanh khi mang thai 3 tháng đầu.
Đu đủ xanh có chứa papain có thể làm chậm quá trình phát triển của thai nhi
Chùm ngây là loại rau bổ dưỡng, cung cấp vitamin,dưỡng chất cho cơ thể. Theo nghiên cứu, trong 100g rau chùm ngây chứa 1,7g chất béo, 1,9g chất xơ, vitamin C gấp 7 lần so với quả cam, vitamin A gấp 4 lần cà rốt,…
Tuy nhiên với mẹ bầu, alpha – sitosterol trong chùm ngây có thể gây co cơ trơn cổ tử cung dẫn đến sảy thai. Để giữ an toàn cho cả mẹ và bé,mang thai 3 tháng đầu kiêng ăn rau gì? Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu tuyệt đối tránh xa rau chùm ngây.
Bà bầu tuyệt đối không nên ăn rau chùm ngây, chất Alpha-sitosterol trong rau có thể gây sảy thai.
Khổ qua (mướp đắng) được biết đến là 1 loại rau và thuốc chữa bệnh trong Đông y. Trong 100g mướp đắng chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như: 18mg canxi, 17mg magie, 29mg photpho, 296mg kali, 72μg folate, 22mg vitamin C,… Tuy nhiên với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, vị đắng của khổ qua làm tăng co bóp tử cung và dạ dày, từ đó tăng nguy cơ sảy thai và sinh non.
Khổ qua có chứa thành phần gây ngộ độc như quinine, saponin flycosides và morodicine. Các chất này có thể gây nôn, tiêu chảy, nổi mẩn,… khiến cho mẹ bầu mệt mỏi, sức khỏe kém đi.
Vị đắng của khổ qua làm tăng co bóp tử cung và dạ dày, tăng nguy cơ sảy thai và sinh non
Mang thai 3 tháng đầu kiêng ăn rau gì thì rau ngót chính là một trong những rau bà bầu nên tuyệt đối tránh xa. Mặc dù rau ngót chứa rất nhiều vitamin và chất khoáng, cụ thể trong 100g rau ngót chứa 169mg canxi, 123mg magie, 457g kali, 185mg vitamin C,…
Tuy nhiên trong rau ngót lại chứa hàm lượng lớn papaverin – chất này gây kích thích cơ trơn tử cung và co thắt. Đây là nguyên nhân hàng đầu làm tăng nguy cơ sảy thai. Ngoài ra, hợp chất glucocorticoid trong rau ngót có thể cản trở quá trình hấp thụ canxi, photpho của mẹ bầu. Vì thể mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu không nên ăn rau ngót.
Mẹ bầu nên tránh xa rau ngót trong 3 tháng đầu thai kỳ
Rau muối chua cung cấp vitamin A, C, K, 2 chất điện giải kali và natri cho cơ thể. Tuy nhiên mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu không nên ăn rau muối chua vì thực phẩm này chứa rất nhiều muối. Natri quá cao trong rau muối chua tác động xấu tới sự phát triển và ảnh hưởng đến bài tiết ở thận, tăng huyết áp dẫn tới biến chứng như co giật ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi.
Rau muối chua cần trải qua quá trình lên men nên có thể gây ra rối loạn tiêu hóa, gây bệnh lỵ và khiến mẹ bầu nóng trong người. Vì vậy, mang thai 3 tháng đầu kiêng ăn rau gì? Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên hạn chế tối đa đồ muối chua.
Hàm lượng natri cao trong rau muối chua tác động xấu đến thận của mẹ và thai nhi
Măng tươi được biết đến là loại rau giàu vitamin A, E, niacin, thiamin, chất xơ giúp tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho hệ tiêu hóa, tăng cường sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, với mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu lại không nên ăn măng tươi. Bởi vì chất glucozit trong măng khi vào trong dạ dày sẽ hấp thụ và chuyển hóa thành axit xyanhydric có thể gây ngộ độc, buồn nôn, tụt huyết áp,… khiến cơ thể mẹ bầu mệt mỏi, suy nhược, ảnh hưởng đến sự phát triển và dinh dưỡng của thai nhi.
Không chỉ với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu kiêng ăn khoai tây mọc mầm xanh mà ngay cả với người bình thường, khoai tây mọc mầm xanh đều chứa chất độc hại. Khi khoai tây mọc mầm, chất glycoalkaloid tăng lên vì thế nếu ăn sẽ dẫn tới ngộ độc, nôn mửa, tiêu chảy.
Tinh bột trong khoai tây mọc mầm sẽ chuyển hóa thành solanine và chaconine-alpha, là 2 chất gây ra ngộ độc. Nếu chất solanine tồn tại nhiều trong nhau thai còn có thể gây ra các dị tật ở thai nhi.
Tinh bột trong khoai tây mọc mầm sẽ chuyển hóa thành solanine và chaconine-alpha gây ra ngộ độc
Rau sam có rất nhiều công dụng tốt như làm lành vết thương, điều trị khí hư, trị sỏi thận,… Tuy nhiên với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu ăn rau sam có thể làm tăng co bóp, kích thích tử cung, dễ dẫn tới sảy thai, ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. Vì thế, mang thai 3 tháng đầu kiêng ăn rau gì thì mẹ bầu không nên ăn rau sam trong thời kỳ đầu thai nghén.
Trong rau mầm sống có thể chứa vi khuẩn gây ngộ độc cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu như: vi khuẩn E.coli, Salmonella – có thể gây ra bệnh nhiễm trùng, thậm chí tử vong, vi khuẩn Listeria – gây ra tình trạng thai chết lưu, sẩy thai.
Để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho mẹ và thai nhi thì mang thai 3 tháng đầu kiêng ăn rau gì thì mẹ bầu nên kiêng ăn các loại rau mầm sống, nếu ăn hãy rửa sạch và nấu chín kỹ.
Quá trình hình thành rau mầm có nhiều loại vi khuẩn xâm nhập qua vết nứt của hạt
Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ là khi cơ thể người mẹ chưa ổn định, đang thích nghi dần với những thay đổi.
Mang thai 3 tháng đầu kiêng ăn rau gì? Rau răm có thể khiến tử cung co bóp mạnh, gây kích thích tử cung, xuất huyết, từ đó dẫn tới sảy thai, sinh non vì chứa chiết xuất P.Oleracea-1. Thậm chí nặng hơn, rau răm có thể nguy hiểm tới tính mạng của mẹ bầu và thai nhi. Vì thế phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên tuyệt đối kiêng ăn rau răm trong giai đoạn này.
Rau răm có thể khiến tử cung co bóp mạnh, gây kích thích tử cung, xuất huyết vì chứa chiết xuất P.Oleracea-1
Củ dền chứa nhiều khoáng chất như chất xơ, chất béo, axit folic, sắt, kali, omega, vitamin C,… Tuy nhiên trong củ dền lại có chứa betaine có thể gây ra buồn nôn, tiêu chảy và các vấn đề tiêu hóa trong thời gian đầu của thai kỳ. Củ dền có hàm lượng oxalat cao có thể gây ra sỏi thận cho mẹ bầu.
Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, mẹ bầu hãy hạn chế ăn củ dền để đảm bảo sức khỏe toàn diện cho thai nhi.
Ngải cứu không chỉ là rau mà còn là vị thuốc chữa đau đầu, giúp bổ máu, lưu thông khí huyết vì thế ngải cứu có trong danh sách này là điều không tưởng.
Tuy nhiên, trong rau ngải cứu có hoạt chất thujone có thể khiến co bóp cổ tử cung, tăng nguy cơ sinh non và sảy thai, thậm chí gây suy thận ở mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu.
Hoạt chất thujone trong ngải cứu có thể khiến thai ra máu, co bóp cổ tử cung
Bên cạnh những loại rau cần kiêng kể trên, thì mẹ bầu cũng không nên sử dụng những loại đồ uống, hoa quả và hải sản mà MEDIPLUS chia sẻ trong phần tiếp theo đây.
Cà phê và đồ uống có cồn là những đồ uống phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên kiêng. Bởi vì:
Cà phê
Trong 100g cà phê chứa 40mg caffeine, hàm lượng caffeine trong 1 tách cà phê dao động từ 50 – 400mg tùy thể tích. Hàm lượng caffeine cao có thể làm tăng nguy cơ sảy thai. Cùng với đó tiêu thụ quá nhiều cà phê khiến mẹ bầu có thể bị say, chóng mặt, đau bụng, mất ngủ, tim đập nhanh, mệt mỏi, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé.
Caffeine, ethanol, methanol đều là chất có thể gây hại cho thai nhi, ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của thai nhi
Đồ uống có cồn
Ngoài cà phê, đồ uống có cồn như rượu, bia có chứa Ethanol, Methanol có thể gây tổn thương nghiêm trọng tới thai nhi, làm tăng nguy cơ dị tật cho thai nhi nếu mẹ sử dụng trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Nguy hiểm hơn, chất ethanol trong rượu khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành acetaldehyde có khả năng gây độc, khiến trẻ kém phát triển trí não, hình thể, và ảnh hưởng xấu tới các đặc điểm khác của thai nhi.
Hoa quả là nguồn cung cấp giàu chất xơ, vitamin tuy nhiên với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, tuyệt đối không ăn các loại quả sau:
Quả dứa
Trong dứa tươi có chứa hoạt chất bromelain có thể làm mềm tử cung, kích thích gây sảy thai. Hàm lượng acid cao trong dứa cũng có thể gây nên ợ chua, trào ngược dạ dày.
Bà bầu 3 tháng đầu không nên ăn dứa
Quả nhãn
Dù giàu dinh dưỡng nhưng ăn nhãn trong thời kỳ 3 tháng đầu thai kỳ gây nóng trong người, táo bón, dễ xảy ra động thai, ra huyết đau bụng, tổn thương thai nhi, tăng nguy cơ sảy thai, sinh non. Ngoài ra, lượng đường trong quả nhãn cao có thể gây tiểu đường thai kỳ nếu ăn quá nhiều.
Quả đào
Đào là loại quả chứa nhiều protein, sắt, kẽm, đường,…có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên đào chứa nhiều đường (1 quả đào trung bình chứa 13g đường), có tính nóng, tạo nhiệt quá mức bên trong, có thể gây xuất huyết cho mẹ bầu 3 tháng đầu.
Quả đào gây nóng trong, có thể gây xuất huyết
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên tránh ăn các loại hải sản chứa hàm lượng thủy ngân cao, ví dụ như cá ngừ (0,689 ppm), cá mập (0,979 ppm), cá thu (0,730 ppm), cá kiếm (0,995 ppm). Thủy ngân cao có thể gây thương tật thần kinh vĩnh viễn cho thai nhi, làm thai nhi chậm phát triển, sinh ra chậm phát triển ngôn ngữ,… Mẹ bầu cũng nên tránh ăn cua và chế phẩm từ cua bởi chúng gây co thắt tử cung, xuất huyết, thai lưu.
Bà bầu không nên ăn cá ngừ trong 3 tháng đầu thai kỳ để hạn chế phơi nhiễm thủy ngân
Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, khoa học giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Tuy vậy khi mang thai, cơ thể người mẹ rất nhạy cảm với các loại thực phẩm. Hy vọng những giải đáp trong bài viết về vấn đề mang thai 3 tháng đầu kiêng ăn rau gì giúp mẹ bầu có thể kiến thức và lựa chọn cho mình những loại thực phẩm an toàn.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay tới hotline 1900 3366 để được giải đáp nhanh và chính xác nhất.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa!
ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA
Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS
Δ
BS Hoàng Văn Sơn
Bs Hoàng Văn Sơn tốt nghiệp chuyên ngành bác sĩ Đa khoa tại Học viện Quân Y. Hiện bác sĩ đang là bác sĩ nội trú tại Bệnh viện Quân…
Bài viết liên quan
Nuôi con bằng sữa mẹ không phải đơn giản, vì có những trường hợp mẹ bầu bị mất sữa không khi sinh, không đủ sữa…
Chuyên mục: Sản khoa
Khi mang thai, có rất nhiều điều cần lưu ý để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Một trong những…
Thiểu ối là một tình trạng không hiếm gặp trong thai kỳ, đặc biệt là ở những tháng cuối, khi lượng nước ối ít hơn…
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bà bầu là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, bà bầu ăn lá é được không vẫn…
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.
MEDIPLUS Tân Mai
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.