Nội soi dạ dày trẻ em – 5 Điều bạn không thể bỏ qua

Cập nhật 24/06/2023

2.3K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Tiêu hóa

Tình trạng trẻ mắc các bệnh liên quan đến tiêu hóa ngày càng phổ biến. Nhiều cha mẹ có ý định cho con thực hiện nội soi dạ dày trẻ em nhưng lại lo lắng vì không biết có nguy hiểm hay để lại biến chứng gì không? Phụ huynh có thể tham khảo bài viết của các chuyên gia của Tổ hợp y tế MEDIPLUS dưới đây để biết câu trả lời.

1. Có nên nội soi dạ dày cho trẻ em không?

Nội soi tiêu hóa (GI) ở trẻ em đã phát triển trong hơn 30 năm qua với số lượng ngày càng tăng, ứng dụng trong cả chẩn đoán và điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa. Nội soi dạ dày trẻ em có thể thực hiện được nhưng sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể và các triệu chứng xuất hiện ở trẻ mà bác sĩ sẽ chỉ định nội soi khi cần thiết như: Đau bụng trên tái diễn, Thiếu máu hoặc mất máu chưa rõ nguyên nhân…

Nội soi dạ dày có thể thực hiện được ở trẻ em một cách an toàn và hiệu quả

Nội soi dạ dày có thể thực hiện được ở trẻ em một cách an toàn và hiệu quả

Nếu bé được chỉ định nội soi dạ dày thì bố mẹ cũng không nên lo lắng. Bởi vì hiện nay đã có những loại máy soi có kích thước phù hợp với trẻ, tỉ lệ gặp biến chứng là rất nhỏ.

Vậy khi nào thì nên nội soi dạ dày cho trẻ? Phần tiếp theo sẽ giải đáp cụ thể về nội soi dạ dày trẻ em cho các phụ huynh.

Khi trẻ em có các triệu chứng nghi mắc loét dạ dày tá tràng thì mới cần thực hiện nội soi dạ dày trẻ em

Khi trẻ em có các triệu chứng nghi mắc loét dạ dày tá tràng thì mới cần thực hiện nội soi dạ dày trẻ em

2. Khi nào thì nên nội soi dạ dày cho trẻ?

Phương pháp nội soi để kiểm tra tình trạng dạ dày không được sử dụng phổ biến ở trẻ em. Trên thực tế, nội soi dạ dày cho trẻ chỉ được chỉ định thực hiện trong các trường hợp sau:

Chỉ định nội soi cấp cứu:

  • Chảy máu tiêu hóa nặng, đe dọa tính mạng.
  • Nuốt chất ăn mòn.
  • Dị vật tiêu hóa nguy hiểm.

Chỉ định chẩn đoán:

  • Đau bụng trên tái diễn.
  • Nuốt khó, nuốt nghẹn.
  • Nôn chưa rõ nguyên nhân.
  • Sụt cân.
  • Thiếu máu hoặc mất máu chưa rõ nguyên nhân.
  • Ỉa chảy mạn tính.
  • X Quang có tổn thương niêm mạc điển hình (như loét hành tá tràng).
  • Phát hiện thấy u ống tiêu hóa trên khi chụp X Quang hoặc CT.
  • Bệnh lý polyp.

Chỉ định nội soi can thiệp:

  • Tăng áp lực tĩnh mạch cửa không chảy máu.
  • Cầm máu xuất huyết tiêu hóa trên.
  • Mở thông dạ dày qua nội soi.
  • Bệnh lý polyp.
  • Nong thực quản.
  • Achalasia.
  • Dị vật ống tiêu hóa.
  • Dẫn lưu nang giả tụy.
  • Đặt stent thực quản.
 Nội soi dạ dày là thủ thuật an toàn nhưng việc áp dụng ở trẻ không phổ biến

Nội soi dạ dày là thủ thuật an toàn nhưng việc áp dụng ở trẻ không phổ biến

Mặc dù rất ít nhưng nội soi dạ dày ở người lớn vẫn xuất hiện biến chứng. Vậy với trẻ em thì nội soi dạ dày có nguy hiểm không? Những trường hợp nào không được phép nội soi dạ dày trẻ em? Câu trả lời có ngay trong phần tiếp theo.

3. Nội soi dạ dày trẻ em có nguy hiểm không?

Trẻ em thường được chỉ định phương pháp nội soi có gây mê. Điều này giúp trẻ không còn cảm thấy đau, khó chịu dẫn đến việc giãy giụa, cản trở quá trình đưa ống nội soi vào và gây các biến chứng trong khi nội soi. Tuy nhiên việc thực hiện nội soi hay nội soi gây mê vẫn có những biến chứng hay tác dụng phụ như chảy máu, thủng đường tiêu hóa, sặc….vì vậy khi có các chống chỉ định dưới đây sẽ không được phép thực hiện nội soi.

Một số chống chỉ định trong nội soi tiêu hóa như sau:

Chống chỉ định tuyệt đối:

  • Nghi ngờ thủng ruột, viêm phúc mạc.
  • Viêm đại tràng cấp tính.
  • Trụy tim mạch, hô hấp không ổn định.
  • Chấn thương đốt sống cổ.

Chống chỉ định tương đối:

  • Giảm tiểu cầu nặng hoặc các bệnh lí khác gây chảy máu.
  • Nhiễm trùng máu.
  • Tiền sử mới phẫu thuật ống tiêu hóa.
  • Giãn ruột do ngộ độc, tắc ruột.
  • Phình động mạch chủ bụng.

Bố mẹ có thể hạn chế tối thiểu những nguy cơ khi nội soi dạ dày cho trẻ bằng cách lựa chọn thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín, có trang thiết bị hiện đại và đội bác sĩ giỏi,…

 Nội soi dạ dày trẻ em cần được thực hiện tại cơ sở y tế uy tín bởi bác sĩ giỏi

Nội soi dạ dày trẻ em cần được thực hiện tại cơ sở y tế uy tín bởi bác sĩ giỏi

4. Cần chuẩn bị gì trước khi nội soi dạ dày cho trẻ?

Để quá trình nội soi dạ dày trẻ em diễn ra thuận lợi và trẻ nhanh chóng phục hồi thì bố mẹ cần lưu ý các vấn đề sau:

Thông báo tình trạng sức khỏe của trẻ cho bác sĩ chuyên khoa

  • Phụ huynh nên thông báo tất cả các loại thuốc trẻ đang uống để bác sĩ chuyên khoa có những chỉ định về cách dùng hoặc dừng uống loại nào trước khi nội soi.
  • Trường hợp trẻ mắc các bệnh lý mạn tính đặc biệt là bệnh về phổi và tim mạch thì phụ huynh cần báo cho bác sĩ biết trước khi tiến hành nội soi.
  • Bố mẹ cần thông báo cho bác sĩ biết về tình trạng dị ứng của trẻ đặc biệt với các loại thuốc (nếu có).
Bố mẹ cần thông báo cho bác sĩ chuyên khoa cụ thể về tình trạng sức khỏe của trẻ trước nội soi

Bố mẹ cần thông báo cho bác sĩ chuyên khoa cụ thể về tình trạng sức khỏe của trẻ trước nội soi

Việc ăn uống của trẻ trước nội soi

  • Không nên cho trẻ dùng các thực phẩm, nước uống có màu vì nó sẽ ảnh hưởng đến kết quả nội soi.
  • Trước ngày nội soi 24 tiếng, cha mẹ không nên cho trẻ ăn những loại thức ăn cứng, khó tiêu và cần cho trẻ uống đủ nước.
  • Trẻ sẽ cần nhịn ăn uống ít nhất 6 tiếng trước nội soi để đảm bảo việc quan sát các tổn thương ở dạ dày được rõ nhất. Bố mẹ nên đăng ký cho con nội soi buổi sáng sau một đêm thức ăn trong dạ dày đã được tiêu hóa hết. Điều này giúp trẻ không bị mệt mỏi và mất sức do đói.
 Bố mẹ không nên cho trẻ dùng các thực phẩm có màu để tránh ảnh hưởng đến kết quả nội soi

Bố mẹ không nên cho trẻ dùng các thực phẩm có màu để tránh ảnh hưởng đến kết quả nội soi

5. Các phương pháp khác có thể thay thế nội soi dạ dày trẻ em

Khi trẻ gặp các vấn đề liên quan đến tiêu hóa, có thể trẻ cũng cần thực hiện các phương pháp kiểm tra, xét nghiệm khác như:

  • Test hơi thở: Phương pháp này có độ chính xác cao trong việc tìm vi khuẩn HP (nguyên nhân chủ yếu gây bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ).
  • Chụp X quang, siêu âm: Phương pháp này giúp phát hiện được các bất thường về hình thái như dạ dày dãn, hẹp môn vị, dấu hiệu gợi ý polyp đại tràng,…
Bố mẹ có thể đưa con đi test thở để xác định trẻ có bị nhiễm Hp

Bố mẹ có thể đưa con đi test thở để xác định trẻ có bị nhiễm Hp

Khi trẻ có các triệu chứng liên quan đến tiêu hóa, bố mẹ nên dẫn trẻ đi thăm khám để kịp thời xác định nguyên nhân và điều trị. Trường hợp trẻ được chỉ định nội soi dạ dày trẻ em thì phụ huynh cũng không cần quá lo lắng vì phương pháp này khá an toàn. Nếu phụ huynh còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐĂNG KÝ NỘI SOI

    Đặt lịch nội soi tiêu hóa với Tiến sĩ Bác sĩ BV Bạch Mai tại MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Xuất huyết dạ dày có chữa được không? 3 cách điều trị, 7 lưu ý

    Xuất huyết dạ dày là một tình trạng nguy hiểm khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương và chảy máu, gây ra nhiều biến…

    25 Th9, 2024
    267

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đau dạ dày có ăn được rau muống không? 7 Lưu ý

    Nhiều người hiện nay thắc mắc liệu đau dạ dày có ăn được rau muống không? Hãy cùng Tổ hợp Y tế Mediplus tìm hiểu…

    14 Th9, 2024
    875

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    10 bài thuốc nam chữa dạ dày theo dân gian

    Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi và ngành nghề. Nhiều người lựa chọn cây thuốc nam…

    20 Th11, 2024
    51

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đau dạ dày có ăn được cà tím không? 4 nhóm người cần kiêng

    Cà tím là một loại rau củ quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày, chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên,…

    22 Th9, 2024
    468

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám