Đau dạ dày có lây không? 4 con đường lây bệnh phổ biến

Cập nhật 24/06/2023

1.6K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Tiêu hóa

Đau dạ dày có lây không là băn khoăn của nhiều người bệnh vì một trong nguyên nhân chính của tình trạng này là do vi khuẩn Hp. Mối quan tâm này sẽ được chuyên gia Tổ hợp Y tế MEDIPLUS sẽ giải đáp chi tiết trong bài viết sau đây.

Đau dạ dày có lây không?

Đau dạ dày có lây không còn tùy thuộc vào bệnh lý cụ thể và nguyên nhân gây bệnh. Theo các chuyên gia tiêu hóa, đau dạ dày không phải là một bệnh lý mà là cụm từ dùng để chỉ một nhóm bệnh liên quan đến dạ dày như viêm dạ dày, loét dạ dày, chảy máu dạ dày, ung thư dạ dày, thủng dạ dày, hẹp môn vị, viêm dạ dày ruột,…

Đau dạ dày có thể lây từ người này qua người khác với những bệnh do vi khuẩn, virus gây ra. Cụ thể là viêm dạ dày ruột, viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP.

Người đau dạ dày do vi khuẩn HP có thể lây nhiễm cho người khác.

Người đau dạ dày do vi khuẩn HP có thể lây nhiễm cho người khác.

Các con đường lây bệnh đau dạ dày do vi khuẩn HP

Có khá ít người biết rằng bệnh đau dạ dày có thể lây từ người sang người, thường mọi người nhầm tưởng bệnh này do di truyền. Thực tế, theo nghiên cứu bệnh đau dày do vi khuẩn HP gây ra nên nó có thể lây nhiễm qua các nhiều con đường khác nhau.

Dưới đây là các con đường lây bệnh, sẽ là những câu trả lời tốt nhất cho câu hỏi đau dạ dày có lây không? Mọi người cần biết:

Lây qua đường miệng – miệng

Đường miệng – miệng là con đường lây nhiễm vi khuẩn HP thường gặp nhất. ở Việt Nam do thói quen ăn chung, uống chung, sử dụng chung đồ ăn, bát đũa, cốc, chén… làm tỷ lệ lây nhiễm vi khuẩn HP cao.

Ngoài ra, việc tiếp xúc gần gũi như hôn, trò chuyện khiến nước bọt bắn ra ngoài cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn lây lan.

Đau dạ dày có thể lây qua đường miệng - miệng khi dùng chung bát đũa, cốc chén, thìa

Đau dạ dày có thể lây qua đường miệng – miệng khi dùng chung bát đũa, cốc chén, thìa

Lây qua đường phân – miệng

Vi khuẩn HP có thể được tìm thấy trong cả đường ruột và đào thải cùng phân. Mặc dù tỷ lệ lây nhiễm vi khuẩn thông qua con đường phân – miệng không cao nhưng ở những môi trường ô nhiễm, việc vệ sinh cá nhân kém, không đúng cách là điều kiện thuận lợi để lây lan bệnh.

Lây qua đường dạ dày – dạ dày

Ngoài 2 con đường lây nhiễm vi khuẩn HP trên thì đau dạ dày do vi khuẩn HP có thể lây qua đường dạ dày – dạ dày thông qua các thiết bị nội soi là vật trung gian lây nhiễm vi khuẩn Hp nếu không được sát khuẩn vô trùng sẽ lây nhiễm bệnh cho những người nội soi sau đó.

>>> Xem thêm: Nội soi dạ dày có bị lây bệnh không? – Chuyên gia giải đáp

Sử dụng thiết bị nội soi không đảm bảo vô trùng gây lây nhiễm đau dạ dày qua đường dạ dày - dạ dày

Sử dụng thiết bị nội soi không đảm bảo vô trùng gây lây nhiễm đau dạ dày qua đường dạ dày – dạ dày

Các biện pháp phòng ngừa bệnh đau dạ dày do vi khuẩn HP

Đau dạ dày do vi khuẩn HP lây nhiễm qua nhiều con đường, đặc biệt là đường miệng – miệng. Việc sử dụng chung đồ cá nhân, ăn uống chung trong gia đình là khó tránh khỏi. Để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm đau dạ dày cần có những biện pháp chủ động phòng ngừa. Cụ thể như sau:

  • Đi khám ngay nếu có dấu hiệu đau dạ dày: Khi có những dấu hiệu đau dạ dày như ợ chua, ợ hơi, đau vùng thượng vị, đi ngoài ra máu,… thì nên đi khám ngay ở những cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán chính xác bệnh và có phương án điều trị dứt điểm.
  • Sử dụng riêng đồ dùng cá nhân: Sử dụng riêng bát đũa, muỗng thìa, cốc chén…cho đến khi người nhiễm HP được điều trị dứt điểm. Tốt nhất là nên chia mỗi người một phần ăn riêng biệt, không nên dùng chung các món canh, nước chấm. Ngoài ra, tuyệt đối không dùng chung bàn chải đánh răng với người nhiễm HP.
  • Tránh nhai, mớm thức ăn cho trẻ: Nhai, mớm thức ăn là thói quen của nhiều người lớn và điều này làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP. Chính bởi vậy, người lớn không nên nhai, mớm thức ăn cho con trẻ để tránh lây HP từ miệng sang miệng.
  • Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh: Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng sát khuẩn tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh giúp ngăn ngừa lây nhiễm đau dạ dày qua đường phân – miệng hoặc miệng – miệng.
  • Lựa chọn nguồn thực phẩm sạch: Lựa chọn nguồn thực phẩm sạch, không sử dụng phân để bón và tưới những loại rau ăn lá. Bên cạnh đó, nên ăn chín, uống sôi. và không sử dụng thức ăn ôi thiu hoặc để lâu.
  • Bảo quản thức ăn: Bảo quản thức ăn cẩn thận để tránh nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn từ những nguồn trung gian. Nên sử dụng các hộp có nắp đậy kín và vệ sinh tủ lạnh thường xuyên.
  • Vệ sinh dụng cụ, xử lý chất thải: Vệ sinh vật dụng ăn uống và dụng cụ nấu ăn sạch sẽ bằng dung dịch chuyên dụng, để nơi khô ráo. Xử lý các chất thải, rác thải một cách hợp lý và sạch sẽ.
Rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

Rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

Kết lại, với câu hỏi đau dạ dày có lây đối với những tình trạng do nguyên nhân từ vi khuẩn, virus. Đối với trường hợp không liên quan tới virus, vi khuẩn như bệnh ung thư dạ dày, viêm loét dạ dày do stress – thuốc,… thì không gây ra lây nhiễm từ người sang người.

Hy vọng bài viết đau dạ dày có lây không này sẽ mang lại thông tin hữu ích cho bạn và người thân. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay tới hotline 1900 3366 để được giải đáp nhanh và chính xác nhất.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐĂNG KÝ NỘI SOI

    Đặt lịch nội soi tiêu hóa với Tiến sĩ Bác sĩ BV Bạch Mai tại MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Xuất huyết dạ dày nên ăn gì, kiêng gì? 4 lưu ý 

    Xuất huyết dạ dày là tình trạng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và khả năng tiêu hóa của người bệnh. Chế…

    22 Th9, 2024
    437

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Viêm dạ dày ruột cấp nguyên nhân do đâu? Gợi ý 2 cách điều trị 

    Viêm dạ dày ruột cấp là tình trạng khá phổ biến hiện nay, gây nên bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Những triệu chứng cụ…

    16 Th9, 2024
    212

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Hạt sang chữa dạ dày được không? 2 Lợi ích và 3 tác dụng phụ

    Với những đặc tính nổi bật, hạt sang không chỉ được biết đến như một phương pháp an toàn mà còn mang lại nhiều lợi…

    20 Th11, 2024
    6.3K

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Viêm dạ dày ruột có nguy hiểm không?  4 cách điều trị

    Viêm dạ dày ruột cấp là một bệnh lý làm cho chúng ta bị đau quặn bụng, tiêu chảy và buồn nôn. Để hiểu rõ…

    16 Th9, 2024
    254

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám