XÉT NGHIỆM COVID-19 CÓ NHỮNG LOẠI NÀO?

Cập nhật 24/06/2023

1.2K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Covid-19

Xét nghiệm Covid-19 có nhiều hình thức kiểm tra như: Test nhanh kháng nguyên, test nhanh kháng thể, RT-PCR. Đây là 3 hình thức được sử dụng phổ biến nhưng không phải tất cả. Vậy xét nghiệm Covid-19 có những loại nào? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết dưới đây của MEDIPLUS.

Xem thêm:

1. Xét nghiệm Covid-19 có những loài nào?

Xét nghiệm Covid-19 thường được biết tới với 3 phương pháp thông dụng là test nhanh kháng nguyên, test nhanh kháng thể, xét nghiệm RT-PCR. Tuy nhiên, vẫn còn có 1 loại xét nghiệm nữa là Genexpert.

Như vậy, hiện nay có 4 loại hình xét nghiệm Covid-19 được sử dụng để phát hiện bệnh nhân nhiễm Covid-19 nhưng không phải phương pháp test Covid nào cũng được vào thực hiện. Dưới đây là những thông tin cụ thể giúp bạn hiểu rõ hơn về từng loại xét nghiệm.

có 4 loại hình xét nghiệm Covid-19

Hiện nay có 4 loại hình xét nghiệm Covid-19 phục vụ công tác phòng và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh

1.1. Xét nghiệm RT- PCR

Xét nghiệm RT-RCR là gì?

PCR là phương pháp xét nghiệm sinh học phân tử có thể phát hiện sợi DNA, với phương pháp RT-PCR còn có thể xác định được tải lượng virus có trong cơ thể bệnh nhân. Phương pháp xét nghiệm RT-PCR là tiêu chuẩn được dùng để khẳng  định một người có đang nhiễm virus SARS-CoV-2 hay không.

Đối tượng được xét nghiệm Covid-19 RT-PCR:

  • Những người ở trong vùng dịch, đi từ vùng dịch về và có các triệu chứng nhiễm Covid-19 như sốt, ho, khó thở, đau họng, viêm phổi, mất khứu giác,…
  • Nhân viên y tế làm việc tại các bệnh viện
  • Bệnh nhân đang điều trị Covid-19

Quy trình xét nghiệm: 

  • Bước 1: Chuẩn bị lấy mẫu
  • Bước 2: Lấy mẫu
  • Bước 3: Bảo quản mẫu
  • Bước 4: Đóng gói và vận chuyển mẫu về phòng xét nghiệm
  • Bước 5: Đọc kết quả

Ưu điểm: Kết quả có độ chính xác cao trên 90%

Nhược điểm:

  • Thời gian xét nghiệm khá dài từ 2 – 5 tiếng
  • Cần trang thiết bị máy móc hiện đại
  • Chi phí cao
Kết quả xét nghiệm RT-PCR có độ chính xác cao nhất trong các phương pháp xét nghiệm hiện nay

Kết quả xét nghiệm RT-PCR có độ chính xác cao nhất trong các phương pháp xét nghiệm hiện nay

1.2. Xét nghiệm kháng thể

Xét nghiệm kháng thể là gì?

Xét nghiệm kháng thể là xét nghiệm này dùng để xác định lịch sử phơi nhiễm và/hoặc tình trạng miễn dịch của bệnh nhân với virus SARS-COV-2. Loại xét nghiệm Covid này sẽ sử dụng huyết thanh, huyết tương từ mẫu máu của bệnh nhân để xác định cơ thể đã sinh ra kháng thể chống lại virus hay chưa.

Quy trình xét nghiệm:

  • Nhân viên y tế sử dụng dụng cụ lấy mẫu máu từ đầu ngón tay hoặc tĩnh mạch người nghi nhiễm.
  • Sau đó, mẫu máu được đưa vào phòng xét nghiệm để tìm kiếm kháng nguyên glycoprotein.
  • Kết quả sẽ cho biết cơ thể bệnh nhân đã có sự tồn tại của kháng thể virus SARS-CoV-2 hay chưa

Ưu điểm:

  • Chi phí rẻ
  • Kết quả nhanh chóng

Nhược điểm: Mức độ chính xác thấp nhất trong 4 loại hình xét nghiệm

Kết quả test nhanh kháng thể không sử dụng để phát hiện một người có dương tính với Covid-19 hay không

Kết quả test nhanh kháng thể không sử dụng để phát hiện một người có dương tính với Covid-19 hay không

1.3. Xét nghiệm kháng nguyên

Xét nghiệm Covid-19 có những loại nào? Xét nghiệm kháng nguyên là một trong 4 loại xét nghiệm hiện nay. Trong đóXét nghiệm kháng nguyên là loại hình xét nghiệm có khả năng phát hiện sự có mặt của protein đặc hiệu virus SARS-CoV-2 trong cơ thể người bệnh. Test nhanh kháng nguyên sẽ được thực hiện dựa trên một mẫu dịch tiết từ đường hô hấp (dịch tỵ hầu) của người cần kiểm tra.

Quy trình xét nghiệm:

  • Bước 1: Nhân viên y tế chuẩn bị công tác lấy mẫu
  • Bước 2: Thu thập mẫu
  • Bước 3: Tách chiết mẫu
  • Bước 4: Thực hiện xét nghiệm
  • Bước 5: Đọc kết quả

Ưu điểm:

  • Chi phí rẻ, có kết quả nhanh
  • Mọi người có thể tự mua bộ kit và test tại nhà

Nhược điểm: Độ chính xác không cao, có khả năng âm tính giả

Test nhanh kháng nguyên là loại hình xét nghiệm được sử dụng để sàng lọc các ca lây nhiễm trong cộng đồng

Test nhanh kháng nguyên là loại hình xét nghiệm Covid-19 dùng để sàng lọc các ca lây nhiễm trong cộng đồng

1.4. Phương pháp Genexpert

Phương pháp Genexpert là gì? 

Phương pháp xét nghiệm Covid-19 Genexpert về bản chất là giống với RT-PCR. Điểm khác biệt và nổi trội hơn RT-PCR đó là sử dụng công nghệ tự động hóa từ khâu tách chiết mẫu đến phân tích mẫu dịch.

Quy trình xét nghiệm:

  • Nhân viên y tế sẽ sử dụng dụng cụ lấy mẫu dịch từ cuống họng của người nghi nhiễm
  • Nhân viên y tế xử lý mẫu dịch
  • Đưa mẫu dịch vào máy PCR và trả kết quả
  • Dựa vào kết quả của máy, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận người được xét nghiệm có nhiễm Covid-19 hay không

Ưu điểm:

  • Thời gian xét nghiệm và trả kết quả ngắn hơn so với xét nghiệm PCR (2 – 5 tiếng)
  • Giảm lây nhiễm cho nhân viên y tế vì sử dụng máy, không cần tới sự can thiệp nhiều của con người
  • Giảm thiểu sai sót trong thao tác xét nghiệm

Nhược điểm: Thiết bị có giá thành cao, do vậy khó có thể triển khai sử dụng trên diện rộng và các cơ sở y tế ở tuyến dưới.

Xét nghiệm Covid-19 Genexpert có bản chất tương đương với RT-PCR nhưng không phổ biến vì chi phí thiết bị cao

Câu trả lời cuối cho Xét nghiệm Covid có những loại nào này là phương pháp Genexpert

2. Bảng so sánh các loại xét nghiệm Covid-19

Xét nghiệm Covid-19 có những loại nào đã được giải đáp phần 1. Trong các loại này, Test nhanh kháng nguyên và RT-PCR là 2 phương pháp chính được sử dụng để xác định người bệnh dương tính với Covid-19. Bảng so sánh các loại xét nghiệm Covid-19 dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn nguyên nhân vì sao.

Tiêu chí Realtime RT-PCR Test nhanh kháng nguyên Test nhanh kháng thể Phương pháp Genexpert
Phát hiện thành phần nào? Acid nucleic của virus có trong dịch tỵ hầu hoặc dịch tiết hô hấp. Protein của virus có trong dịch tỵ hầu, dịch tiết hô hấp Phát hiện một loại globulin miễn dịch, đồng thời kháng thể IgM và IgG. Tương tự RT-PCR
Xét nghiệm cho biết điều gì? Bệnh nhân có đang bị nhiễm COVID-19 hay không Bệnh nhân có đang bị nhiễm COVID-19 hay không Có thể cho biết bệnh nhân đã từng bị nhiễm COVID-19 trong quá khứ hay chưa Tương tự RT-PCR
Cách lấy mẫu Sử dụng 1 que lấy mẫu mỏng, đưa vào trong mũi hoặc họng để kiểm tra có virus hay không Sử dụng 1 que lấy mẫu mỏng, đưa vào trong mũi hoặc họng để kiểm tra có virus hay không Sử dụng 1 kim tiêm hoặc kim chích ngón tay để lấy mẫu máu.

Sau đó phân tích mẫu máu để xem liệu trong máu có chứa kháng thể với virus không

Sử dụng dụng cụ lấy mẫu dịch từ cuống họng của người nghi nhiễm.
Mức độ phức tạp của xét nghiệm Cần tới máy móc phức tạp

Khó thực hiện

Thực hiện đơn giản, dễ dàng với bộ kit

Người dân có thể tự thực hiện tại nhà

Thực hiện đơn giản tại các cơ sở y tế. Cần thiết bị xét nghiệm hiện đại

Không cần tới sự can thiệp nhiều của nhân viên y tế

Độ đặc hiệu Độ đặc hiệu cao có thể đạt từ 99 – 100% Độ đặc hiệu cao  trên 90% Độ đặc hiệu thấp Tương tự RT-PCR
Độ nhạy Độ nhạy cao

Có thể phát hiện ngày virus ở giai đoạn sau 1 – 2 ngày nhiễm bệnh.

Độ nhạy tùy vào thời gian lây nhiễm, thông thường thời điểm trung bình hoặc cao, tải lượng virus cao. Độ nhạy không cao Tương tự RT-PCR
Thời gian thực hiện Mất từ 2 – 5 tiếng mới có kết quả Trong vòng 15 – 30 phút Trong vòng 30 phút Trong vòng 45 phút
Chi phí Từ 700.000 – 1.500.000 đồng Từ 200.000 – 300.000 đồng Khoảng 500.000 đồng Chưa cập nhật
Giá trị của kết quả Kết quả giúp các cơ quan chức năng và bệnh nhân có phương án điều trị, thực hiện cách ly để hạn chế lây lan virus trong cộng đồng.

Có giá trị kết quả hơn 72 giờ

Xét nghiệm kháng nguyên cho kết quả nhanh chóng và giá thành rẻ góp phần vào sàng lọc các ca nhiễm trong cộng đồng.

Tuy nhiên, mức độ chính xác của kết quả xét nghiệm kháng nguyên sẽ kém chính xác hơn so với xét nghiệm PCR trong việc phát hiện virus

Có giá trị trong vòng 72 giờ sau khi lấy mẫu xét nghiệm

Kết quả kháng thể dương tính có thể cho biết bệnh nhân đã từng nhiễm virus SARS-COV-2.

Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được người đó có mắc bệnh Covid-19 lại nữa hay không.

Tương tự RT-PCR
Đối tượng phù hợp Những người có các triệu chứng của bệnh COVID-19 như ho, thở gấp, khó thở, sốt, run rẩy kéo dài kèm theo ớn lạnh, đau cơ, đau đầu, đau họng và mất khứu giác hoặc vị giác,…

Những người có nhu cầu di chuyển liên tỉnh hoặc đi nước ngoài.

Những người có các triệu chứng của bệnh COVID-19 như ho, thở gấp, khó thở, sốt, run rẩy kéo dài kèm theo ớn lạnh, đau cơ, đau đầu, đau họng và mất khứu giác hoặc vị giác,…

Những người có nhu cầu di chuyển liên tỉnh hoặc đi nước ngoài.

Theo Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh (CDC) cho biết xét nghiệm này hiện không dành cho cá nhân sử dụng. Nguồn: Tương tự RT-PCR

Hy vọng qua bài viết này MEDIPLUS mong muốn giúp bạn trả lời được câu hỏi “Xét nghiệm Covid-19 có những loại nào?”. Đặc biệt, bạn cũng có thê hiểu rõ được bản chất của 4 loại hình xét nghiệm Covid-19 hiện nay. Từ đó, bạn có thể lựa chọn được hình thức xét nghiệm phù hợp với nhu cầu của bản thân.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác về dịch vụ test nhanh Covid-19, hãy liên hệ tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.

Đánh giá bài viết

    ĐĂNG KÝ TEST COVID-19

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch với Bác sĩ MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám