Thực đơn cho F0 – Sổ tay hướng dẫn chăm sóc F0 tại nhà

Cập nhật 11/05/2023

862

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Covid-19

Ăn uống đủ chất, đảm bảo dinh dưỡng, vận động hợp lý trong giai đoạn mắc Covid – 19 là giải pháp giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục. Tuy nhiên, cần ăn chế độ như thế nào, tập luyện ra sao thì đang là một nỗi lo lắng của người bệnh khi tự chăm sóc tại nhà. Hãy theo dõi sổ tay hướng dẫn chăm sóc F0 tại nhà dưới đây để có biện pháp tự chăm sóc hợp lý.

1. Hướng dẫn bệnh nhân F0 tự chăm sóc sức khỏe tại nhà

Để đảm bảo việc chăm sóc tại nhà đạt hiệu quả bệnh nhân f0 cần lưu ý một vài vấn đề dưới đây:

  • Cách ly người nhiễm tại phòng tách biệt, không tiếp xúc trực tiếp với những người xung quanh.
  • Đảm bảo phòng cách ly luôn thông thoáng.
  • Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch rửa tay khô.
  • Thường xuyên đeo khẩu trang, vệ sinh tai, mũi, họng sạch sẽ.
  • Rác thải lây nhiễm người bệnh cần đựng vào thùng rác có nắp đậy.
  • Thường xuyên sát khuẩn các bề mặt như: nắm cửa, mặt bàn, ghế và các bề mặt hay tiếp xúc bằng dung dịch.
sat-khuan-be-mat

Thường xuyên sát khuẩn các bề mặt giúp ngăn ngừa lây nhiễm dịch bệnh

2. Bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh F0

2.1. Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh F0

  • Nhiều nghiên cứu cho thấy việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ trong suốt thời gian mắc Covid – 19 sẽ giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục, tăng cường hệ miễn dịch giúp ngăn ngừa sự phát triển của virus. Theo cục An toàn thực phẩm và Viện Dinh dưỡng Quốc gia, khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc dưới đây:
  • Ăn đủ 3 bữa chính, cung cấp đủ 4 nhóm thực phẩm: Tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và chất khoáng.
  • Đối với người bệnh mất vị giác, chán ăn, mệt mỏi thì vẫn cần ăn đủ bữa, có thể chế biến các thực phẩm ở dạng lỏng như cháo, súp hoặc uống sữa.
  • Với trẻ em, người già và phụ nữ có thai cần tăng cường chế độ ăn. Người có bệnh lý nền thì cần sử dụng thuốc và có chế độ ăn phù hợp tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, có thể bổ sung thêm các loại nước ép, nói không với các loại nước ngọt, nước có gas.
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

2.2. Một số mẫu thực đơn dành cho người bệnh

Dưới đây là một số thực đơn người bệnh có thể tham khảo:

MẪU THỰC ĐƠN CHO NGƯỜI CÂN NẶNG 45 – 50 kg

Thực đơn 1 CHẾ ĐỘ CƠM
THỰC ĐƠN MẪU ĐƠN VỊ THƯỜNG DÙNG
Bữa sáng Cháo tôm Tô cháo 500ml
Phụ sáng Sữa chua/ sữa tươi 1 hộp 100g/1 hộp 180ml
Bữa trưa Cơm

Thịt lợn kho trứng cút

Chả cá sốt cà chua

Rau củ luộc

Canh rau theo mùa

1,5 lưng bát

5 miếng thịt vừa và 02 quả trứng cút

2 miếng nhỏ

½  bát con rau

1 bát con

Phụ chiều 1 miếng Đu đủ 1 miếng
Bữa tối Cơm

Gà hấp lá chanh

Chả lá lốt

Rau xào

Canh rau ngót

Cam/quýt

1,5 lưng bát con cơm

2 miếng gà

1 miếng

1/2 bát con rau

1 bát con

½ quả

 

 MẪU THỰC ĐƠN CHO NGƯỜI CÂN NẶNG 50 – 55 kg

Thực đơn 2 CHẾ ĐỘ CƠM
THỰC ĐƠN MẪU ĐƠN VỊ THƯỜNG DÙNG
Bữa sáng Phở thịt gà 1 bát
Bữa phụ sáng Quả lê 110g ½ quả
Bữa trưa Cơm

Thịt gà rang gừng

Mọc xốt

Rau xào

2 lưng bát

4 miếng

2 viên mọc

1 lưng bát con

Bữa phụ chiều Quả Na 103g ½ quả
Bữa tối Cơm

Cá phi lê chiên xù

Thịt lợn luộc

Rau luộc

2 lưng bát con

3 miếng

4 – 6 miếng

1 lưng bát con

Trường hợp người bệnh bổ sung thêm 1 cốc sữa 250 ml (sữa năng lượng chuẩn 1ml/1 kcal) thì giảm cơm, giảm thịt

 

MẪU THỰC ĐƠN CHO NGƯỜI CÂN NẶNG 60 – 70 kg

Thực đơn 3 CHẾ ĐỘ CƠM
THỰC ĐƠN MẪU ĐƠN VỊ THƯỜNG DÙNG
Bữa sáng Bún thịt nạc 2 lưng bát con
Bữa phụ sáng Quả táo tây 100g ½ quả
Bữa trưa Cơm

Cá trắm rán

Chả lá lốt

Rau xào

2 lưng bát con cơm

1 khúc trung bình

1 khúc

1 lưng bát con

Bữa phụ chiều Quả dưa hấu 110g 2 miếng tam giác
Bữa tối Cơm

Thịt ba chỉ kho trứng

Đậu sốt cà chua

Rau luộc

2 lưng bát con

8-10 miếng nhỏ

4 – 5 miếng

1 bát con canh

Trường hợp người bệnh bổ sung thêm 1 cốc sữa 250 ml (sữa năng lượng chuẩn 1ml/1 kcal) thì ăn giảm lượng cơm, thịt và dầu ăn.

 

MẪU THỰC ĐƠN CHO NGƯỜI BỆNH CÓ CÂN NẶNG 70-75 kg

Thực đơn 4 CHẾ ĐỘ CƠM
THỰC ĐƠN MẪU ĐƠN VỊ THƯỜNG DÙNG
Bữa sáng Bún mọc 2 bát con
Bữa phụ sáng Sữa bột/sữa tươi 1 ly sữa 200ml
Bữa trưa Cơm

Thịt gà rang gừng

Đậu phụ luộc

Củ cải xào

Canh rau ngót

1,5 lưng bát con

5 miếng vừa

1 bìa

bát con rau

1 bát con canh

Bữa phụ chiều Sữa chua

Thanh long

1 hộp

3 miếng

Bữa tối Cơm

Cá hồi sốt bơ tỏi

Rau củ luộc

Ổi

1,5 lưng bát con

1 khúc cá trung bình

1 bát con rau

⅔ quả

3. Tư thế giúp cải thiện oxy ở phổi

  • Khi cảm thấy mệt mỏi, khó thở hoặc chỉ số SpO2 giảm xuống dưới 94%, người bệnh có thể áp dụng một số tư thế dưới đây để cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Tư thế nằm sấp: Giữ đầu hơi thấp hơn so với thân và xoay đầu sang một bên cho dễ thở, chêm lót khăn hoặc gối ở cùng cổ, vùng hông và ở chân giúp người bệnh thoải mái. Có thể duy trì tư thế này từ 1 – 2 giờ, mỗi 4 giờ áp dụng một lần và tối đa mỗi ngày 14 giờ.
  • Tư thế nằm cao đầu: Kê gối cao từ 30 – 40 độ hoặc ở tư thế ngồi dựa lưng.
  • Tư thế nằm nghiêng: Người bệnh nằm nghiêng sang 1 bên, đồng thời chèn thêm gối vào vùng đầu cổ, hông và giữa hai chân để tạo cảm giác thoải mái.
  • Trong lúc luyện tập nếu có gì bất thường xảy ra như: mệt, khó thở, đau ngực tăng thì cần dừng lại để theo dõi cơ thể. Nếu các dấu hiệu này vẫn tăng lên kể cả khi nghỉ ngơi thì cần kịp thời thông báo ngay cho nhân viên y tế.

4. Các bài tập vận động giúp tăng cường sức khỏe và hỗ trợ hô hấp cho người bệnh.

4.1. Tập thở

Các bài tập thở sẽ giúp cải thiện hô hấp, giúp người bệnh dễ thở hơn. Một số kiểu tập thở người bệnh có thể tham khảo bao gồm:

  • Thở chúm môi: Người bệnh từ từ hít thật sâu bằng mũi, sau đó chúm môi từ từ thở ra đến hết khả năng.
  • Thở cơ hoành: Từ từ hít vào bằng mũi và phình bụng lên sau đó thở ra chúm môi đồng thời hóp bụng lại.
  • Thở bụng: Đặt 1 tay lên ngực và 1 tay lên bụng để cảm nhận sự di chuyển của ngực và bụng. Từ từ hít vào bằng mũi, bụng phình lên. Sau đó, thở ra chúm môi, bụng xẹp xuống. Người bệnh thở vào hít ra theo nhịp, thời gian thở ra gấp đôi hít vào.

Lưu ý: Khi hít vào thở ra không cần quá gắng sức. Người bệnh cần kết hợp tay vào động tác thở chúm môi, thở cơ hoành hoặc thở bụng và luyện tập thường xuyên mỗi ngày 3 lần, khoảng 5 – 10 phút/ lần.

phuong-phap-tap-tho

Các phương pháp tập thở giúp cải thiện hô hấp cho bệnh nhân

4.2. Kỹ thuật ho hữu hiệu

  • Bước 1: Thở chúm môi kéo dài khoảng từ 5 – 10 phút. Động tác này giúp đẩy đờm từ trong phế quản nhỏ sang phế quản lớn hơn.
  • Bước 2: Tròn miệng hà hơi khoảng 5 – 10 lần, tăng dần tốc độ để đẩy đờm ra khỏi khí quản.
  • Bước 3: Hít vào thật sâu, nín thở và ho liên tục 1 – 2 lần. Lần thứ nhất ho nhẹ, lần thứ 2 ho mạnh để đẩy lượng đờm ra bên ngoài.

4.3. Kỹ thuật thở chu kỳ chủ động

  • Thở có kiểm soát: Nhẹ nhàng hít thở trong khoảng thời gian từ 20 – 30 giây.
  • Căng giãn lồng ngực: Hít thật sâu bằng mũi và nín thở khoảng 2 – 3 giây sau đó thở ra nhẹ nhàng, lặp lại động tác này từ 3 – 5 lần.
  • Hà hơi: Hít thật sâu rồi nín thở từ 2 – 3 giây. Sau đó tròn miệng hà hơi đẩy mạnh khí ra ngoài. Lặp lại động tác này trong khoảng từ 1 – 2 lần.

4.4. Bài tập vận động tại giường

Người bệnh bị nhiễm Covid – 19 từ mức độ nhẹ đến vừa được khuyến cáo dành thời gian nghỉ ngơi và vận động vừa sức. Các bài tập vận động tại giường dưới đây sẽ đem tại tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện tuần hoàn máu và giúp người bệnh thư giãn hơn.

bai-tap-van-dong

Các bài tập vận động tại giường

Hiện nay, có rất nhiều các bệnh nhân không xuất hiện triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ đang tự điều trị tại nhà. Với mục đích chung tay cùng cộng đồng đẩy lùi dịch bệnh và hỗ trợ, chăm sóc để giảm bớt nỗi lo lắng cho người bệnh, Tổ hợp Y tế MEDIPLUS tiến hành xây dựng các gói dịch vụ hỗ trợ cho người bệnh trong thời gian điều trị tại nhà bao gồm:

  • Hỗ trợ và thăm khám từ xa bởi các bác sĩ và chuyên gia y tế đã và đang công tác tại các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện K, Bệnh viện E,…
  • Trực tiếp hướng dẫn chăm sóc tại nhà.
  • Lấy mẫu xét nghiệm Covid – 19 tận nơi.
  • Làm các xét nghiệm phát hiện sớm và xử trí kịp thời những bất thường xảy ra ở người bệnh.

Để tìm hiểu rõ hơn các thông tin về các dịch vụ trên, người bệnh hãy liên hệ tới hotline: 1900 3366 hoặc fanpage: Tổ hợp Y tế MEDIPLUS bạn nhé!

Với sổ tay hướng dẫn chăm sóc F0 tại nhà trên đây, hy vọng đã đem lại những kiến thức bổ ích và giảm bớt phần nào nỗi lo cho bạn. Chúc bạn mau chóng khỏi bệnh!

Tài liệu tham khảo:

https://moh.gov.vn/tin-lien-quan/-/asset_publisher/vjYyM7O9aWnX/content/4-giai-ap-va-luu-y-ac-biet-khi-cham-soc-f0-tai-nha

https://moh.gov.vn/hoat-dong-cua-dia-phuong/-/asset_publisher/gHbla8vOQDuS/content/ha-noi-f0-ieu-tri-tai-nha-neu-co-mot-trong-8-dau-hieu-sau-phai-bao-ngay-y-te

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám