2.9K
Tham vấn y khoa:BSCKI Mai Văn Lực
•
Tác giả:MEDIPLUS
Chuyên mục:Bệnh Xã Hội
MỤC LỤC
Bệnh lậu là một trong số những bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) phổ biến nhất hiện nay. Tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và để lại nhiều biến chứng nặng nề như HIV nhưng tỷ lệ lây nhiễm và triệu chứng gây ra không hề thua kém. Vậy nguyên nhân cũng như triệu chứng khi bị lậu là gì? Cách phòng tránh như thế nào? Hãy tham khảo những chia sẻ dưới đây của chuyên gia MEDIPLUS.
Lậu là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục hay gặp do song cầu khuẩn gram âm Neisseria Gonorrhoeae gây ra. Ngoài bộ phận sinh dục, lậu còn gây bệnh ở họng, hậu môn.
Các báo cáo y khô cho thấy, bệnh lậu có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong tổng số khoảng gần 400 triệu người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục thì có khoảng 62 triệu người mắc lậu. Thống kê cho thấy, trong giai đoạn từ 1995-2007, tỷ lệ bị lậu những người trong độ tuổi từ 15 đến 49 là 93-98%. Bệnh hay gặp ở những nơi có đông dân cư, các vùng đô thị lớn hơn là ở các vùng nông thôn.
Bệnh lậu có thể xuất hiện ở cả nam và nữ
Theo một nghiên cứu năm 2003 tại Hà Nội, tỉ lệ phụ nữ hành nghề mại dâm phát hiện mắc lậu là 3%, nam thanh niên khám nghĩa vụ phát hiện mắc lậu là 2%, các bệnh nhân nam đi khám nam khoa phát hiện mắc lậu chiếm 2,5%.
Tỉ lệ mắc lậu ở nam giới sau khi quan hệ qua đường âm đạo với nữ giới mắc lậu là khoảng từ 20-30%. Tỉ lệ mắc lậu ở nữ giới sau khi quan hệ tình dục với nam giới bị bệnh là 60-80%.
Đối tượng dễ mắc lậu ở nước ta hiện nay là gái mại dâm, nam giới quan hệ tình dục đồng giới, lái xe đường dài,… Đây là những đối tượng có nguy cơ cao mắc lậu do quan hệ tình dục không an toàn, có nhiều bạn tình.
Bệnh lậu chủ yếu lây truyền qua đường tình dục. Nếu bà mẹ mắc bệnh trong quá trình sinh nở, con sinh ra có thể bị lây nhiễm lậu mắt từ mẹ. Nhìn chung, những đường lây truyền khác đường tình dục vẫn có thể gặp nhưng rất hiếm.
Nguyên nhân gây ra bệnh lậu là do lậu cầu khuẩn Neisseria Gonorrhoeae – một loại song cầu khuẩn Gram (-). Lậu cầu khuẩn có hình thái giống hạt đậu, kích thước từ 0,8-1mm, không tạo nha bào, không di động, phát triển theo cặp với mặt dẹt hướng vào nhau. Lậu cầu khuẩn thường thấy trong tương bào của tế bào bạch cầu đa nhân trung tính.
Bệnh lậu do song cầu khuẩn gram (-) Neisseria Gonorrhoeae gây ra
Ở điều kiện môi trường tự nhiên, lậu cầu khuẩn dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ cao và các loại thuốc sát khuẩn thông thường. Mặc dù vậy, lậu cầu khuẩn vẫn có thể sống được ngoài môi trường tự nhiên đến vài phút nên vẫn là mối nguy tiềm tàng nếu con người tiếp xúc vào những vật có nguy cơ chứa lậu cao như khăn mặt, bàn chải đánh răng, vết thương hở,…
Trong cơ thể người, lậu cầu khuẩn thường tồn tại ở những vùng da, niêm mạc ẩm, nhạy cảm dễ bị tổn thương như miệng, mắt, hậu môn, dương vật,…
Lậu cầu khuẩn gây bệnh ở cả nam giới và nữ giới, mặc dù vậy các triệu chứng mắc bệnh ở hai giới là không giống nhau. Lậu cầu chủ yếu gây viêm niệu đạo ở cả 2 giới, đặc biệt còn gây viêm cổ tử cung ở nữ giới. Cụ thể:
Thời gian ủ bệnh do lậu ở nam giới kéo dài từ 3-5 ngày. Bước vào thời kỳ toàn phát, nam giới thường có các biểu hiện như chảy mủ từ trong niệu đạo với số lượng nhiều, mủ có màu xanh hoặc màu vàng đặc trưng của nhiễm khuẩn. Khi tiểu tiện cảm thấy buốt, đôi khi kèm tiểu dắt. Nếu bệnh diễn biến viêm toàn bộ niệu đạo, các triệu chứng có thể gặp là tiểu dắt, tiểu buốt kèm sốt cao, mệt mỏi, sưng đau tinh hoàn.
>>> Chi tiết nội dung: Bệnh lậu ở nam giới các triệu chứng điển hình
Dấu hiệu điển hình viêm nhiễm chảy mủ vùng kín khi mắc lậu.
Bệnh lậu ở nữ giới thường kín đáo và khó phát hiện, các triệu chứng biểu hiện không rõ ràng. Vì vậy, phụ nữ thường ít để ý đến bệnh và trở thành nguồn lây lan bệnh cho người khác. Khi bệnh biểu hiện cấp tính, nữ giới thường gặp các triệu chứng như tiểu buốt, có mủ chảy ra từ niệu đạo màu vàng hoặc xanh, mùi hôi, cảm thấy đau khi quan hệ, đau vùng bụng dưới. Khi thăm khám lâm sàng phát hiện tử cung sưng đỏ, phù nề, chạm vào chảy máu, từ ống cổ tử cung chảy mủ, niệu đạo đỏ, có mủ trong niệu đạo chảy ra.
>>> Tìm hiểu thêm về bệnh: Hình ảnh bệnh lậu, lậu mủ qua từng giai đoạn ở nam và nữ
Triệu chứng điển hình của bệnh lậu với tình trạng viêm nhiễm và chảy mủ ở âm đạo.
Bệnh lậu có thời gian ủ bệnh kéo dài lên đến vài ngày. Đây là thời gian người nhiễm đã mắc lậu nhưng không có triệu chứng hoặc có triệu chứng không điển hình. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh sẽ có khả năng lây lan nhanh chóng cho bạn tình gây nên những hậu quả nghiêm trọng.
Biến chứng hay gặp nhất của do bệnh lý nà gây ra là viêm mào tinh hoàn một bên. Nếu biến chứng xảy ra ở cả hai bên, nam giới có nguy cơ cao bị vô sinh. Ngoài ra, lậu còn gây các biến chứng khác như viêm tuyến tiền liệt, viêm túi tinh, viêm ống dẫn tinh. Đối với nam giới có quan hệ tình dục đồng tính, lậu có thể gây ra biến chứng lậu cầu trực tràng. Nếu điều trị không triệt để, lậu cầu có thể lan vào máu gây nhiễm trùng cơ hội, suy giảm miễn dịch. Từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm HIV.
Lậu có thể gây nhiều biến chứng vùng hông chậu ở nữ giới. Biến chứng thường gặp nhất ở phụ nữ là viêm cổ tử cung gây khó tiểu và chảy dịch âm đạo. Một biến chứng cũng khá thường gặp ở nữ giới mắc lậu là viêm vùng chậu (PID). Tỉ lệ gặp PID ở nữ giới mắc lậu là từ 10-20%, bao gồm viêm vòi trứng, viêm phúc mạc vùng chậu và áp xe khung chậu có thể gây khó chịu phần bụng dưới hai bên, đau khi quan hệ và khi thăm khám. Ngoài ra, lậu có thể gây hội chứng Fitz-Hugh-Curtis gây các triệu chứng giống bệnh đường gan mật như đau hạ sườn phải, sốt, buồn nôn, nôn mửa.
Ngoài ra, lậu cầu cũng có thể gây bệnh tại một số cơ quan khác ở cả 2 giới như họng, khớp gây viêm, nguy hiểm hơn là nhiễm trùng cầu khuẩn lan tỏa.
Bệnh lậu nếu không được chữa trị sớm có thể gây biến chứng nguy hiểm ở cả nam và nữ giới
Theo Cục Y tế dự phòng Việt Nam, bệnh nhân được xác định bị lậu khi nhuộm bệnh phẩm xét nghiệm gram thấy có song cầu bắt màu gram (-) nằm trong và ngoài bạch cầu đa nhân trung tính, nuôi cấy phân lập được lậu cầu.
Trước khi lấy mẫu xét nghiệm bệnh lậu, người bệnh sẽ được kiểm tra các triệu chứng lâm sàng qua quá trình thăm khám và hỏi bệnh. Với các triệu chứng điển hình như: cảm giác đau buốt khi đi tiểu, dịch vàng xanh tiết ra từ niệu đạo, chảy máu bất thường vùng sinh dục có thể nghi ngờ nhiễm lậu cầu.
Sau khi trải qua quá trình thăm khám lâm sàng, bệnh nhân sẽ được lấy bệnh phẩm để làm xét nghiệm. Có 2 loại bệnh phẩm cần lấy:
Khi đã lấy được bệnh phẩm, kỹ thuật viên sẽ làm tiêu bản nhuộm gram soi kính hiển vi, sau đó phân lập vi khuẩn trên môi trường chuyên biệt với vi khuẩn lậu như môi trường Thayer Martin và làm kháng sinh đồ để có chẩn đoán chính xác.
Làm tiêu bản nhuộm gram soi kính hiển vi, nuôi cấy, phân lập vi khuẩn chẩn đoán chính xác bệnh lậu
Để chữa khỏi hoàn toàn, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt những chỉ định của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị. Điều trị lậu cần kết hợp các loại kháng sinh để điều trị bội nhiễm các vi khuẩn và nấm khác.
Đối với những ca bệnh phát hiện sớm, bệnh nhân ở thể nhẹ, không có biến chứng, có thể sử dụng kháng sinh kết hợp ceftriaxone và azithromycin. Trong trường hợp đã có xuất hiện biến chứng như biến chứng ở xương khớp, người bệnh cần điều trị kháng sinh đường uống trong thời gian dài hơn.
Ngoài ra, nếu có các bội nhiễm vi khuẩn, nấm ví dụ bội nhiễm nấm Chlamydia, người bệnh cũng cần điều trị song song với điều trị lậu. Nếu bệnh nhân dị ứng với các loại kháng sinh dòng cephalosporin, có thể thay thế bằng kháng sinh dòng khác như gentamicin, gemifloxacin. Còn đối với những bệnh nhân dị ứng với azithromycin, có thể thay thế bằng doxycycline.
Hiện nay, lậu cầu đã kháng kháng sinh tương đối nhiều, vì vậy, khuyến cáo không nên điều trị đơn kháng sinh cho bệnh nhân bị lậu. Trong thời gian điều trị thuốc, khuyến cáo bệnh nhân nên kiêng quan hệ tình dục cho đến khi điều trị dứt điểm được bệnh.
Ngoài điều trị cá nhân, bạn tình của người bị nhiễm lậu cũng cần được thăm khám và điều trị. Bạn tình của người nhiễm lậu có quan hệ trong vòng 2 tuần cũng cần phải được điều trị thuốc ngay cả khi chưa có dấu hiệu triệu chứng nhiễm lậu. Việc điều trị cả bạn tình của người nhiễm cũng giúp gia tăng tỷ lệ tuân thủ điều trị hơn đối với người nhiễm. Người bệnh cần có trách nhiệm báo cáo với bạn tình về tình trạng nhiễm lậu của mình để tránh lây nhiễm bệnh cho những người khác.
Ngoài điều trị bằng thuốc, hiện nay còn có thể điều trị lậu bằng kỹ thuật phục hồi gen DHA. Đây là phương pháp tân tiến và rất hiệu quả trong việc điều trị lậu tận gốc. Ưu điểm của kĩ thuật phục hồi gen DHA là thời gian điều trị nhanh, không gây đau đớn cho người bệnh, không gây tác dụng phụ, giảm công sức và chi phí điều trị.
Trong quá trình điều trị, người bệnh cần duy trì những thói quen sau để tăng hiệu quả điều trị bệnh:
Để phòng tránh được bệnh lậu, điều cơ bản nhất là hiểu được bản chất của bệnh và cung cấp đủ kiến thức cho bản thân về bệnh học của lậu. Ngoài ra, cũng cần lưu ý những vấn đề trong cuôc sống:
Bệnh lậu là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất hiện nay, cả ở Việt Nam và trên thế giới. Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm và tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị đã được đề ra. Nếu vẫn còn thắc mắc điều gì, quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline 1900 3366 để nhận tư vấn từ chuyên gia MEDIPLUS!
ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ
MEDIPLUS Tân Mai
Δ
BSCKI Mai Văn Lực
Bác sĩ Mai Văn Lực là một bác sĩ trẻ, năng động, ham học hỏi; được đào tạo chuyên sâu ở lĩnh vực Thận tiết niệu – Nam học; được…
Bài viết liên quan
Quan hệ tình dục bằng miệng có thể giúp tăng độ khoái cảm khi quan hệ tình dục. Tuy nhiên, nó có thể chứa nhiều…
Chuyên mục: Bệnh Xã Hội
Giang mai là một căn bệnh truyền nhiễm, thường lây lan chủ yếu qua đường tình dục. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh…
Bệnh lậu là một bệnh lây nhiễm nguy hiểm đang ngày càng phổ biến trong cộng đồng. Để giúp các bạn chủ động phòng ngừa…
Mặc dù bệnh sùi mào gà nhẹ thường không gây đau đớn hay khó chịu, nhưng việc không điều trị kịp thời có thể dẫn…
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.