Đau dạ dày ăn dứa được không? Những tác hại người bệnh nên biết

Cập nhật 24/06/2023

11.0K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Tiêu hóa

Dứa là loại quả có vị chua nhẹ thì người đau dạ dày ăn dứa được không? Câu trả lời từ chuyên gia của Tổ hợp y tế MEDIPLUS là không nên. Bởi vì trong dứa có thành phần gây bào mòn niêm mạc dạ dày. Bài viết sẽ chỉ ra nguyên nhân cụ thể cùng những gợi ý về những loại quả nên và không nên ăn đối với người bệnh đau dạ dày.

1. Người đau dạ dày ăn dứa được không?

Quả dứa là một loại trái cây nhiệt đới, có tên gọi khác là thơm hoặc khóm. Dứa chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như: canxi, mangan, kali, phốt pho, vitamin C, vitamin nhóm B, chất xơ, enzyme bromelain, axit hữu cơ (axit malic và axit xitric), các chất chống oxy hóa (flavonoid và axit phenolic).

Tuy chứa nhiều dưỡng chất nhưng ăn dứa không tốt cho người đau dạ dày

Tuy chứa nhiều dưỡng chất nhưng ăn dứa không tốt cho người đau dạ dày

Dứa còn chứa hàm lượng nước và chất xơ cao giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón. Loại quả này còn có tác dụng giải nhiệt rất tốt, góp phần phân giải lượng calo dư thừa mang lại hiệu quả giảm cân.

Tuy nhiên, người đau dạ dày không nên ăn dứa vì loại quả này có chứa hàm lượng acid cao và một số enzyme tiêu hóa không tốt cho người đau dạ dày. Để biết cụ thể vì sao đau dạ dày ăn dứa không tốt, bạn đọc hãy theo dõi phần tiếp theo.

2. Tại sao đau dạ dày ăn dứa không tốt?

Người đau dạ dày không nên ăn dứa vì trong loại quả này có chứa một số thành phần gây hại cho dạ dày như sau:

  • Enzyme bromelain: Dứa có chứa enzyme bromelain – một loại enzyme tiêu hóa có đặc tính phân hủy protein, làm mòn lớp niêm mạc dạ dày. Trong khi đó, người đau dạ dày thường có lớp niêm mạc mỏng và có những vết viêm loét. Chính vì thế, việc ăn dứa sẽ càng khiến cho lớp niêm mạc mỏng hơn, làm tình trạng viêm loét thêm trầm trọng và gây ra những cơn đau.
  • Hàm lượng acid cao: Trong thành phần, dứa có chứa các loại acid hữu cơ như: acid malic và acid citric với hàm lượng acid cao. Chỉ số pH của dứa ở mức từ 3 – 4 theo thang đo pH từ 1 – 7. Lượng acid cao làm mòn lớp niêm mạc dạ dày, gây nên tình trạng trào ngược thực quản với biểu hiện: ợ chua, ợ nóng, cảm giác cồn cào,…
Người đau dạ dày không nên ăn dứa để tránh bào mòn niêm mạc dạ dày khiến tình trạng bệnh nặng hơn

Người đau dạ dày không nên ăn dứa để tránh bào mòn niêm mạc dạ dày khiến tình trạng bệnh nặng hơn

Với những lý do trên, người bệnh đau dạ dày không nên hoặc hạn chế tối đa ăn dứa để phòng ngừa bệnh diễn tiến nặng hơn. Vậy ngoài dứa thì người đau dạ dày nên ăn và không nên ăn những loại hoa quả nào? Phần thông tin tiếp theo sẽ mang đến cho bạn đọc câu trả lời chi tiết.

3. Gợi ý những loại quả nên và không nên ăn đối với người đau dạ dày

Tuy hoa quả là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng người đau dạ dày cần hết sức lưu ý trong việc lựa chọn và ăn uống để không gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng đau dạ dày. Dưới đây là gợi ý những loại quả nên và không nên ăn đối với người đau dạ dày.

3.1 Loại quả nên ăn

Người bệnh đau dày nên ăn những loại quả tốt cho sức khỏe, vừa giúp bổ sung vitamin, chất xơ vừa giúp góp phần giảm triệu chứng bệnh, đó là những loại quả như:

Chuối

Người đau dạ dày nên ăn chuối để bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể như: protein, magie, kali, chất xơ, sắt, canxi, vitamin A, vitamin C, vitamin B6,… Ngoài ra, chuối còn là loại quả mềm, dễ tiêu hóa, không gây kích thích vết viêm loét dạ dày.

Xem thêm chi tiết: Đau dạ dày ăn chuối như thế nào?

Chuối là loại quả mềm, dễ tiêu hóa tốt cho người đau dạ dày

Chuối là loại quả mềm, dễ tiêu hóa tốt cho người đau dạ dày

Táo

Do chứa hàm lượng chất xơ hòa tan cao, táo có tác dụng cải thiện tiêu hóa, thúc đẩy quá trình phân hủy thức ăn nhanh chóng. Nhờ đó giúp giảm áp lực dạ dày, cải thiện đáng kể cơn đau và tình trạng khó tiêu.

Ổi

Ổi có chứa nhiều dưỡng chất tốt giúp bồi bổ sức khỏe, bảo vệ tim mạch, tăng cường miễn dịch như: vitamin C, kali, kẽm,… Đặc biệt, ổi có tính kiềm tự nhiên và đặc tính kháng khuẩn giúp làm sạch đường tiêu hóa, hỗ trợ quá trình tiêu hóa hiệu quả làm giảm triệu chứng đau dạ dày.

Tuy nhiên, người đau dạ dày khi ăn ổi cần nhai kỹ, bỏ hạt và không ăn khi đói để không gây quá tải cho hoạt động tiêu hóa.

Xem thêm bài viết: Đau dạ dày ăn ổi như thế nào cho đúng?

Ăn ổi giúp hỗ trợ tiêu hóa góp phần làm giảm triệu chứng đau dạ dày

Ăn ổi giúp hỗ trợ tiêu hóa góp phần làm giảm triệu chứng đau dạ dày

Việt quất

Việt quất có chứa hàm lượng cao vitamin, chất xơ, khoáng chất giúp nâng cao miễn dịch. Ngoài ra, quả việt quất còn chứa thành phần Proanthocyanidins Flavonoid có tác dụng kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP, ngăn chặn sự phát triển của ổ viêm loét dạ dày.

Bơ là loại quả tốt mà người bệnh đau dạ dày nên thường xuyên bổ sung. Loại quả này chứa nhiều vitamin, acid amin, khoáng chất giúp làm dịu niêm mạc, tạo lớp che phủ trên bề mặt niêm mạc dạ dày giúp hạn chế tổn thương.

Bơ giúp bổ sung nhiều chất dinh dưỡng và có thể hạn chế tình trạng tổn thương ở niêm mạc dạ dày

Bơ giúp bổ sung nhiều chất dinh dưỡng và có thể hạn chế tình trạng tổn thương ở niêm mạc dạ dày

Trên đây là những loại quả rất tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa mà người bệnh đau dạ dày nên ăn. Phần tiếp theo là thông tin về những loại quả mà người bệnh đau dạ dày cần tránh.

3.2 Loại quả không nên ăn

Dưới đây là một số loại quả người đau dạ dày không nên ăn hoặc cần hạn chế để không gây tổn thương cho dạ dày:

Cà chua

Cà chua có chứa lượng acid rất mạnh, gây kích ứng niêm mạc dạ dày, làm bào mòn và khiến các vết viêm loét trở nên nặng hơn. Ngoài ra, cà chua còn chứa pectin và nhựa phenolic. Những chất này có thể phản ứng với acid dịch vị gây nên tình trạng nôn mửa, đau bụng. Vì vậy, người bệnh đau dạ dày nên hạn chế ăn cà chua và tránh ăn vào lúc đói.

Người đau dạ dày nên hạn chế ăn cà chua do chúng có chứa lượng acid mạnh, gây kích ứng niêm mạc dạ dày

Người đau dạ dày nên hạn chế ăn cà chua do chúng có chứa lượng acid mạnh, gây kích ứng niêm mạc dạ dày

Đào

Người bệnh đau dạ dày không nên ăn đào, cả quả đào tươi và đào đóng hộp. Vì quả đào có tính hàn, khó tiêu dễ gây rối loạn tiêu hóa sẽ khiến tình trạng đau, viêm loét dạ dày trở nên trầm trọng hơn.

Chanh, quýt

Chanh, quýt có chứa hàm lượng acid citric cao, gây bào mòn niêm mạc dạ dày khiến tình trạng viêm loét dạ dày trở nên nặng hơn, khó lành. Ăn chanh, quýt lúc bụng đói còn khiến người bệnh đau dạ dày gặp phải cảm giác cồn cào, ợ chua khó chịu.

Chanh, quýt có chứa acid citric, gây bào mòn niêm mạc dạ dày khiến tình trạng viêm loét trở nên nặng hơn

Chanh, quýt có chứa acid citric, gây bào mòn niêm mạc dạ dày khiến tình trạng viêm loét trở nên nặng hơn

Kiwi

Kiwi là loại quả có tính hàn mạnh, gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa như: đau bụng, đi ngoài, rối loạn tiêu hóa. Những điều này càng khiến tình trạng viêm loét, đau dạ dày trở nên nặng hơn, nên người bệnh cần hạn chế ăn kiwi.

Cóc xanh

Đối với người đau dạ dày, việc ăn cóc xanh là không nên. Vì quả cóc có chứa lượng acid lớn (0,4% – 0,8%) gây kích thích tiêu hóa, làm mỏng niêm mạc khiến tình trạng viêm loét dạ dày trở nên nặng hơn.

Người đau dạ dày không nên ăn cóc xanh vì loại quả này có chứa lượng acid lớn, kích thích niêm mạc đường tiêu hóa

Người đau dạ dày không nên ăn cóc xanh vì loại quả này có chứa lượng acid lớn, kích thích niêm mạc đường tiêu hóa

Người bệnh đau dạ dày cần hạn chế và tránh ăn những loại quả như vừa đề cập để ngăn ngừa những triệu chứng khó chịu và tình trạng đau dạ dày trở nên nặng hơn. Ngoài ra, việc ăn uống hoa quả đối với người đau dạ dày cần hết sức thận trọng và nên lưu ý một số điều như thông tin ở phần kế tiếp.

3.3 Lưu ý khi ăn hoa quả với người đau dạ dày

Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi ăn hoa quả đối với người đau dạ dày:

  • Thời điểm ăn phù hợp: Người đau dạ dày nên ăn hoa quả sau bữa cơm 30 phút và không nên ăn khi đói. Điều này sẽ tránh gây nặng bụng, tăng áp lực tiêu hóa khiến tình trạng đau dạ dày, viêm loét trở nên nặng hơn.
  • Chọn hoa quả sạch: Hoa quả nên chọn mua nơi uy tín để tránh mua phải loại quả chứa nhiều chất hóa học, chất bảo quản gây hại cho sức khỏe.
  • Ăn hoa quả với lượng vừa đủ: Người đau dạ dày nên ăn hoa quả với lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều dễ gây bị nặng bụng.
  • Nên ăn đa dạng nhiều loại hoa quả: Người bệnh nên ăn đa dạng các loại hoa quả để bổ sung nhiều dưỡng chất và đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.
  • Không nên chỉ ăn hoa quả: Người bệnh đau dạ dày không nên chỉ ăn hoa quả mà cần bổ sung nhiều loại thực phẩm khác như: thịt, cá, tinh bột để cân bằng dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe.
  • Ăn loại quả mềm: Các loại hoa quả phù hợp cho người đau dạ dày là loại quả mềm để dễ tiêu hóa, không gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày.
  • Chế biến đa dạng: Hoa quả nên biến tấu thành nhiều loại như sinh tố, nước ép để gia tăng hương vị thơm ngon và giúp tăng khả năng hấp thu dưỡng chất.
Người đau dạ dày có thể chế biến các loại quả ở nhiều dạng để kích thích vị giác tốt hơn

Người đau dạ dày có thể chế biến các loại quả ở nhiều dạng để kích thích vị giác tốt hơn

Với thắc mắc đau dạ dày ăn dứa được không thì câu trả lời của chuyên gia MEDIPLUS là không nên. Người bệnh đau dạ dày không nên ăn dứa nhưng vẫn có thể ăn nhiều loại quả khác tốt cho sức khỏe như nho, chuối, việt quất,… Điều quan trọng là người bệnh cần nắm được loại quả nào nên và không nên ăn để bảo vệ dạ dày tốt nhất.

Nếu còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về đau dạ dày thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐĂNG KÝ NỘI SOI

    Đặt lịch nội soi tiêu hóa với Tiến sĩ Bác sĩ BV Bạch Mai tại MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Viêm dạ dày ruột cấp nguyên nhân do đâu? Gợi ý 2 cách điều trị 

    Viêm dạ dày ruột cấp là tình trạng khá phổ biến hiện nay, gây nên bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Những triệu chứng cụ…

    16 Th9, 2024
    213

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đau dạ dày ăn nhãn được không? 4 lưu ý khi ăn

    Bạn yêu thích nhãn nhưng đang gặp vấn đề với đau dạ dày? Liệu người bị đau dạ dày ăn nhãn được không? Ăn nhiều…

    16 Th9, 2024
    228

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Hở van dạ dày: 3 Nguyên nhân và 4 cách điều trị 

    Hở van dạ dày là tình trạng mà rất nhiều người gặp phải, tuy nhiên họ lại chưa nắm rõ nguyên nhân do đâu gây…

    20 Th11, 2024
    242

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Tầm soát ung thư dạ dày bao nhiêu tiền? [Chi phí 2024]

    Tầm soát ung thư dạ dày bao nhiêu tiền đang là vấn đề được nhiều người quan tâm trước khi thực hiện dịch vụ này.…

    11 Th12, 2023
    1.5K

    Tham vấn y khoa: BS Hoàng Văn Sơn

    Chuyên mục: Kiến thức về bệnh, Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám