Nỗi lo con “bệnh càng bệnh” mỗi khi đi khám vì mối nguy lây nhiễm chéo

Tỷ lệ trẻ mắc các đường hô hấp, adenovirus, sốt xuất huyết… tăng cao. Nhiều phụ huynh lo sợ trước nguy cơ lây nhiễm chéo khi đưa con đi thăm khám tại các cơ sở y tế. 

Bệnh viện quá tải, nguy cơ lây chéo bệnh truyền nhiễm

Từ đầu tháng 8/2022, số lượng trẻ bị mắc các bệnh Adenovirus, viêm phổi, viêm đường hô hấp, sốt xuất huyết, cúm tăng nhanh. Khoa nhi tại nhiều bệnh viện lớn đang rơi vào tình trạng quá tải kỷ lục trong 10 năm qua.

Riêng tại bệnh viện Nhi trung ương đã ghi nhận hơn 1.400 ca mắc Adenovirus từ đầu năm đến giờ. Lượng bệnh nhi đến khám rất đông, khu vực xét nghiệm, phòng khám bệnh luôn trong tình trạng kín chỗ từ sáng sớm. Tương tự, khoa khám bệnh của bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cũng trong tình trạng quá tải, chỉ trong 1 buổi sáng đã có gần 150 bệnh nhi tới khám.

Tình trạng tăng đột biết các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, sốt xuất huyết, cúm cũng đè nặng áp lực lên khoa Nhi của các bệnh viện tuyến 2. Những ngày gần đây, khoa Nhi bệnh viện Thanh Nhàn phải tiếp nhận khoảng 150 bệnh nhi nhập viện.

Nhiều phụ huynh lo sợ con sẽ bị lây bệnh khi đi khám đã tự mua thuốc điều trị cho con tại nhà.

Mặc dù nhiều nơi đã kín giường điều trị nhưng lượng bệnh nhân đến khám và nhập viện vẫn rất đông, nguy cơ quá tải và lây nhiễm chéo luôn thường trực.

Chị N.N.Anh (28 tuổi, Linh Đàm, Hà Nội) đưa con 2 tuổi đi khám viêm phế quản cho biết: “Con tôi bị sổ mũi, ho và sốt, khi vào viện khám bác sĩ kết luận bị viêm phổi và chỉ định điều trị nội trú, nhưng sau đó con bị lây sốt xuất huyết từ bệnh nhi khác nên phải tiếp tục điều trị.”

Trước tình trạng bệnh viện quá tải, ca nhiễm adenovirus, sốt xuất huyết liên tục tăng, nhiều phụ huynh lo sợ con sẽ bị lây bệnh khi đến thăm khám tại các cơ sở y tế đã chọn giải pháp tự mua thuốc điều trị cho con tại nhà. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe ở trẻ nhỏ, nhất là các bệnh lý đường hô hấp thường diễn biến nhanh, dễ xảy ra biến chứng viêm phổi, suy hô hấp cấp nguy hiểm.

Theo ThS.BSNT Nguyễn Thị Hà, Bác sĩ điều trị tại Trung tâm Nhi Bạch Mai, Bác sĩ Nhi khoa Tổ hợp Y tế MEDIPLUS: “Có những bệnh nếu trẻ không điều trị sớm đúng cách, bệnh dễ biến chứng nặng, gây khó khăn khi điều trị. Ví dụ, trẻ bị viêm họng lâu ngày có thể xuất hiện viêm tấy quanh Amidan cấp, dễ hình thành ổ áp xe phải chích rạch. Điều trị quá muộn có thể gây nhiễm trùng máu nguy hiểm; hay những bệnh lý viêm tai giữa nếu không được trị dứt điểm, dễ tái đi tái lại nhiều lần rất khó chữa, ảnh hưởng thính giác của trẻ…

Phụ huynh không nên hạn chế việc đưa trẻ đi khám khi bị ốm. Cơ thể trẻ vốn non nớt, mỗi vấn đề về sức khỏe đều cần có sự chăm sóc và theo dõi kỹ lưỡng của các bác sĩ có chuyên môn, tránh để bệnh trở nặng, hạn chế phải nhập viện trong tình hình khoa Nhi của các bệnh viện đều chật kín giường như hiện nay.”

Nhận thức đúng về lây nhiễm chéo, yên tâm chọn nơi thăm khám cho con

Thời tiết giao mùa chuyển lạnh, các bệnh hô hấp, rối loạn tiêu hóa… đang dần gia tăng. Nhiều phụ huynh băn khoăn không biết có nên cho con đi khám không? Nếu đi khám thì đến đâu mới đỡ lo lây nhiễm chéo?

Bác sĩ Nhi khoa Nguyễn Thị Hà cho biết: “Lây nhiễm chéo có thể xảy ra qua 2 con đường như sau.

  • Tiếp xúc: Trẻ tiếp xúc trực tiếp với người bệnh thông qua các hành động ôm, hôn, bắt tay; hoặc trẻ có thể tiếp xúc giáp tiếp với vi sinh vật bệnh khi chạm vào các vật dụng mà người mắc bệnh đã chạm vào trước đó, ví dụ như tay nắm cửa, mặt bàn, mặt ghế, đồ chơi…
  • Hô hấp: Các virus gây bệnh lý đường hô hấp ở trẻ như RSV, cúm A, Adenovirus… rất dễ lây chéo qua không khí. Người bệnh ho hoặc hắt hơi phát ra những giọt bắn có thể khiến người xung quanh hít phải và nhiễm virus gây bệnh.”

Do đó, phụ huynh có thể chủ động phòng ngừa sự lây lan dịch bệnh bằng cách đeo khẩu trang khi đi khám, giữ khoảng cách an toàn với người xung quanh, hạn chế để trẻ mút tay hoặc ngậm đồ chơi…

Quy trình khám Nhi khép kín, an toàn, giảm thời gian chờ đợi tại MEDIPLUS.

TS.BSCKII Lê Quốc Việt, Giám đốc chuyên môn MEDIPLUS cũng xác nhận Tổ hợp Y tế MEDIPLUS đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm bảo vệ trẻ và cả phụ huynh khi đến thăm khám tại MEDIPLUS như: Hệ thống cửa tự động và trợ lý y tế luôn đồng hành hỗ trợ các thủ tục cơ bản giúp giảm tiếp xúc tối đa cho khách đến khám. Khu vực sảnh chờ, phòng khám, khu vui chơi cho trẻ em luôn được lau dọn, kiểm tra và khử khuẩn thường xuyên. Tất cả các nhân viên y tế đều tuân thủ nghiêm ngặt quy định đảm bảo an toàn cao trong suốt quá trình làm việc.

Tổ hợp Y tế MEDIPLUS cũng giúp bệnh nhân hẹn lịch khám linh hoạt cùng đội ngũ bác sĩ Nhi khoa tại Bệnh viện Bạch Mai, Xanh pôn, Viện Nhi Trung ương, đảm bảo quy trình khám 1:1, hạn chế tình trạng đông đúc, chờ lâu cùng với đó là giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm chéo các bệnh lý ở trẻ.

Nguồn: https://eva.vn/tin-tuc-suc-khoe/noi-lo-con-benh-cang-benh-moi-khi-di-kham-vi-moi-nguy-lay-nhiem-cheo-c296a538818.html

Đánh giá bài viết
MEDIPLUS

Tổ hợp ý tế Mediplus kết nối các nguồn lực y tế nhằm tạo ra sức mạnh vượt trội để giúp hàng triệu người có sức khỏe tốt hơn và trải nghiệm dịch vụ y tế khác biệt.

Share
Published by
MEDIPLUS

Recent Posts

Bàn chân bẹt có nguy hiểm không? 3 biến chứng

Bàn chân bẹt là tình trạng bệnh lý khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Vậy…

1 tuần ago

9 Bài tập cột sống lưng cải thiện thoái hóa, đau lưng tại nhà

Đau lưng hay thoái hóa cột sống không còn là vấn đề lớn nếu bạn…

1 tuần ago

9 bài tập chữa vẹo cột sống hiệu quả tại nhà

Các bài tập chữa vẹo cột sống tại nhà là một hình thức hỗ trợ…

2 tuần ago

Trào ngược dạ dày nên uống gì? 3 Lưu ý

Trào ngược dạ dày nên uống gì đang là câu hỏi nhận được nhiều người…

2 tuần ago

Uống thuốc trào ngược dạ dày vào lúc nào? 4 Lưu ý

Việc sử dụng thuốc để kiểm soát trào ngược dạ dày là rất quan trọng,…

2 tuần ago

Bơm xi măng cột sống giá bao nhiêu năm 2025?

Chi phí bơm xi măng cột sống hiện nay là bao nhiêu luôn được nhiều…

2 tuần ago