Bệnh lậu ở nữ giới các dấu hiệu nhận biết từng giai đoạn

Cập nhật 25/05/2023

10.7K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Bệnh Xã Hội

Bệnh lậu ở nữ giới là căn bệnh xã hội nguy hiểm, lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục. Các triệu chứng của bệnh nếu không điều trị sớm sẽ ngày càng trở nên nặng nề và để lại những biến chứng nghiêm trọng. Bị lậu sẽ gây ảnh hưởng lên nhiều cơ quan khác nhau: đường sinh dục, trực tràng, họng, khớp,… và cũng rất dễ nhầm lẫn với dấu hiệu các bệnh phụ khoa khác. Vậy các dấu hiệu cảnh báo bệnh lậu ở nữ giới cụ thể là gì? Hãy cùng tìm hiểu các thông tin về bệnh lậu ở nữ giới qua bài viết dưới đây nhé!

Dấu hiệu điển hình bệnh lậu ở nữ giới

Bệnh lậu ở nữ giới là một dạng bệnh lý nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra. Vi khuẩn lậu tồn tại trên các bề mặt ẩm ướt của cơ thể, phổ biến nhất ở âm đạo và tử cung phụ nữ; có thể tồn tại trong niệu đạo, xuất hiện ở cả phía sau cổ họng do đối tượng quan hệ tình dục bằng miệng hoặc tại trực tràng do quan hệ bằng đường hậu môn.

Vi khuẩn lậu cũng không thể tồn tại lâu ngoài cơ thể quá vài phút hoặc vài giây, bởi vậy khó sống lâu trên da bàn tay, cánh tay, chân,… và ít nguy cơ lây qua tiếp xúc với bồn cầu hay tay nắm cửa.

>>> Xem thêm: Bệnh lậu ở nam giới biểu hiện như thế nào?

Hình ảnh bệnh lậu xuất hiện ở môi miệng và bên trong hầu họng.

Hình ảnh bệnh lậu xuất hiện ở môi miệng và bên trong hầu họng.

Hầu hết, bệnh lậu ở nữ giới sẽ không có các dấu hiệu quá rõ ràng, hoặc thường sẽ có các triệu chứng nhẹ, và dễ nhầm lẫn với dịch tiết hoặc khí hư âm đạo ở những bệnh phụ khoa khác. Do đó, chị em cần phải đặc biệt lưu ý những dấu hiệu mắc bệnh lậu điển hình ở phụ nữ như sau:

  • Dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn, có màu hơi trắng hoặc vàng nhạt.
  • Tiểu nhiều, tiểu ra mủ (từ niệu đạo tiết mủ hoặc dịch đục), đau buốt khi đi tiểu.
  • Lưng và bụng đau hoặc có chảy máu âm đạo dù không trong kỳ kinh nguyệt.
  • Cổ tử cung chảy ra dịch nhiều, có mùi hôi, màu vàng xanh hoặc vàng đậm.
  • Đau bụng dưới (vùng hố chậu phải hoặc vùng hố chậu trái hoặc vùng hạ vị).
  • Khi khám cổ tử cung sẽ thấy dấu hiệu phù nề, có dấu hiệu chảy máu hoặc mủ.
  • Người bệnh có thể sốt nếu nhiễm trùng nặng.
  • Trường hợp vi khuẩn gây nhiễm trùng ở trực tràng sẽ xuất hiện triệu chứng tiết dịch, hậu môn ngứa ngáy, đau nhức và chảy máu khi đi đại tiện.
  • Bệnh lậu khi xuất hiện ở miệng (gây nhiễm trùng phía sau cổ họng) do quan hệ tình dục bằng miệng sẽ gây viêm mô tại chỗ, dấu hiệu điển hình là đau họng và khó chịu hoặc đau khi nuốt thức ăn.

Bệnh lậu ở nữ qua hình ảnh nhận biết

Bệnh lậu ở nữ giới có thể được chia làm giai đoạn cấp tính và mãn tính. Mỗi giai đoạn sẽ xuất hiện các dấu hiệu khác nhau, cụ thể dưới đây là một số hình ảnh bệnh lậu qua các giai đoạn để có cái nhìn chi tiết hơn:

Bệnh lậu ở nữ giai đoạn cấp tính

Bệnh lậu ở nữ giới thường diễn biến âm thầm và không biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn này, các triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với bệnh phụ khoa khiến nhiều chị em chủ quan bỏ qua các dấu hiệu. Những biểu hiện thường có ở giai đoạn này:

  • Dịch tiết âm đạo nhiều, lỏng, màu vàng nhạt hoặc hơi trắng bất thường. Dịch từ cổ tử cung nhiều, mùi hôi, phù nề và chảy máu.
  • Đau khi quan hệ tình dục, nhất là vùng bụng dưới.
  • Đau buốt khi đi tiểu, niệu đạo đỏ, dịch đục hoặc ra mủ.
  • Có thể ngứa hậu môn, đau, chảy máu khi đại tiện.
Cổ tử cung bị phù nề và sưng đỏ khi vi khuẩn lậu lan đến

Cổ tử cung bị phù nề và sưng đỏ khi vi khuẩn lậu lan đến

Bệnh lậu ở nữ giai đoạn mãn tính

Bệnh lậu cấp tính nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ chuyển sang bệnh lậu mãn tính, có khả năng tái phát nhiều lần. Ở giai đoạn tiến triển này các biểu hiện cũng không quá rõ ràng. Các triệu chứng có thể khá giống với giai đoạn cấp tính như:

  • Tiểu nhiều, đau rát khi tiểu.
  • Ra nhiều khí hư có màu vàng xanh, vàng nhạt hay trắng đục. Có chảy máu âm đạo mà không trong kỳ kinh nguyệt.
  • Thường xuyên đau vùng thắt lưng, vùng bụng dưới.
  • Bộ phận sinh dục dần bị mất cảm giác, đau khi quan hệ và không cảm thấy hứng thú.
  • Mệt mỏi, khó chịu, có thể sốt do bị viêm nhiễm.
Viêm nhiễm chảy mủ vùng kín khi nhiễm lậu là triệu chứng điển hình.

Viêm nhiễm chảy mủ vùng kín khi nhiễm lậu là triệu chứng điển hình.

Bệnh lậu mãn tính gây nhiều biến chứng về bệnh phụ khoa ở nữ giới

Bệnh lậu mãn tính gây nhiều biến chứng về bệnh phụ khoa ở nữ giới

Nguyên nhân gây bệnh lậu ở nữ giới

Như đã thông tin ở trên, nữ giới có thể bị lậu do song cầu khuẩn Neisseria gonorrhoeae (một loại vi khuẩn bắt màu gram âm gây ra, và có khả năng phát triển mạnh mẽ trong môi trường ẩm ướt của bộ phận sinh dục). Bệnh có thể lây truyền cho những đối tượng sau cần đặc biệt lưu ý:

  • Quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ tình dục khi tuổi đời còn nhỏ, chưa đủ kiến thức và kỹ năng để bảo vệ bản thân.
  • Người có nhiều bạn tình, có đời sống tình dục không sạch sẽ, không chung thủy với một người.
  • Quan hệ tình dục với đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao như: gái mại dâm, quan hệ đồng tính nam,…
  • Người có sức đề kháng kém và quan hệ tình dục không an toàn với đối tượng đang mắc bệnh hoặc có mầm bệnh.
  • Lây nhiễm qua việc sử dụng chung vật dụng cá nhân có dịch, máu từ vết thương hở chứa lậu khuẩn.
  • Lây truyền từ mẹ sang con.

Bệnh lậu ở nữ giới có nguy hiểm không?

Tham vấn y khoa Bác sĩ Chu Việt Anh – Chuyên gia Sản phụ khoa MEDIPLUS cho biết, bệnh lậu ở nữ giới gây nguy hiểm cho sức khỏe nói chung ở nữ giới và sức khỏe sinh sản nói riêng, có thể kể đến những biến chứng như:

  • Nhiễm trùng cổ tử cung, niệu đạo, ống dẫn trứng do vi khuẩn lậu di chuyển từ âm đạo lên. Hơn nữa, sự xâm nhập của lậu cầu có thể làm hỏng ống dẫn trứng, gây sẹo vòi trứng và ngăn quá trình tinh trùng gặp trứng, dẫn đến vô sinh.
  • Trứng đã được thụ tinh có thể kẹt lại trong ống dẫn trứng (do một vị trí nào đó bị tổn thương bởi vi khuẩn gây nên), dẫn đến mang thai ngoài tử cung.
  • Tăng nguy cơ dẫn đến bệnh viêm vùng chậu (PID).
  • Khi nhiễm trùng lậu lây lan vào máu gây ra các triệu chứng toàn thân: đau khớp, viêm gân,… hoặc nhiễm trùng máu và gây tử vong.
  • Phụ nữ mang thai mắc bệnh có thể lây truyền sang thai nhi, để lại các biến chứng nặng nề: mù lòa, nhiễm trùng khớp, nhiễm trùng máu, đe dọa tính mạng bé.
  • Nguy cơ cao nhiễm HIV.

Chữa bệnh lậu ở nữ giới bằng cách nào hiệu quả?

Bác sĩ Chu Việt Anh cho biết thêm, bệnh lậu có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và người bệnh tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Quá trình điều trị bệnh lý hiệu quả có thể sử dụng các loại kháng sinh. Qua thăm khám cũng như kiểm tra tình trạng diễn tiến của bệnh, Bác sĩ lựa chọn và đưa ra phác đồ điều trị bao gồm:

Tên thuốc Liều lượng Đường dùng
Ceftriaxone 250mg Tiêm bắp liều duy nhất
Spectinomycin 2g Tiêm bắp liều duy nhất
Cefotaxime 1g Tiêm bắp liều duy nhất
Ciprofloxacin 500mg Uống liều duy nhất
Cefixim 400mg Uống liều duy nhất
Doxycycline 100mg

2 viên/ngày trong 7 ngày

Uống
Tetracycline 500mg

4 viên/ngày trong 7 ngày

Uống
Erythromycin 500mg

4 viên/ngày trong 7 ngày

Uống
Azithromycin 500mg Uống 2 viên liều duy nhất

*Lưu ý: Các loại thuốc Ciprofloxacin, Doxycycline và Tetracycline không được dùng cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú vì gây ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi. Bên cạnh đó, việc điều trị cần tuân thủ đúng chỉ định cũng như hưỡng dẫn từ Bác sĩ chuyên khoa, không tự ý mua thuốc điều trị tránh những tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng tới sức khỏe.

Hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng gia tăng, bởi vậy việc điều trị bệnh trở nên khó khăn hơn. Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S CDC) khuyến cáo  trước khi đưa phác đồ điều trị, bác sĩ cần tiến hành làm kháng sinh đồ và kết hợp điều trị kép thuốc để tăng hiệu quả.

Người điều trị lậu thành công vẫn có thể nhiễm bệnh trở lại nếu quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bởi thuốc điều trị không thể phục hồi những tổn thương do lậu gây ra, cũng không tạo đề kháng suốt đời.

>>> Bạn cần biết: Xét nghiệm bệnh lậu khi nào cần thiết?

Bệnh lậu ở nữ giới gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh nếu không được điều trị kịp thời, tuy nhiên lại không có các triệu chứng rõ ràng và có thể nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác. Bởi vậy, khi gặp triệu chứng viêm nhiễm bất thường, quan hệ tình dục không an toàn với người nghi nhiễm hoặc đang mắc bệnh cần đi khám và kiểm tra sớm.

Nếu còn điều gì thắc mắc, quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay Hotline 1900 3366 để được hỗ trợ sớm nhất!

5/5 - (1 bình chọn)

    ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ

    Bài viết liên quan

    16 cách chữa bệnh lậu tại nhà cho nam và nữ

    Bệnh lậu là một bệnh lây nhiễm nguy hiểm đang ngày càng phổ biến trong cộng đồng. Để giúp các bạn chủ động phòng ngừa…

    28 Th10, 2024
    331

    Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

    [Giải đáp] Đeo bao cao su có bị sùi mào gà không?

    Bao cao su là một biện pháp phổ biến giúp ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tuy nhiên, nhiều người vẫn…

    24 Th12, 2024
    1.7K

    Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

    Tư vấn thắc mắc: Quan hệ với người nhiễm HPV bao lâu thì bị?

    Quan hệ với người nhiễm HPV bao lâu thì bị? Là vấn đề đang được nhiều người quan tâm để chăm sóc sức khỏe tình…

    16 Th4, 2024
    1.2K

    Tham vấn y khoa: BS Hoàng Văn Sơn

    Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

    Sùi mào gà có lây qua đường ăn uống không?

    Bạn lo lắng, không biết sùi mào gà có lây qua đường ăn uống không? Liệu việc dùng chung bát đũa, cốc chén với người…

    29 Th10, 2024
    437

    Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám