750
Tham vấn y khoa:ThS. BS Nguyễn Thị Diệu Hồng
•
Tác giả:MEDIPLUS
Chuyên mục:Covid-19
MỤC LỤC
Virus SARS-CoV-2 gây tổn thương phổi ở nhiều mức độ khác nhau khiến cho người bệnh gặp phải tình trạng khó thở. Triệu chứng này có thể gặp ở các bệnh nhân bị nhiễm COVID kéo dài, nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Vậy khắc phục tình trạng khó thở sau khi mắc COVID-19 như thế nào? Hãy cùng chuyên gia y tế MEDIPLUS tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!
Tất cả mọi người khi đang mắc COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 đều có thể gặp phải tình trạng khó thở. Khó thở là một triệu chứng phổ biến, có thể gặp ở rất nhiều bệnh lý khác nhau, có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra.
Khi có hiện tượng khó thở người bệnh cần được theo dõi kỹ lưỡng và mô tả một cách tỉ mỉ chi tiết có thể giúp nhận biết và phân loại chính xác nguyên nhân. Từ đó bác sĩ có thể phân tích và định hướng được từng phác đồ điều trị đối với mỗi cá nhân.
Cụ thể:
XEM THÊM:
Trước hết bạn cần nhận biết đúng được rằng bản thân bạn có đúng là đang thấy khó thở hay không. Sau khi mắc COVID-19, cảm giác khó thở thường được mô tả là cảm giác từ lo lắng đến hốt hoảng, tức nặng ngực, như thể bạn không thể nhận đủ không khí vào phổi của mình hoặc không thể đẩy không khí ra khỏi phổi.
Thở gấp có thể khiến bạn khó thở. Nó có thể khiến bạn thở hổn hển. Ngực của bạn có thể cảm thấy quá căng để hít vào hoặc thở ra hoàn toàn. Mỗi nhịp thở nông sẽ tốn nhiều công sức hơn và khiến bạn cảm thấy như không có cách nào có thể cải thiện. Bạn có thể cảm thấy như đang thở bằng ống hút. Nó có thể xảy ra khi bạn đang hoạt động hoặc đang nghỉ ngơi. Nó có thể đến dần dần hoặc đột ngột. Tập luyện cường độ cao hoặc gắng sức, nhiệt độ khắc nghiệt và độ cao đều có thể gây ra tình trạng khó thở. Lo lắng cũng có thể dẫn đến thay đổi nhịp thở và kiểu thở của bạn.
Trên lâm sàng khó thở là một trong những triệu chứng đặc trưng của COVID-19, nhưng không phải chỉ có COVID-19 mới gây ra khó thở. Tất cả các đối tượng đủ khả năng nhận thức và diễn tả đều có thể biết mình đang khó thở và mô tả triệu chứng này cho người khác (trừ trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, người tri giác kém, người thiểu năng trí tuệ….).
Họ & Tên Số điện thoại:
Δ
Một số tổn thương phổi sau COVID-19 có thể chữa lành từ từ và hoàn toàn. Nhưng trong những trường hợp khác, người bệnh sau khi mắc COVID-19 có thể đối mặt với các vấn đề mãn tính về phổi. Nguyên nhân gây ra khó thở sau khi mắc COVID-19 chủ yếu là do phổi và các đường dẫn khí từ mũi vào các cơ quan trao đổi khí cơ bản của phổi là phế nang đã có nhiều tổn thương.
Trong phổi khỏe mạnh, oxy đi qua phế nang vào các mạch máu nhỏ. Trong phế nang có hệ thống mạch máu dày đặc đó được gọi là mao mạch. Ở đó, oxy và CO2 được trao đổi. Oxy sau đó theo máu vận chuyển đi khắp cơ thể.
Khi nhiễm virus SARS-CoV-2, cơ thể sinh phản ứng miễn dịch làm gián đoạn quá trình vận chuyển oxy. Các tế bào bạch cầu khi đến phổi, gặp các “đối tượng lạ” là các virus và sản phẩm của chúng sẽ giải phóng ra các phân tử gây viêm được gọi là chemokine hoặc cytokine, giúp tập hợp nhiều tế bào miễn dịch hơn để tiêu diệt các tế bào bệnh đã nhiễm SARS-CoV-2.
Khi nhiễm virus SARS-CoV-2, các bệnh nhân sau mắc COVID-19 đều cần được khám xét và làm các xét nghiệm đánh giá chức năng một cách đầy đủ, phù hợp.
Khám lâm sàng chẩn đoán các bệnh lý nền
Những danh mục cận lâm sàng nào cần chỉ định cho bệnh nhân khó thở?
Thể tích không khí mà phổi trao đổi được trong một nhịp thở là những chỉ số quan trọng. Đồng thời trong phổi cũng luôn có một lượng khí cặn không thể trao đổi hết trong 1 lần hô hấp.
Cần hiểu rằng phổi không phải là cơ, và không thể “tập thể dục” để làm phổi to ra. Chúng ta chỉ có thể làm cho phổi thu nhận không khí tốt hơn, và trao đổi khí trong phổi tốt hơn. Có nhiều cách tập luyện và nhiều kiểu hít thở để tăng cường hoạt động cho hệ thống cơ quan hỗ trợ quá trình hô hấp và giãn nở của phổi.
Đó là các bài tập có thể tập tại nhà, hướng tới tập luyện cho cơ hoành và các cơ gian sườn, là các cơ hô hấp quan trọng. Các bài tập làm tăng khả năng hô hấp, tăng thể tích khí trao đổi được trong 1 nhịp thở. Chúng được gọi chung là các bài tập làm tăng hiệu quả hô hấp.
Nếu bạn bị COVID-19 nghiêm trọng, bạn có thể cần phải làm việc với một bác sĩ trị liệu hô hấp để xây dựng lại chức năng phổi của bạn một cách an toàn.
Đối với hầu hết mọi người, thở là một quá trình đơn giản mà họ không cần phải nghĩ đến. Nhưng đối với những người mắc các bệnh về hô hấp, như hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), hoặc sau khi mắc COVID-19, cảm giác khó thở là một rào cản phổ biến đối với các hoạt động, như làm việc nhà, làm việc vặt và tập thể dục.
Thở bụng là một cách tập thở sâu, tập trung vào sự vận động của cơ hoành (cơ hoành là cơ hô hấp quan trọng nhất, nó là cơ ngăn cách lồng ngực với ổ bụng – “cơ dải”). Tập thở bụng cũng là 1 cách làm giảm căng thẳng, mệt mỏi.
Cách thực hiện:
Các kỹ thuật thở đơn giản, như thở chúm môi (mím môi), cũng có thể giúp bạn kiểm soát nhịp thở tốt hơn để hoàn thành các hoạt động bình thường hàng ngày.
Thở chúm môi là một kỹ thuật mà bạn hít vào bằng mũi và từ từ thở ra bằng miệng, với môi của bạn mím lại. Bài tập này giúp làm chậm nhịp thở và cải thiện quá trình hấp thụ oxy vào phổi.
Khi bạn thở, bạn đang hít oxy vào (được sử dụng để tạo ra năng lượng) và thở ra CO2 (một loại khí được giải phóng trong quá trình sản xuất năng lượng tế bào).
Thở mím môi giúp giữ cho các túi khí nhỏ trong phổi (được gọi là túi phế nang) mở lâu hơn, cho phép hấp thụ nhiều oxy hơn. Điều này cải thiện quá trình oxy hóa, làm cho kỹ thuật này trở nên hữu ích cho những người mắc các bệnh về hô hấp như COPD.
Khi COPD tiến triển, mọi người trở nên khó kiểm soát nồng độ oxy của mình hơn. Thực hành kỹ thuật thở mím môi giúp tăng cường lượng oxy cải thiện tình trạng khó thở.
Kỹ thuật thở mím môi rất đơn giản để thực hiện. Tuy nhiên, nó đòi hỏi kỹ thuật phải chính xác để có kết quả tối đa. Người bệnh có thể áp dụng phương pháp này bất cứ lúc nào, nhưng chỉ hiệu quả khi ở trạng thái tập trung và thư giãn. Hãy thử kỹ thuật với tư thế ngồi thẳng lưng, thả lỏng vai hoặc nằm thẳng.
Hít vào sâu bằng mũi trong ít nhất 2 giây. Hãy tưởng tượng bạn đang cố gắng lấp đầy không khí vào bụng chứ không chỉ phổi. Điều này sẽ giúp bạn hít thở sâu đầy đủ để làm căng cơ hoành (cơ ở dưới cùng của lồng ngực).
Hai môi gần như chạm vào nhau, giống như khi huýt sáo hoặc thổi tắt một ngọn nến.
Từ từ thở ra bằng miệng. Thời gian thở ra lâu hơn gấp 2-3 lần so với hít vào.
Lặp lại động tác hít vào và thở ra trong 3-5 nhịp thở. Cố gắng ít nhất 2 giây cho lần hít vào và 4 giây cho lần thở ra.
Tuy nhiên, cần lưu ý không thực hiện kỹ thuật này quá mức và ngừng tập ngay lập tức nếu bạn cảm thấy nhẹ đầu hoặc mệt mỏi. Nếu kỹ thuật này được lặp đi lặp lại quá nhiều lần có thể khiến các cơ hô hấp của bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc giảm lượng CO2 xuống quá thấp.
Những lợi ích của thở mím môi (thở chúm môi)
Ngoài thở mím môi (chúm môi), còn có nhiều loại bài tập thở khác giúp kiểm soát hơi thở và thư giãn cơ thể. Dưới đây là một số kỹ thuật thường được thực hành khác:
Khó thở sau khi mắc COVID-19 có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, người bệnh cần khám sức khỏe hậu COVID để phát hiện chính xác nguyên nhân nhằm hạn chế biến chứng và ngăn ngừa những yếu tố nguy cơ. Nếu có thắc mắc gì, hãy liên hệ tới hotline: 1900 3366 để nhận được tư vấn từ các chuyên gia y tế của MEDIPLUS!
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.
MEDIPLUS Tân Mai
ThS. BS Nguyễn Thị Diệu Hồng
Trong suốt 27 năm cống hiến tại chuyên ngành hô hấp, Trung tâm hô hấp của Bệnh viện Bạch Mai, ThS.BS Nguyễn Thị Diệu Hồng đã trở thành ân nhân…
Bài viết liên quan
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.