Chụp X-quang là gì? Những điều bạn CẦN biết trước khi thực hiện

Cập nhật 12/05/2023

2.0K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Chụp X Quang

Chụp X-quang là phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến và được áp dụng nhiều hiện nay để phát hiện và điều trị bệnh. Phương pháp này giúp các bác sĩ điều trị quan sát, theo dõi các cơ quan bên trong người bệnh. Vậy hãy cùng tìm hiểu về phương pháp chụp X-quang qua bài viết dưới đây nhé!

Tổng quan kỹ thuật chụp X-quang

Chụp X-quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng các chùm tia X – một loại bức xạ năng lượng cao, có khả năng đâm xuyên mạnh tạo ra hình ảnh về các cơ quan bên trong của cơ thể. Từ các hình ảnh này, các bác sĩ sẽ theo dõi và chẩn đoán tình trạng bệnh hiện tại nếu có. 

Phương pháp chụp X-quang được các bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân nhằm hỗ trợ việc chẩn đoán, theo dõi các bệnh lý, trong đó có các bệnh về hô hấp, tim mạch và xương khớp.

Chụp x quang là gì

Chụp X quang được bác sĩ dùng trong chẩn đoán và theo dõi bệnh lý

Phương pháp chụp X-quang đóng vai trò quan trọng giúp bác sĩ theo dõi và chẩn đoán các bệnh lý về hô hấp (viêm phổi, tràn dịch màng phổi,..) bệnh lý về tim mạch, kiểm tra các bộ phận chấn thương… Cụ thể chụp X-quang để kiểm tra các bộ phận cơ thể như sau:

Chụp x quang xương

  • Gãy xương và nhiễm trùng: Trong hầu hết các trường hợp, do chấn thương, xương bị gãy, tình trạng nhiễm trùng ở xương sẽ được chỉ định chụp và chẩn đoán, hình ảnh hiển thị rõ ràng trên phim chụp X-quang.
  • Viêm khớp: Tình trạng viêm khớp thì chụp X-quang cũng được xem là phương pháp dễ dàng nhất giúp chẩn đoán bệnh cũng như xác định mức độ tổn thương gây ra.

Chụp X-quang răng

Người bệnh kiểm tra các vấn đề, bệnh lý răng miệng như: chụp X-quang trước nhổ răng khôn, kiểm tra răng miệng để niềng răng, gãy, nhiễm trùng tổn thương chân răng,.. sẽ được bác sĩ chỉ định chụp X-quang răng.

Chụp X quang răng

Chụp X quang răng nhằm xác định các tổn thương hoặc nhiễm trùng

Chụp X-quang phổi, lồng ngực

Bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân chụp X-quang phổi trong trường hợp người bệnh đi khám sức khỏe định kỳ và kiểm tra phổi, người bệnh có những vấn đề sức khỏe bất thường hoặc đang có bệnh về hô hấp bao gồm:

  • Bệnh nhân có các triệu chứng: ho dai dẳng, tức đau ngực, khó thở,..và các triệu chứng ngày càng nặng thêm. 
  • Chẩn đoán sàng lọc và phát hiện sớm các bệnh: viêm phổi, lao phổi, khối u ở phổi, ung thư phổi, tràn dịch màng phổi, phù phổi cấp… hay phát hiện, đánh giá các khối u xuất hiện bất thường ở lồng ngực: u phổi, u màng phổi, u trung thất…
  • Với các bệnh nhân đã mắc các bệnh lý về hô hấp, bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang để kiểm tra, theo dõi tiến triển của bệnh để đưa ra hướng điều trị phù hợp.
  • Người bệnh bị tai nạn, chấn thương vùng ngực, nghi có nguy cơ chấn thương, xẹp phổi, dập phổi.
Chụp X quang phổi

Chụp X quang phổi phát hiện sớm các bệnh lý về hô hấp

Chụp X-quang vùng bụng

Dựa vào ảnh chụp X-quang vùng bụng, các bác sĩ quan sát được các tạng, cấu trúc trong ổ bụng. 

Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh này được bác sĩ chỉ định để tìm ra nguyên nhân các triệu chứng ở bụng, chẩn đoán và theo dõi tình hình bệnh (nếu có) của bệnh nhân, cụ thể một số tình trạng sau:

  • Người bệnh có tình trạng: chướng bụng, đau bụng dữ dội, buồn nôn và nôn liên tục, tắc ruột. Với các triệu chứng này, bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang đầu tiên để đánh giá, theo dõi.
  • Đánh giá khí, hơi tự do trong ổ bụng.
  • Đánh giá, theo dõi bệnh nhân táo bón, viêm hoại tử ruột, các bất thường bẩm sinh ở đường tiêu hóa, viêm đại tràng cấp tính; bệnh nhân sau khi bị các chấn thương ở phần bụng.
  • Phát hiện và đánh giá các dị vật bị nuốt hoặc đưa vào khoang cơ thể.
  • Tìm, theo dõi tiến triển của bệnh nhân có sỏi trong túi mật, bàng quang, thận và niệu quản.

Chụp X-quang sọ, mặt

Phương pháp chụp X-quang đầu sọ mặt được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán và đánh giá các chấn thương liên quan đến gãy, dị tật xương sọ; phát hiện và đánh giá các khối u trong não, kiểm tra xoang mũi…

Những tình trạng có thể gặp khi chụp X-quang

Việc quá lạm dụng chụp X-quang có thể gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe. Chỉ nên thực hiện khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa hoặc chụp chẩn đoán khi thực sự cần thiết.

Người chụp tiếp xúc với tia X

Nhiều người bệnh lo lắng rằng việc chụp X-quang có thể gây nhiễm phóng xạ từ tia X. Trên thực tế, tình trạng phơi nhiễm phóng xạ phụ thuộc vào từng loại mô, cơ quan kiểm tra, độ nhạy với bức xạ còn phụ thuộc vào độ tuổi. Đồng thời lượng tia X ở trong mức giới hạn cho phép nên tương đối an toàn cho người bệnh.

Tuy nhiên, nếu người bệnh lạm dụng chụp X-quang quá nhiều, bức xạ từ tia X sẽ gây những tác động tiêu cực cho sức khỏe bệnh nhân: bỏng da, tóc rụng, lâu dần có thể gây bệnh lý nghiêm trọng và ung thư.

Đặc biệt cần lưu ý khi chụp X-quang cho phụ nữ nghi ngờ hoặc đang mang thai do tia X là tia phóng xạ và có thể gây những ảnh hưởng đến thai nhi. Bởi vậy, dù nguy cơ ảnh hưởng của tia X trong chụp X-quang không đáng kể, nhưng các mẹ bầu hoặc phụ nữ nghi có thai cần thông báo với bác sĩ khi được chỉ định phương pháp này để được tư vấn, cân nhắc.

Tác dụng phụ từ chất cản quang

Trong một vài trường hợp, chất cản quang có thể gây dị ứng và một số tác dụng phụ không mong muốn: cảm giác nóng rát, đỏ da, nổi mề đay, ngứa, buồn nôn… một số trường hợp có phản ứng phụ nghiêm trọng với chất cản quang: huyết áp giảm thấp, sốc phản vệ, ngưng tim.

Bởi vậy, khi được chỉ định sử dụng chất cản quang trước khi chụp, người bệnh cần thông báo với bác sĩ về tiền sử dị ứng, tình trạng sức khỏe, bệnh lý của bản thân. Sau đó, bệnh nhân cần phải được theo dõi khoảng 30 phút để kịp thời phát hiện và xử trí với các biến chứng.

Quy trình chụp X quang diễn ra

Quy trình chụp X-quang khá đơn giản nên bệnh nhân không cần chuẩn bị nhiều trước khi chụp. Bệnh nhân chỉ cần lưu ý vài điều sau:

  • Mặc quần áo thoải mái, rộng rãi khi chụp X-quang; bệnh nhân có thể được yêu cầu cởi quần áo, sử dụng quần áo của cơ sở y tế đó. 
  • Người bệnh phải cởi bỏ các vật dụng kim loại như vòng tay, vòng cổ, máy trợ thính,… Báo bác sĩ khi trong người mang những thiết bị y tế kim loại từ các cuộc phẫu thuật trước như: van tim nhân tạo, máy tạo nhịp tim, ốc tai điện tử…
  • Trước khi chụp X-quang vùng bụng để kiểm tra đường tiêu hóa, người bệnh sẽ được bác sĩ yêu cầu nhịn ăn trong khoảng thời gian nhất định để kết quả trên phim chính xác hơn.
  • Trong một số trường hợp chụp X-quang, bệnh nhân sẽ được chỉ định cho dùng thuốc cản quang bằng đường uống hoặc đường tiêm để chất lượng hình ảnh trên phim là tốt nhất. Thuốc cản quang có thể nguy cơ gây dị ứng hoặc tác dụng không mong muốn nên khi được chỉ định tiêm thuốc cản quang, bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ biết về tình trạng sức khỏe, bệnh lý, tiền sử dị ứng hay thuốc đang sử dụng,…

Trong khi chụp: Kỹ thuật viên chụp sẽ hướng dẫn người bệnh tư thế để cho ra ảnh trên phim rõ ràng nhất. Người bệnh có thể được yêu cầu nằm, ngồi hoặc đứng tùy từng bộ phận và giữ cơ thể bất động để cho hình ảnh chẩn đoán tốt.

Sau khi chụp và trả kết quả: Sau khi chụp, bệnh nhân trở lại sinh hoạt bình thường ngay và nghỉ ngơi trong lúc chờ đợi kết quả. Với những bệnh nhân phải dùng thuốc cản quang sẽ được các nhân viên y tế theo dõi sau tiêm khoảng 30 phút để phát hiện và xử lý các biến chứng hoặc các phản ứng kịp thời.

Khi nhận được kết quả chụp X-quang, bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra các chẩn đoán cho bệnh nhân đồng thời có thể chỉ định cho bệnh nhân làm các kỹ thuật, xét nghiệm thêm, chẩn đoán lâm sàng khác.

Kỹ thuật chụp X quang

Bác sĩ theo dõi hình ảnh chụp được và đưa ra các chẩn đoán vấn đề sức khỏe

Chụp X-quang có ảnh hưởng tới sức khỏe?

Nên chụp x-quang khi nào? Chỉ nên thực hiện chụp X-quang khi thực sự cần thiết và được bác sĩ chỉ định, tần suất chụp X-quang hợp lý. Người bệnh cũng không nên tự ý đi chụp X-quang và quá lạm dụng phương pháp này. 

Chụp X quang là phương pháp chẩn đoán lâm sàng khá phổ biến, được các bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân để chẩn đoán, theo dõi nhiều bệnh. Phương pháp này mang lại nhiều lợi ích, dù vậy vẫn có rủi ro mà chúng ta cần lưu ý đến những ảnh hưởng của chụp X-quang với sức khỏe:

  • Với phụ nữ mang thai hoặc nghi ngờ có thai, tia X từ quá trình chụp chiếu có thể tác động không tốt lên sức khỏe, cơ thể người mẹ và sự phát triển của thai nhi. Bởi vậy, mẹ bầu hoặc phụ nữ nghi ngờ có thai cần nói với bác sĩ để được tư vấn và cân nhắc có nên chụp X-quang không hay chỉ định một phương pháp khác.
  • Trẻ em hoàn toàn có thể chụp X-quang được nhưng cần được thực hiện trong điều kiện an toàn, trang thiết bị đảm bảo và được hướng dẫn cụ thể của bác sĩ, kỹ thuật viên để đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ, tránh tác hại của tia X tới trẻ. Bố mẹ cũng không nên lạm dụng và tự ý cho trẻ đi chụp X-quang mà cần phải có chỉ định của bác sĩ.
  • Ngoài ra, khi chụp X-quang người bệnh cần ưu tiên lựa chọn những cơ sở y tế uy tín, chất lượng để đảm bảo kết quả chính xác và phát hiện các bệnh lý sớm.

*Lưu ý: bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế việc chẩn đoán và điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH CHỤP X-QUANG

    Đặt lịch chụp X Quang ngay để nhận tư vấn và xếp lịch với các chuyên gia MEDIPLUS!


    Bài viết liên quan

    Giá chụp X quang cột sống cổ là bao nhiêu? Ở đâu tốt?

    Bạn đang lo lắng về tình trạng đau mỏi cổ và muốn tìm hiểu về giá chụp x quang cột sống cổ? Đồng thời tìm…

    20 Th12, 2024
    97

    Chuyên mục: Chụp X Quang

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám