Sau khi mắc COVID-19 nên làm gì? Hướng dẫn chăm sóc hậu Covid-19 

Cập nhật 10/05/2023

954

TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tham vấn y khoa:TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Covid-19

Hội chứng hậu Covid-19 thường gặp ở nhiều bệnh nhân F0 gây tâm lý hoang mang, lo lắng. Vậy sau khi mắc COVID-19 nên làm gì để hạn chế di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe sau này? Hãy lắng nghe giải đáp từ chuyên gia y tế của MEDIPLUS dưới đây để có thêm những kiến thức hữu ích chăm sóc sức khỏe bản thân cũng như gia đình thật tốt.

1. Một số triệu chứng thường gặp sau khi mắc Covid-19

COVID-19 đi kèm với một danh sách khá dài các triệu chứng, trong đó phổ biến nhất là sốt, ho khan và khó thở. Mức độ nghiêm trọng và thời gian của các triệu chứng này khác nhau ở mỗi người.

Một số triệu chứng của COVID-19 tồn tại lâu hơn những triệu chứng khác (kéo dài cả trong giai đoạn hồi phục đến khi bạn đã hồi phục hoàn toàn). Các triệu chứng đó có thể kể đến là:

  • Tình trạng mệt mỏi.
  • Mất vị giác và khứu giác.
  • Đau mỏi cơ.

Các triệu chứng khác của COVID 19 thường ít kéo dài, ít gặp phải sau khi bạn đã khỏi bênh là:

  • Ho, đau rát họng.
  • Khàn tiếng.
  • Đau đầu.
  • Tiêu chảy.
  • Cộm đỏ mắt.
  • Đau đầu ngón tay ngón chân…
Mức độ nghiêm trọng và thời gian của các triệu chứng hậu Covid khác nhau ở mỗi người

Mức độ nghiêm trọng và thời gian của các triệu chứng hậu Covid khác nhau ở mỗi người

2. Khám sức khỏe hậu Covid-19 bao gồm những gì?

Sau khi mắc COVID-19 nên làm gì để hạn chế gặp phải các biến chứng là câu hỏi được nhiều người bệnh F0 đặt ra. Việc đầu tiên người bệnh cần làm là đến khám bác sỹ để được tư vấn sức khoẻ, tư vấn tiêm phòng Vacxin hoặc tiêm nhắc lại và cần thực hiện đầy đủ các khuyến cáo theo thông điệp 5K của Bộ Y tế.

Đồng thời, cần đến gặp các bác sỹ nếu các triệu chứng kể trên tiếp tục kéo dài và gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của bạn. Đặc biệt với các đối tượng “nhạy cảm” như: phụ nữ có thai, người cao tuổi có bệnh nền, trẻ nhỏ chưa tiêm vacxin phòng Covid-19. Khám sức khoẻ hậu Covid 19 bao gồm:

2.1. Danh mục khám lâm sàng

  • Khám Nội khoa tổng quát: Tim mạch, hô hấp, tiêu hoá…
  • Khám chuyên khoa Tai mũi họng.
  • Khám chuyên khoa Mắt (nếu có các triệu chứng về mắt).
  • Khám nội cơ xương khớp (với các triệu chứng đau mỏi cơ, xương khớp…).
  • Khám chuyên khoa Sản với phụ nữ có thai và cho con bú.
  • Khám chuyên khoa Nhi với trẻ em dưới 16 tuổi.
  • Đặc biệt: Với các bệnh nhân lớn tuổi hoặc đang có bệnh lý nền, cần khám chuyên sâu như: Nội tiết, Tim mạch, Thần kinh, Huyết học, Lão khoa… để có phác đồ điều trị đúng hoặc điều chỉnh thuốc điều trị với các bệnh lí như: Tăng huyết áp, đái tháo đường, thuyên tắc tĩnh mạch, sử dụng thuốc chống đông ở các bệnh nhân có thiết bị cấy ghép trong cơ thể…

2.2. Danh mục khám cận lâm sàng

Các xét nghiệm cần làm

Sau khi khám lâm sàng, tuỳ từng bệnh nhân và tình trạng bệnh lý mà các bác sỹ sẽ chỉ định các xét nghiệm sao cho phù hợp và cần thiết để đánh giá đúng, đầy đủ sức khoẻ của bạn. Có thể kể đến:

  • Điện tâm đồ, siêu âm tim (với các bệnh nhân có bệnh lý tim mạch).
  • Các xét nghiệm đông máu cơ bản với những bệnh nhân có nguy cơ cao tắc mạch máu, rối loạn đông máu…).
  • Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu.
  • Các xét nghiệm hoá sinh máu (Urê máu, Creatinin máu, điện giải đồ máu, Glucose máu, GOT, GPT…).
  • Xét nghiệm nước tiểu.
  • Các xét nghiệm sàng lọc trước sinh đối với phụ nữ có thai theo đúng lịch thực hiện…
Bệnh nhân cần làm các xét nghiệm cận lâm sàng để tầm soát sớm những yếu tố nguy cơ di chứng hậu Covid-19

Bệnh nhân cần làm các xét nghiệm cận lâm sàng để tầm soát sớm những yếu tố nguy cơ di chứng hậu Covid-19

Các chẩn đoán hình ảnh cần làm

Cũng giống như các xét nghiệm, tuỳ từng tình trạng bệnh nhân và các bệnh lý có thể gặp mà các bác sỹ sẽ chỉ định các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh cần thiết, có thể kể đến như:

  • Chụp X quang ngực thẳng (đánh giá tình trạng tim phổi).
  • Chụp cắt lớp vi tính ngực.
  • Siêu âm Doppler mạch máu: Động mạch, Tĩnh mạch.
  • Siêu âm thai, siêu âm đầu dò qua đường âm đạo, Siêu âm 3D 4D (với các phụ nữ có thai…)

Khám sức khỏe hậu Covid-19 ở đâu uy tín, chất lượng?

Việc khám sức khoẻ cho các bệnh nhân hậu Covid-19 là rất cần thiết, tuy nhiên người dân cũng không nên quá lo lắng nếu các triệu chứng hậu Covid còn kéo dài:

  • Người bệnh nên khám sức khoẻ ít nhất 01 lần tối thiểu trong vòng 06 tháng đầu đối với những người trẻ tuổi đã mắc Covid trước đó không có triệu chứng, hoặc triệu chứng nhẹ, trước đó khoẻ mạnh không có bệnh lí nền.
  • Khám sức khoẻ càng sớm càng tốt đối với những đối tượng như: Phụ nữ có thai, người cao tuổi với bệnh lí nền, mắc Covid tự điều trị tại nhà đã hết thời gian cách ly theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
  • Người mắc Covid nặng đã được điều trị tại các bệnh viện, trung tâm y tế… cần khám sức khoẻ theo lịch hẹn hoặc hướng dẫn của bác sỹ.

Người bệnh nên đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín, chất lượng, đầy đủ các chuyên khoa, đội ngũ bác sỹ giàu kinh nghiệm, đầy đủ trang thiết bị phụ trợ để được thăm khám, tư vấn, kê đơn hoặc điều trị các bệnh lý của bản thân. Tránh mất thời gian, tiền bạc, đồng thời hạn chế nguy cơ tiếp xúc, lây nhiễm, tái nhiễm…

3. Người bệnh sau khi mắc COVID-19 nên làm gì?

Người bệnh sau khi mắc Covid-19 nên chăm sóc sức khoẻ bản thân kĩ lưỡng, bằng việc thực hiện tốt các khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới WHO và Bộ y tế như:

  • Theo dõi sức khoẻ định kì.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.
  • Bổ sung thêm nhiều hoa quả, rau xanh trong khẩu phần ăn hàng ngày, uống đủ nước.
  • Tuân thủ điều trị các bệnh lý nền, điều trị các di chứng, biến chứng của Covid-19 (uống thuốc, luyện tập…) một cách đầy đủ, đúng giờ.
  • Thực hiện tốt khuyến cáo theo thông điệp 5K.

3.1. Các bài tập giúp phục hồi sức khỏe sau Covid-19

Người bệnh sau khi mắc Covid-19 có thể bình phục hoàn toàn về thể chất, do đó các bài tập thể dục thể thao giúp rèn luyện sức khoẻ có thể áp dụng được đầy đủ theo thể trạng và khả năng của từng cá nhân.

Bạn nên gặp các bác sỹ chuyên khoa, các kĩ thuật viên phục hồi chức năng hoặc các huấn luyện viên thể lực để được chỉ định và hướng dẫn các bài tập tốt giúp hồi phục sức khoẻ. Các bài tập thường được khuyến cáo như các bài tập hít thở, các động tác yoga nhẹ nhàng phù hợp lứa tuổi và khả năng, các môn thể thao vừa sức như: đi bộ, đạp xe, bơi lội,… là những lựa chọn lý tưởng.

3.2. Dinh dưỡng cho bệnh nhân sau khi khỏi Covid-19 như thế nào?

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người bệnh để nâng cao sức khỏe, hạn chế các di chứng

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người bệnh để nâng cao sức khỏe, hạn chế các di chứng

✜ Không chỉ là sau khi mắc Covid-19 mà ngay cả khi bạn đang bị ốm hoặc đang bị nhiễm Covid, điều quan trọng là cố gắng ăn uống đủ, đa dạng các loại thực phẩm chứa đủ năng lượng (calo) để hỗ trợ quá trình phục hồi của bạn, cũng như protein để giúp duy trì cân nặng và cơ bắp.

✜ Nếu bạn cảm thấy khó chịu với các triệu chứng hậu COVID-19, hãy thử các loại thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, sữa… và các thực phẩm chứa đầy đủ chất béo/ protein có nguồn gốc thực vật như: đậu, các loại đậu, quả hạch và hạt…

✜ Nếu không muốn ăn, mất vị giác, bạn có thể thử uống nước hoặc đồ uống có hàm lượng calo cao, các loại sinh tố hoa quả hoặc đồ uống nóng làm từ sữa, sữa hạt, sữa ngô… Điều này sẽ giúp bạn luôn cung cấp đủ nước cho cơ thể.

✜ Bên cạnh đó, cơ thể chúng ta cũng cần nhiều vitamin C và Kẽm hơn khi chống lại bệnh đường hô hấp như COVID-19. Vitamin C có trong cam và nước cam, ớt đỏ, ớt xanh, rau ngót, các loại rau cải xanh, hoa quả như dứa và dâu tây… trong khi kẽm có trong thực phẩm động vật có vỏ như: tôm, cua, sò,… thịt và pho mát.

✜ Một ý tưởng phổ biến khác trong cộng đồng COVID là sử dụng các thực phẩm chức năng bổ sung Vitamin bao gồm: niacin (vitamin B3), vitamin C, vitamin D, quercetin và kẽm… Một số người cảm thấy các loại thực phẩm chức năng đó có hiệu quả với họ, nhưng chưa có các báo cáo và khuyến cáo cụ thể nào từ các cơ quan tổ chức uy tín.

✜ Mặc dù chúng ta vẫn chưa biết cách ăn uống hoặc sử dụng những loại thực phẩm nào có thể giúp làm giảm các triệu chứng hậu COVID kéo dài, nhưng bạn nên dành thời gian để suy nghĩ và nên tăng cường các thực phẩm như rau xanh và trái cây. Hãy cố gắng chọn đa dạng các loại thực phẩm và những thứ phù hợp với bạn.

Thăm khám hậu COVID-19 là giải đáp cho câu hỏi: Sau khi mắc COVID-19 nên làm gì? Việc lựa chọn một cơ sở khám bệnh uy tín chất lượng giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời những di chứng do virus SARS-CoV-2 để lại. Với sứ mệnh đem lại cho người bệnh sức khỏe tốt nhất, MEDIPLUS cung cấp dịch vụ khám sức khỏe hậu Covid với các bác sĩ và chuyên gia y tế thuộc các khoa lâm sàng như: Nội, Nhi, Sản,… Liên hệ hotline: 1900 3366 để tìm hiểu thêm về dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại MEDIPLUS.

 

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám