Người bị bệnh gout nên ăn gì, kiêng ăn gì? Những món ăn chữa bệnh gout

Cập nhật 10/05/2023

2.2K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp

Tại Việt Nam, bệnh gout chiếm 1,5% các bệnh về khớp được điều trị nội trú tại khoa Xương khớp Bệnh viện Bạch Mai, đứng thứ tư trong các bệnh khớp nội trú thường gặp. Tuy nhiên, chúng ta có thể phòng các đợt gout cấp và ngăn ngừa chuyển giai đoạn mạn tính bằng việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Vậy người bệnh gout nên ăn gì, không nên ăn gì? Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Bệnh gout là gì

Bệnh gout được gọi là “vua của các bệnh và bệnh của các vua”

Bệnh Gout là gì?

Bệnh Gout (hay còn gọi là bệnh thống phong) là bệnh viêm khớp do vi tinh thể, đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp tái phát, có sự lắng đọng tinh thể muối urat natri trong các mô, gây ra do tăng acid uric trong máu. Đây là bệnh thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa và được phân loại theo nguyên nhân: gout nguyên phát và gout thứ phát.

Gout nguyên phát

Đa số các trường hợp là gout nguyên phát, chiếm tỷ lệ >95% trường hợp tăng acid uric máu và gout. Do đó, thông thường khi nhắc đến gout, tức là nói đến gout nguyên phát. Loại gout chưa rõ nguyên nhân, có thể do di truyền hoặc thức ăn.

  • Yếu tố di truyền với tính chất gia đình. Theo các thống kê, ⅓ bệnh nhân gout có cha mẹ bị bệnh gout.
  • Ăn gì, uống gì là yếu tố khiến bệnh tiến triển: Bệnh khởi phát thường do ăn và uống quá nhiều bia, rượu, các thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Có mối liên hệ giữa trọng lượng cơ thể và nồng độ uric máu.
  • Nguy cơ gout tăng gấp 1,5 lần nếu dùng 15-30g rượu/ngày, gấp 2 lần nếu lượng rượu uống 30-50g rượu/ngày. Tuy nhiên, việc Uống rượu vang số lượng trung bình không làm tăng nguy cơ gout.
  • Ăn nhiều hải sản làm tăng 50% nguy cơ gout, ăn nhiều thịt tăng 40% gout. Dùng các thực phẩm giàu purin như: bột kiều mạch, đậu hà lan, nấm, đậu lăng, rau bina, súp lơ không làm tăng nguy cơ gout. Dùng sữa hay sữa chua sẽ giúp làm giảm nồng độ uric trong huyết thanh.

Gout thứ phát

Chiếm tỷ lệ 2-5% các trường hợp gout. Hai nguyên nhân chính là suy thận mạn tính và sử dụng thuốc lợi tiểu. Và các nguyên nhân khác rất hiếm gặp như:

  • Bệnh máu
  • Bệnh vảy nến diện rộng
  • Suy cận giáp, suy giáp, chấn thương, phẫu thuật, chảy máu, nhiễm khuẩn.
  • Do bất thường về enzym: thiếu hụt hoàn toàn hoặc một phần enzyme HGPRT, tăng hoạt tính của enzyme PRPP.

Bệnh gout được gọi là “vua của các bệnh và bệnh của các vua”. Hình thức chính của gout là các đợt gout cấp. Đợt gout cấp đầu tiên thường ở một khớp, kết hợp với các triệu chứng toàn thân. Sau đó, thường xuất hiện các đợt viêm đa khớp, kết hợp với sốt, kéo dài trong một thời gian nhất định. Dần dần các đợt tái phát mau hơn, kéo dài hơn và không khỏi hoàn toàn, dẫn đến viêm khớp mạn tính.

Bệnh gout thường gặp ở các nước phát triển, chiếm khoảng 0,02-0,2% dân số với 95% là nam giới, trung niên (30-40 tuổi). Nữ giới thường gặp ở lứa tuổi 60-70 tuổi. Đợt gout cấp đầu tiên thường khởi phát trong độ tuổi 40-60 tuổi ở nam giới và sau 60 tuổi ở nữ giới. Khởi phát gout cấp trước 25 tuổi gợi ý là gout bất thường do thiếu hụt enzym đặc hiệu.

Vậy ăn gì để tránh bị gout? Mà nếu như đã bị gout nên ăn gì để không làm bệnh tiến triển trầm trọng hơn? Cùng theo dõi tiếp thông tin chia sẻ dưới đây.

Người bị bệnh Gout nên ăn gì?

Bệnh gout nên ăn gì kiêng ăn gì

Bị gout ăn uống không đúng khiến bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu và để lại những hệ lụy khó lường

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý đóng vai trò quan trọng giúp cải thiện triệu chứng cũng như ngăn cản biến chứng nặng. Vậy nên vấn đề người bị bệnh gout nên ăn gì cũng nhận được nhiều sự quan tâm:

  • Chế độ ăn GIẢM đạm, đặc biệt các loại thực phẩm chứa nhiều purin như: gan gà, gan lợn, nội tạng động vật, hay thực phẩm làm từ nội tạng động vật (pate, xúc xích,…) các thực phẩm từ thịt lên men (thịt chua,…) trứng cá (trứng cá tuyết, trứng cá muối,…) các loại hải sản (cá mòi, sò huyết, tôm hùm,…)
  • Có thể uống sữa, ăn sữa chua sẽ giúp làm giảm nồng độ uric trong huyết thanh. Bổ sung vitamin C khoảng 500-1000mg mỗi ngày cũng có thể giúp giảm acid uric.
  • NÊN ăn đa dạng nguồn thực phẩm, bổ sung nhiều rau xanh, quả chín: súp lơ xanh và rau chân vịt là những thực phẩm giàu chất xơ; cải xanh, củ cải, bí… thực phẩm tốt có tác dụng trung hòa acid uric trong máu, làm chậm tiến triển của bệnh.
  • Cố gắng BỎ HOÀN TOÀN thức uống có cồn như bia, rượu. Tránh uống thức uống có chất kích thích như trà, cà phê.
  • Uống nhiều nước đặc biệt là nước khoáng có kiềm khoảng 2-2,5 lít/ngày. (Tùy vào cân nặng, tuổi… để điều chỉnh và bổ sung hợp lý).
  • Cố gắng từ bỏ mọi loại thuốc có thể làm tăng uric máu, nhất là các loại thuốc lợi tiểu, cocticoid…
  • Tránh lao động nặng, quá sức, tránh các yếu tố có thể khởi phát cơn gout như chấn thương,…

Nhìn chung chế độ ăn của người bệnh gout hạn chế năng lượng vì bệnh gout thường đi kèm với các bệnh rối loạn chuyển hóa khác. Nếu chế độ ăn đạt hiệu quả với người bệnh, tức là không xuất hiện các cơn đau thường xuyên, uric máu dưới 60mg/l, không có hạt tô phi và tổn thương thận thì chỉ cần duy trì chế độ ăn như trên.

Để phòng tránh cũng như khống chế bệnh gout một cách hiệu quả nhất thì người bệnh phải tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý, phải biết bệnh gout nên ăn gì, tránh ăn thực phẩm gì. Người bệnh phải thăm khám thường xuyên, tuân thủ phác đồ điều trị kéo dài: Thời gian đầu tái khám sau 2 tuần, sau đó mỗi tháng, khi đã ổn định có thể tái khám sau 3-6 tháng.

>>> Xem thêm bài viết:

Trên đây là một số thông tin về bệnh gout là gì, bệnh gout nên ăn gì, tránh ăn gì mà người bệnh phải biết để phục vụ cho việc phòng và chữa trị bệnh một cách tích cực. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về bệnh, xin vui lòng liên hệ tới Hotline: 1900 3366 hoặc trực tiếp tới Tổ hợp Y tế MEDIPLUS để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn chi tiết hơn.

*Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế việc chẩn đoán và điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    TƯ VẤN NGAY VỚI TIẾN SĨ CƠ XƯƠNG KHỚP

    Đặt lịch tư vấn khám và điều trị bệnh cơ xương khớp với các chuyên gia.



    Bài viết liên quan

    Tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không? Một vài lưu ý khi bạn mắc bệnh

    Bạn có thắc mắc liệu tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không? Đừng bỏ lỡ cơ hội đọc đoạn thông tin này! Trong bài…

    06 Th3, 2024
    542

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    12+ bài thuốc trị gai cột sống tại nhà [theo dân gian]

    Bên cạnh việc sử dụng thuốc và điều trị y tế, nhiều người tìm đến các phương pháp dân gian để giảm triệu chứng và…

    23 Th10, 2024
    359

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Cong vẹo cột sống nhẹ: 4 Nguyên nhân, 4 cách điều trị

    Cong vẹo cột sống làm cho cột sống không được thẳng, nếu không được điều trị sớm sẽ để lại các biến chứng rất nguy…

    20 Th11, 2024
    146

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Cách điều trị loãng xương như thế nào? Có chữa khỏi không?

    Loãng xương là bệnh lý khá phổ biến ở người cao tuổi tuy nhiên hiện nay đang có xu hướng trẻ hóa. Vậy tình trạng…

    01 Th2, 2024
    650

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám