Hướng dẫn cách chăm sóc F0 tại nhà hiệu quả, không lây nhiễm chéo

Cập nhật 10/05/2023

955

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Covid-19

Khi tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp, những ca F0 vẫn đang tăng dần theo từng ngày, việc F0 được cách ly và chăm sóc tại nhà được thúc đẩy nhằm giảm thiểu áp lực cho các cơ sở y tế. Vậy chăm sóc F0 tại nhà như thế nào để đạt hiệu quả và không gây lây nhiễm cho những người xung quanh? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây!

1. Các triệu chứng khi bị Covid-19

Bệnh nhân nhiễm Covid-19 thường gặp các triệu chứng:

  • Sốt.
  • Ho.
  • Mệt mỏi.
  • Mất vị giác, khứu giác.

Một số triệu chứng ít gặp hơn như:

  • Đau đầu.
  • Đau họng.
  • Tiêu chảy.
  • Da nổi mẩn hoặc các ngón tay, ngón chân bị mẩn đỏ, tím tái.

Các triệu chứng nghiêm trọng bao gồm:

  • Khó thở.
  • Đau ngực.
  • Mất khả năng nói hay cử động hoặc lú lẫn.

2. Đối tượng bệnh nhân F0 tự điều trị tại nhà

Người bệnh nhiễm Covid – 19 được cách ly y tế tại nhà khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Người bệnh không có triệu chứng hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ (SpO2 > 96% và nhịp thở nhỏ hơn hoặc bằng 20 lần/phút).
  • Bệnh nhân từ 1-50 tuổi, không có bệnh nền, không bị béo phì, không mang thai. Nếu bệnh nhân có bệnh nền ổn định hoặc đã được tiêm 2 mũi vacxin đủ 14 ngày kể từ ngày tiêm có thể được xem xét cách ly tại nhà.
  • Người bệnh có khả năng tự chăm sóc bản thân, biết cách theo dõi thân nhiệt, sử dụng thuốc theo đơn thuốc bác sĩ kê và có thể liên hệ được với nhân viên y tế khi có dấu hiệu chuyển nặng. Trong trường hợp người bệnh là trẻ em hoặc người không có khả năng tự chăm sóc thì cần có người hỗ trợ.
  • Trong gia đình không có người thuộc nhóm nguy cơ mắc bệnh: người cao tuổi, bệnh nền, phụ nữ có thai, béo phì,…
Bệnh nhân F0 không triệu chứng, triệu chứng nhẹ, SpO2 > 95% được phép tự điều trị tại nhà

Bệnh nhân F0 không triệu chứng, triệu chứng nhẹ, SpO2 > 95% được phép tự điều trị tại nhà

3. Mục tiêu cần đạt được trong chăm sóc  tại nhà

Một số mục tiêu cần đạt được khi chăm sóc F0 tại nhà bao gồm:

  • Chăm sóc, theo dõi để phát hiện sớm các dấu hiệu chuyển nặng nhằm yêu cầu hỗ trợ y tế hoặc chuyển người bệnh tới bệnh viện kịp thời.
  • Tăng cường sức đề kháng, nâng cao thể chất và dinh dưỡng, giúp ổn định tâm lý cho người bệnh để có sức khỏe chống lại bệnh tật.
  • Đảm bảo chăm sóc bệnh nhân F0 an toàn, không để lây nhiễm chéo cho người thân trong gia đình và cho cộng đồng.

4. Hướng dẫn chăm sóc F0 tại nhà đúng cách, tránh lây nhiễm chéo

4.1. Chuẩn bị các đồ dùng, vật dụng cần thiết khi cách ly tại nhà

  • Nhiệt kế, thiết bị đo SpO2, máy đo huyết áp.
  • Khẩu trang y tế.
  • Nước rửa tay.
  • Nước muối sinh lý để vệ sinh vùng mũi và họng.
  • Đồ dùng cá nhân.
  • Thùng rác có nắp đậy chứa chất thải lây nhiễm.
Một số đồ dùng cần thiết cho bệnh nhân F0 điều trị tại nhà

Một số đồ dùng cần thiết cho bệnh nhân F0 điều trị tại nhà

4.2. Chuẩn bị thuốc điều trị tại nhà

Những loại thuốc người bệnh được phép sử dụng khi điều trị Covid-19 tại nhà bao gồm: thuốc điều trị Covid-19 tại nhà do cơ sở quản lý người nhiễm Covid tại nhà cấp, thuốc điều trị bệnh nền đối với những bệnh nhân bị đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch hoặc hen phế quản,…) với số lượng đủ dùng trong 1 tháng.

4.3. Những lưu ý khi chăm sóc F0 tại nhà

  • Bệnh nhân F0 cần giữ một tinh thần thoải mái, khi gặp vấn đề khó khăn phải liên hệ với nhân viên y tế để được tư vấn.
  • Đo thân nhiệt, theo dõi nhịp thở và chỉ số SpO2 đều đặn ít nhất mỗi ngày 2 lần hoặc khi có cảm giác mệt mỏi, khó thở.
  • Vệ sinh mũi, họng bằng nước muối sinh lý hàng ngày.
  • Đeo khẩu trang và rửa tay sát khuẩn thường xuyên.
  • Tập thở và luyện tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe.
  • Bổ sung đủ các chất dinh dưỡng, tăng cường các loại trái cây và rau xanh giúp nâng cao hệ miễn dịch. Uống đủ nước.
  • Thường xuyên khử khuẩn các đồ dùng cá nhân và bề mặt tiếp xúc, giữ cho nơi cách ly luôn được thoáng khí, không dùng máy lạnh trung tâm.
  • Không sử dụng chung đồ dùng, dụng cụ, ăn uống chung với người khác.
  • Không tự ý rời khỏi phòng cách ly trong suốt quá trình cách ly.
  • Đối với những trường hợp cần người chăm sóc thì người đó cần phải trang bị quần áo bảo hộ, khẩu trang, kính chống giọt bắn đầy đủ.

5. Hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị cho bệnh nhân F0 trên 18 tuổi tại nhà

Thuốc điều trị cho bệnh nhân F0 bao gồm 3 gói (A, B, C):

Gói thuốc A (áp dụng trong 7 ngày): Bao gồm thuốc hạ sốt và thuốc nâng cao hệ miễn dịch.

  • Paracetamol 500mg – Uống 1 viên khi sốt trên 38,5 độ C, mỗi 4-6 giờ uống 1 lần nếu vẫn còn sốt.
  • Vitamin (Vitamin C hoặc vitamin tổng hợp).
  • Vitamin tổng hợp: 1 viên/ngày.
  • Vitamin C 500mg: 2 viên/ngày chia 2 lần sáng, tối.

Gói thuốc B: Bao gồm thuốc chống viêm và chống đông máu chỉ dùng trong trường hợp đặc biệt.

  • Dexamethasone 0,5mg x 12 viên, uống 1 lần/ngày hoặc Methylprednisolon 16mg x 1 viên, uống 1 lần/ngày.
  • Rivaroxaban 10mg x 1 viên, uống 1 lần/ngày hoặc Apixaban 2,5mg x 1 viên, uống 1 lần/ngày hoặc Dabigatran 220mg x 1 viên, uống 1 lần/ngày.

Lưu ý: Các thuốc này chống chỉ định trong trường hợp phụ nữ có thai và đang cho con bú, người có các bệnh nền như: suy gan, suy thận, viêm loét dạ dày,…

Gói thuốc C (dùng trong 5 ngày): Thuốc kháng virus, được sử dụng trong trường hợp F0 có triệu chứng nhẹ. Molnupiravir viên 200mg hoặc viên 400mg, uống 2 lần: sáng 800mg, chiều 800mg, dùng trong 5 ngày liên tục.

Lưu ý: Thuốc này chống chỉ định trong trường hợp phụ nữ mang thai, chuẩn bị mang thai và đang cho con bú.

Khi tự chăm sóc tại nhà, người bệnh cần tuân thủ dùng thuốc theo đúng chỉ định của các bác sĩ

Khi tự chăm sóc tại nhà, người bệnh cần tuân thủ dùng thuốc theo đúng chỉ định của các bác sĩ

=> Xem thêm: 9 Nguyên tắc chăm sóc trẻ F0 tại nhà – Chuyên gia y tế khuyến cáo

6. Khi nào cần đưa bệnh nhân F0 đến bệnh viện?

Khi gặp phải bất kỳ một trong các dấu hiệu dưới đây cần kịp thời đưa người bệnh đến bệnh viện:

  • Khó thở.
  • Nhịp thở tăng.
  • SpO2 ≤ 95%.
  • Mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc dưới 50 lần/phút.
  • HA thấp: HATĐ < 90 mmHg, HATT < 60 mmHg.
  • Đau tức ngực thường xuyên.
  • Thay đổi ý thức.
  • Môi, đầu móng tay, móng chân tím nhợt, da xanh xao.
  • Trẻ em: sốt cao, mắt đỏ, môi đỏ, xuất huyết, nôn trớ,…

Hy vọng những thông tin trên đây đã đem lại những thông tin hữu ích về chăm sóc F0 tại nhà. Trong thời điểm dịch bệnh đang diễn ra vô cùng phức tạp, mọi người cần lưu ý thực hiện đúng 5K theo hướng dẫn của Bộ Y tế và tăng cường sức khỏe để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.

*Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám