Đau dạ dày bên trái – Bệnh lý không thể xem thường

Cập nhật 24/06/2023

8.4K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Tiêu hóa

Có nhiều người lầm tưởng rằng đau bụng bên trái đồng nghĩa với đau dạ dày bên trái. Thực tế đau dạ dày bên trái còn là biểu hiện của những bệnh lý khác không thể xem thường. Cụ thể là những bệnh gì? Có những triệu chứng như thế nào? Các chuyên gia Tổ hợp y tế MEDIPLUS đã giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

Sự thật về khái niệm đau dạ dày bên trái

Hiện nay, chưa có bất kỳ thuật ngữ y khoa nào định nghĩa đau dạ dày bên trái là đau bụng bên trái. Sở dĩ có cụm từ này là do nhiều người mặc định đau bụng bên trái là đau dạ dày. Tuy nhiên vùng bụng bên trái có rất nhiều cơ quan quan trọng khác ngoài dạ dày như: gan, tuyến tụy, ruột,… Chúng đều nằm rất gần nhau và có thể cảm giác đau của người bệnh là biểu hiện một trong những cơ quan này gặp vấn đề.

Người bị đau bụng bên trái có thể mắc bệnh liên quan đến gan, ruột, tụy,...

Người bị đau bụng bên trái có thể mắc bệnh liên quan đến gan, ruột, tụy,…

Vậy khi nào đau bụng bên trái là biểu hiện của bệnh đau dạ dày, khi nào là biểu hiện của các bệnh lý khác? Câu trả lời sẽ có ngay trong phần tiếp theo của bài viết.

Đau bụng bên trái khi nào là biểu hiện của đau dạ dày

Đau bụng bên trái là biểu hiện của đau dạ dày nếu kèm theo các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, buồn nôn,… Lúc này người bệnh nên đến các cơ sở y tế thăm khám để tránh hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể như sau:

Dấu hiệu cảnh báo đau bụng bên trái là đau dạ dày

Dấu hiệu gợi ý đau bụng bên trái là đau dạ dày khi kèm theo các triệu chứng:

  • Đau khi đói hoặc sau ăn: Dạ dày hoạt động theo quy trình axit dịch vị tiết ra nhiều thì dạ dày sẽ co bóp mạnh và ngược lại. Khi dạ dày bất ổn, quy trình này sẽ rối loạn. Cụ thể lúc bụng đói axit dịch vị vẫn tăng tiết làm lớp niêm mạc dạ dày bị ăn mòn, cộng với sự co bóp của dạ dày sẽ gây ra cơn đau. Còn khi ăn no, lượng axit dịch vị tiết không đủ, dạ dày hoạt động yếu dẫn đến ứ đọng thức ăn gây chướng bụng.
  • Đau bụng kèm cảm giác nóng rát thượng vị: Đây là dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh đau dạ dày. Cơn đau thường xuất hiện âm ỉ hoặc dữ dội ở khu vực trên rốn gây ra sự khó chịu và khó khăn cho người bệnh trong sinh hoạt.
  • Ợ chua, ợ hơi, ợ nóng: Do dạ dày hoạt động không tốt dẫn đến việc tiêu hóa thức ăn khó khăn. Thức ăn không được tiêu hóa hết sẽ lên men gây ra tình trạng ợ hơi, ợ chua.
  • Cảm giác buồn nôn: Khi thức ăn không được tiêu hóa hết sẽ dẫn đến tình trạng một phần thức ăn cùng với dịch vị dạ dày bị trào ngược lên thực quản. Đây chính là nguyên nhân gây ra cảm giác buồn nôn, nhất là sau khi ăn xong.
Đau bụng bên trái là biểu hiện của đau dạ dày nếu kèm theo các triệu chứng buồn nôn, ợ hơi, ợ chua,...

Đau bụng bên trái là biểu hiện của đau dạ dày nếu kèm theo các triệu chứng buồn nôn, ợ hơi, ợ chua,…

Hệ quả nếu không được xử lý kịp thời

Đau dạ dày là một bệnh lý khá phổ biến, thậm chí có nhiều người có tâm lý sống chung với bệnh. Đây là điều không nên vì bệnh đau dạ dày bên trái kéo dài có thể dẫn đến hậu quả khôn lường sau:

  • Loét sâu gây thủng dạ dày tá tràng: Các vết loét ăn sâu phá hủy thành dạ dày tạo lỗ thủng. Lúc này bệnh nhân sẽ cảm thấy đau bụng dữ dội và cần phải cấp cứu.
  • Chảy máu dạ dày: Đây được xem là hệ quả thường gặp của bệnh đau dạ dày. Chảy máu dạ dày rất khó cầm dẫn đến mất máu nghiêm trọng, nguy hiểm đến tính mạng.
  • Kém hấp thu, thiếu máu, sụt cân: Khi dạ dày hoạt động không tốt thì việc tiêu hóa thức ăn cũng bị ảnh hưởng. Điều này dẫn đến việc hấp thu chất dinh dưỡng không đảm bảo gây sụt cân.
  • Các vết loét tạo sẹo gây co kéo, hẹp biến dạng lỗ môn vị, tá tràng: Bệnh nhân thường xuyên xuất hiện cơn đau tại vùng thượng vị kèm theo đó là tình trạng nôn (cả thức ăn cũ lẫn thức ăn vừa ăn).
Bệnh đau dạ dày kéo dài có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm

Bệnh đau dạ dày kéo dài có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm

Cách khắc phục cần đi khám ngay

Khi bị đau bụng bên trái kèm các dấu hiệu trên, người bệnh nên đến ngay các cơ sở ý tế để được thăm khám và điều trị kịp thời tránh các hậu quả nghiêm trọng. Ở giai đoạn đầu, khi những tổn thương chưa nhiều thì bệnh đau dạ dày bên trái hoàn toàn có thể chữa khỏi.

Trường hợp người bệnh bị đau bụng vùng dạ dày nhưng không kèm theo những dấu hiệu trên thì sao? Liệu nó có thể là biểu hiện của bệnh lý nào khác hay không? Phần tiếp theo sẽ trả lời.

Đau bụng vùng dạ dày có thể là biểu hiện của bệnh lý nào khác?

Vùng bụng bên trái có rất nhiều cơ quan khác ngoài dạ dày. Do đó khi người bệnh bị đau bụng vùng dạ dày có thể là biểu hiện của những bệnh lý khác. Chẳng hạn như:

Bệnh đại tràng

Đau bụng vùng dạ dày có thể là biểu hiện của viêm loét đại tràng, táo bón nếu có các dấu hiệu như sau:

  • Rối loạn tiêu hóa
  • Đầy bụng, trướng hơi
  • Đi ngoài phân không thành khuôn, có thể lẫn máu trong phân
  • Mệt mỏi, sụt cân nhanh.
Đau bụng vùng dạ dày có thể là biểu hiện của viêm loét đại tràng

Đau bụng vùng dạ dày có thể là biểu hiện của viêm loét đại tràng

Bệnh về gan

Nếu người bệnh cảm thấy đau vùng bụng bên trái cũng có thể là gan đang gặp vấn đề, bao gồm sỏi đường mật trong gan, viêm gan, áp xe gan,… Ngoài ra bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng kèm theo như:

  • Vàng mắt, vàng da
  • Sốt vừa hoặc sốt nhẹ
  • Nước tiểu sẫm màu

Bệnh lý về tụy

Bệnh viêm tụy cấp cũng có biểu hiện đau vùng bụng bên trái, để phân biệt với bệnh đau dạ dày, người bệnh lưu ý các triệu chứng như sau:

  • Buồn nôn, nôn
  • Sốt
  • Chướng bụng và bí trung đại tiện
  • Ngoài ra bệnh nhân còn bị tụt huyết áp, rối loạn ý thức, nhịp tim nhanh…

Viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa thường có triệu chứng điển hình là đau bụng vùng hố chậu phải. Tuy nhiên một số trường hợp có thể đau bụng thượng vị, hạ sườn trái, quanh rốn rồi khu trú vùng hố chậu phải. Do đó nhiều người dễ nhầm lẫn với đau dạ dày.

Tuy nhiên nếu bạn thấy cơn đau ngày càng trầm trọng, kéo dài trong nhiều giờ, kèm theo như các dấu hiệu viêm nhiễm trùng như: sốt, đi ngoài phân lỏng, buồn nôn, nôn,… thì nên đến ngay cơ sở y tế để thăm khám kịp thời.

Một số trường hợp viêm ruột thừa có biểu hiện đau bụng thượng vị, hạ sườn trái

Một số trường hợp viêm ruột thừa có biểu hiện đau bụng thượng vị, hạ sườn trái

Bệnh về thận

Đau vùng bụng bên trái còn là dấu hiệu cảnh báo thận của bạn đang có vấn đề. Lúc này, người bệnh nên chú ý quan sát xem có các triệu chứng kèm theo như sau hay không:

  • Đau dữ dội ở lưng di chuyển xuống bụng dưới và bẹn
  • Buồn nôn, nôn
  • Đau thành từng cơn
  • Sốt
  • Đi tiểu ra máu.

Tóm lại đau vùng bụng bên trái không đồng nghĩa là người bệnh đang bị đau dạ dày bên trái. Bệnh nhân nên chú ý quan sát các triệu chứng đi kèm để có những nhận biết chính xác. Đặc biệt, người bệnh nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân chính xác và đưa ra cách điều trị phù hợp.

Khi có biểu hiện đau vùng bụng dạ dày người bệnh nên đi thăm khám để có biện pháp xử lý phù hợp

Khi có biểu hiện đau vùng bụng dạ dày người bệnh nên đi thăm khám để có biện pháp xử lý phù hợp

Người bệnh không nên chủ quan khi có các dấu hiêu đau vùng bụng bên trái chỉ nghi ngờ đau dạ dày, đây là một tình trạng thường hay gặp không chỉ là biểu hiện của bệnh dạ dày mà còn là nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Bệnh nhân nên đi thăm khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân nếu có bất thường về sức khỏe.

Nếu người bệnh đau dạ dày còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về bệnh thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tiêu hóa MEDIPLLUS tư vấn nhanh và chính xác nhất.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐĂNG KÝ NỘI SOI

    Đặt lịch nội soi tiêu hóa với Tiến sĩ Bác sĩ BV Bạch Mai tại MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Đau dạ dày có ăn được tôm không? 5 nhóm người cần kiêng

    Đau dạ dày cần kiêng khem nhiều thực phẩm khi ăn uống. Vậy đau dạ dày có ăn được tôm không? Ăn bao nhiêu tôm…

    16 Th9, 2024
    692

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    5+ Cách chữa nóng rát dạ dày tại nhà theo dân gian

    Nóng rát dạ dày nên uống gì, ăn gì để mau khỏi là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Tình trạng nóng rát…

    12 Th10, 2024
    277

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đau dạ dày ăn bánh chưng được không? 7 nhóm người cần kiêng

    Bánh chưng là món ăn truyền thống quen thuộc trong dịp lễ Tết, nhưng đối với những người bị đau dạ dày, liệu có nên…

    22 Th9, 2024
    213

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Co thắt đại tràng nên ăn gì, kiêng gì? Gợi ý thực đơn 7 ngày

    Viêm đại tràng co thắt là tình trạng viêm nhiễm kết hợp với sự xuất hiện của các vết loét, thường gây ra những cơn…

    05 Th10, 2024
    226

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám