36.5K
Tham vấn y khoa:BS Hoàng Văn Sơn
•
Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh
Chuyên mục:Sản khoa
MỤC LỤC
Bầu 3 tháng đầu ăn táo được không là thắc mắc của nhiều mẹ khi mang thai lần đầu. Mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn táo ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất, tuy nhiên cần ăn đúng – đủ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.
Xem thêm:
Mang bầu 3 tháng đầu ăn táo được không chỉ tốt cho sức khỏe mẹ bầu mà còn tốt cho thai nhi. Bởi táo có chứa nhiều chất dinh dưỡng và hàm lượng cao. Đặc biệt táo chứa lượng Vitamin C cao gấp 7 lần cam. Một số dưỡng chất quan trọng cho thai kỳ như Vitamin nhóm B, Axit folic, kali,…
Bầu 3 tháng đầu ăn táo được không?
Trong 100g táo (tính cả vỏ) có chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng cụ thể như sau:
Với thành phần như trên bầu 3 tháng đầu ăn táo được không chỉ tốt cho mẹ giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên mà còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Bầu 3 tháng đầu ăn táo tốt cho cả mẹ và bé
Táo giúp ngăn ngừa một số bệnh hay gặp khi mang thai và tăng cường sức khỏe, hệ miễn dịch. Vì vậy, nhiều mẹ bầu hay ăn táo ở 3 tháng đầu thai kỳ.
Ngăn ngừa táo bón
Mẹ bầu có thể gặp hiện tượng táo bón khi mang thai. Trong khi đó, một quả táo tây lớn chứa khoảng 5g chất xơ, chủ yếu ở dạng pectin – chất xơ hoà tan, có tác dụng làm mềm phân, tăng kích thước phân. Mẹ bầu nhờ vậy không cảm thấy khó tiêu, giảm táo bón. Táo bón sẽ tăng cảm giác stress cho mẹ bầu, do đó nên cần phòng ngừa, giúp tinh thần mẹ bầu thoải mái và không có cảm giác tự ti.
Tăng cường hệ miễn dịch
Khi mang thai, hệ miễn dịch của các bà bầu dễ bị suy yếu, dễ bị tổn thương bởi vi khuẩn, vi rút bên ngoài môi trường. Vitamin C có trong táo sẽ đóng vai trò tăng sức đề kháng, phòng tránh nhiễm trùng và các bệnh thông thường.
Ngăn ngừa thiếu máu
Khi mang thai, nguy cơ thiếu máu của phụ nữ tăng cao. Lúc này mẹ bầu 3 tháng đầu ăn táo được sẽ cung cấp một hàm lượng sắt tự nhiên dồi dào giúp tăng nồng độ huyết sắc tố trong máu và ngăn ngừa thiếu máu.
Hàm lượng sắt trong táo giúp các mẹ mang thai 3 tháng đầu ngăn ngừa thiếu máu
Tình trạng thiếu máu sẽ làm thai nhi kém phát triển, dễ thiếu oxy gây lưu thai. Mẹ bầu thiếu sắt hay xanh xao, sụt cân, ăn uống không ngon miệng. Cho nên cần lưu ý chế độ ăn uống của mẹ bầu, tránh tình trạng thiếu máu.
Ngăn ngừa các bệnh về hô hấp
Các chất oxy hóa có trong táo giúp củng cố sức mạnh cho hai lá phổi của mẹ bầu.. Một số chất phải kể đến như: Vitamin C, Vitamin A, Vitamin E,… có tác dụng oxy hóa mạnh.
Ngoài ra, chất oxy hóa còn có tác dụng tăng sức đề kháng cho thai nhi, giảm bệnh hen suyễn, nguy cơ khò khè ở trẻ mới sinh. Kết quả đã được chứng minh từ nhiều cuộc thí nghiệm theo dõi chế độ ăn uống của gần 2000 thai phụ của các nhà khoa học ở Scotland và Hà Lan.
Hàm lượng Beta-carotene trong táo hỗ trợ phát triển thị giác và não bộ thai nhi
Dinh dưỡng từ táo có vai trò quan trọng và giúp ích cho quá trình phát triển, đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên. Hai trong nhiều lợi ích được kể đến như:
Bầu 3 tháng đầu ăn táo được không chỉ táo tươi mà có thể sử dụng một số phương pháp chế biến khác để bổ sung táo vài thực đơn hàng ngày cho đỡ nhàm chán như:
NƯỚC ÉP TÁO TƯƠI
Nước ép táo giúp hạn chế tăng cân quá nhanh trong và sau khi mang thai, cung cấp chất sắt cho bà bầu, giúp não bé tăng trưởng và phát triển tốt hơn.
Cách chế biến đơn giản, chỉ cần trong nhà sẵn có máy ép hoa quả bằng tay hoặc bằng điện. Táo được thái miếng nhỏ, cho vào máy, dùng lực ép lấy nước.
Nước ép táo giúp hạn chế tăng cân quá nhanh trong và sau khi mang thai, cung cấp chất sắt cho bà bầu
Lưu ý: Cần rửa sạch, gọt vỏ và bỏ hạt trước khi ép nước. Nước ép có thể dùng luôn hoặc bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh 1 ngày, nhưng không để quá lâu, tránh tình trạng lên men rượu, không đảm bảo an toàn thực phẩm.
BÁNH TÁO
Bánh táo giòn bên ngoài và mềm bên trong, làm đồ ăn vặt giúp mẹ bầu 3 tháng đầu ăn táo được không bị ngán và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi.
Với bánh táo cần lò nướng, hoặc nồi chiên không dầu. Táo được chọn quả không chín quá, được thái miếng nhỏ, lát mỏng, đặt trong vỏ bánh, đem nướng cho vàng đều mặt ngoài và ăn được rồi. Vỏ bánh được làm từ bột mì với ít sữa, bột nở. Bánh táo là một loại bánh châu Âu vừa ngon vừa dinh dưỡng, dễ làm.
Bánh táo món ăn vặt cho mẹ bầu 3 tháng đầu
TRÀ TÁO
Khác với hai món ăn trên, trà táo được làm từ táo đã sấy khô, vừa tiện lợi mà vẫn giữ được chất dinh dưỡng mẹ bầu 3 tháng đầu có thể thay thế cho nước lọc hàng ngày.
Cách làm: Lấy 2 đến 3 lát táo sấy, đổ thêm nước sôi, và chờ trong 15-20 phút để có cốc trà táo thơm ngon. Hoặc có thể pha với số lượng nhiều hơn, khi cho vào bình hoặc ấm pha trà. Thưởng thức thêm với bánh táo, thư giãn trong âm nhạc, giúp mẹ bầu giảm căng thẳng, mệt mỏi.
Trà táo giúp bà mẹ mang thai 3 tháng đầu thư giãn giảm mệt mỏi
Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn táo được tuy nhiên nên ăn một lượng táo vừa phải (khoảng 1 – 2 quả táo đỏ cỡ vừa) và không nên ăn liên tục trong cả tuần sẽ tốt cho cả mẹ và bé. Nếu ăn quá nhiều táo, mẹ bầu có thể gặp phải các vấn đề sau đây:
Mẹ bầu 3 tháng đầu nên chọn mua táo ở những nơi uy tín
Táo là một trong những loại trái cây chủ yếu được nhập khẩu vào nước ta, do đó với các mẹ bầu 3 tháng đầu ăn táo được không nên chọn những quả táo có nguồn gốc chưa rõ ràng hoặc chất lượng táo thấp. Dưới đây là một số lưu ý khi ăn táo mà chúng tôi sưu tập được mẹ có thể tham khảo.
Câu 1: Bầu 3 tháng đầu ăn táo ta được không?
Bầu 3 tháng đầu ăn được táo ta không?
Trả lời: Táo đỏ, táo xanh và táo ta đều tốt cho các bà bầu. Táo ta nhỏ nhưng chứa nhiều dinh dưỡng như táo tây, do đó không vì ngon miệng mà ăn quá nhiều. Táo ta được bày bán tại chợ hơn trong cửa hàng hay siêu thị, do đó cần thận trọng mua được táo an toàn, không có hóa chất bảo quản.
Câu 2: Có bầu ăn táo tàu được không?
Trả lời: Mẹ bầu có thể ăn táo tàu, nhưng chỉ nên ăn khoảng 5 quả mỗi ngày để hạn chế ảnh hưởng tới đường tiêu hóa, gây chướng bụng, khó tiêu. Đặc biệt mẹ bầu bị đái tháo đường thai kì hạn chế ăn táo tàu. Lý do, là táo tàu được chế biến thêm đường, để bảo quản được lâu hơn. Ngoài những vấn đề tiêu hóa và đường huyết thì táo tàu ăn nhiều còn gây nổi mụn, lở ngứa ngoài da và huyết áp cao.
Táo tàu được nhập khẩu từ Trung Quốc, do đó cần chú ý trong việc chọn mua, tránh tình trạng mua phải hàng kém chất lượng. Táo tàu còn có tác dụng an thần, do đó mẹ bầu không nên quá lo lắng khi sử dụng mà tình trạng buồn ngủ tăng lên.
Câu 3: Bà bầu ăn táo mèo được không?
Trả lời: Táo mèo có giá trị dinh dưỡng cao, giúp hệ tiêu hóa hoạt động và tiêu thụ thức ăn hiệu quả nhưng các nhà khoa học khuyến cáo rằng: phụ nữ mang thai không nên ăn loại quả này. Đặc biệt bà bầu 3 tháng đầu vì táo mèo có thể làm hưng phấn tử cung, dẫn đến việc thúc đẩy tử cung co bóp rồi gây sảy thai hay sinh non.
Hy vọng với những thông tin Mediplus cung cập đã giúp các mẹ giải đáp được thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn táo được không. Tuy nhiên để tốt nhất là các bà bầu và gia đình, người thân vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận được lời khuyên chính xác, hiệu quả an toàn.
***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA
Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS
Δ
BS Hoàng Văn Sơn
Bs Hoàng Văn Sơn tốt nghiệp chuyên ngành bác sĩ Đa khoa tại Học viện Quân Y. Hiện bác sĩ đang là bác sĩ nội trú tại Bệnh viện Quân…
Bài viết liên quan
Mẹ bầu đau rát cổ họng là tình trạng khá phổ biến trong thai kỳ, gây ra nhiều khó chịu cho các mẹ. Cảm giác…
Chuyên mục: Sản khoa
Cảm cúm là một trong những nỗi lo thường gặp của các mẹ bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vậy, mẹ…
Mẹ bầu bị ngứa toàn thân hoặc từng vùng khi mang thai là một triệu chứng khá phổ biến, khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy…
Vỡ ối là dấu hiệu cho thấy mẹ sắp chuyển dạ và chuẩn bị sinh bé ra, tuy nhiên vỡ ối mà tử cung chưa…
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.
MEDIPLUS Tân Mai
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.