Đốt sùi mào gà: Tất tần tật những điều cần biết khi thực hiện

Cập nhật 09/05/2023

9.1K

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Bệnh Xã Hội

Sùi mào gà là bệnh lý lây truyền qua đường tình dục do virus HPV gây nên. Bệnh nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây các biến chứng nguy hiểm cho cơ thể như ung thư dương vật, ung thư cổ tử cung, vô sinh,… Nhờ sự phát triển của các công nghệ kỹ thuật hiện đại trong y học, nhiều phương pháp tiên tiến đã được áp dụng để điều trị sùi mào gà. Trong đó, đốt sùi mào gà là phương pháp được nhiều người lựa chọn nhờ liệu trình điều trị đơn giản, hiệu quả cao mà không gây đau rát.

Đốt sùi mào gà là làm gì?

Đốt sùi mào gà là một trong những phương pháp điều trị sùi mào gà được nhiều cơ sở y tế áp dụng và mang lại hiệu quả cao. Kỹ thuật này thường được chỉ định cho những trường hợp bệnh đã tiến triển đến mức độ nặng và xâm lấn sâu vào bên trong các mô, tổ chức của các cơ quan trong cơ thể. Những trường hợp mới bị hoặc nốt sùi vẫn khu trú trên bề mặt da thì dùng thuốc vẫn là phương pháp điều trị được ưu tiên lựa chọn.

Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh sùi mào gà khá cao nhưng việc tuân thủ điều trị còn kém khiến bệnh tiến triển nặng, dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Lúc này, đốt sùi mào gà được xem là phương pháp điều trị tối ưu nhờ những hiệu quả mà nó mang lại như:

  • Tác dụng trên lâm sàng: Đốt sùi mào gà giúp loại bỏ u nhú và các triệu chứng của sùi mào gà một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, tỷ lệ tái phát bệnh tương đối cao. Theo thống kê, người bệnh sẽ mọc lại nốt sùi sau 2-3 tuần thực hiện đốt điện hoặc có thể ngắn hơn.
  • An toàn cho người bệnh: Phương pháp đốt sùi mào gà nhìn chung khá an toàn, không gây thương tổn đến các tế bào lành xung quanh. Tuy nhiên, sau khi điều trị, một số phương pháp sẽ có nguy cơ để lại sẹo hoặc gây ảnh hưởng đến bộ phận sinh sản.
Đốt sùi mào gà được xem là phương pháp điều trị tối ưu khi bệnh tiến triển nặng

Đốt sùi mào gà được xem là phương pháp điều trị tối ưu khi bệnh tiến triển nặng

Quy trình đốt sùi mào gà gồm 6 bước được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Kiểm tra tình trạng người bệnh (xác nhận đúng thông tin, đúng thương tổn cần điều trị). Người bệnh nằm ngay ngắn trên bàn với tư thế thoải mái, phù hợp.
  • Bước 2: Gây tê: Có thể tiến hành gây tê tại chỗ hoặc gây mê.
  • Bước 3: Sát trùng vị trí điều trị thương tổn: Sát trùng bằng povidine 10% hoặc chlorhexidine 2%,… đồng thời trải khăn vô khuẩn che phủ các bộ phận xung quanh, chỉ lộ vùng da chứa thương tổn cần thực hiện kỹ thuật.
  • Bước 4: Loại bỏ thương tổn: Loại bỏ hoàn toàn các u nhú, thương tổn trên da cả chiều rộng lẫn chiều sâu bằng phương pháp đốt sùi mào gà.
  • Bước 5: Làm sạch vùng da vừa thực hiện kỹ thuật bằng gạc tẩm NaCl 0,9% hoặc Oxy già 2%, sát trùng bằng povidine 10% hoặc chlorhexidine 2%,…
  • Bước 6: Bôi kem/mỡ kháng sinh hoặc các chất sát trùng khác để tránh nhiễm trùng. Đắp gạc và băng thương tổn cho bệnh nhân để tránh va chạm.

Sau khi kết thúc quy trình, bác sĩ tiến hành theo dõi bệnh nhân trong vòng 30 phút đối với các trường hợp gây tê tại chỗ hoặc 6 giờ đối với trường hợp gây tê tủy sống. Bên cạnh đó, chú trọng phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và xử trí tai biến kịp thời, tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh.

Người bệnh sau khi đốt sùi mào gà có thể hồi phục sau 3-4 tuần thực hiện kỹ thuật. Tuy nhiên, quá trình này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe, cơ địa người bệnh,… Nếu bệnh nhân tuân thủ phác đồ điều trị kết hợp với các biện pháp tăng cường sức đề kháng thì việc đẩy nhanh tiến độ hồi phục là hoàn toàn có thể.

Một điều cần lưu ý rằng đốt sùi mào gà không thể điều trị căn bệnh này một cách dứt điểm do mục tiêu của kỹ thuật chỉ nhằm loại bỏ các nốt sùi, không thể tiêu diệt hoàn toàn virus HPV – căn nguyên gây nên bệnh sùi mào gà. Hiện nay, sùi mào gà chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ điều trị triệu chứng bệnh. Do đó, người bệnh phải thực hiện đốt nhiều lần để hạn chế sự xuất hiện của các nốt sùi cũng như ngăn chặn bệnh tiến triển sang giai đoạn nguy hiểm hơn.

Đốt sùi mào gà không thể điều trị dứt điểm bệnh

Đốt sùi mào gà không thể điều trị dứt điểm bệnh

Các phương pháp đốt sùi mào gà hiện nay 

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp đốt sùi mào gà khác nhau. Tùy thuộc vào mức độ nặng – nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một vài kỹ thuật đốt sùi mào gà được áp dụng phổ biến nhất tại các cơ sở y tế:

Đốt sùi mào gà bằng tia laser

Phương pháp này thường được áp dụng cho những bệnh nhân mắc sùi mào gà mức độ nhẹ. Bác sĩ sẽ sử dụng tia laser đốt trực tiếp lên các nốt sùi mào gà trên da. Khi tiếp xúc với tia laser, những nốt sùi này sẽ khô dần và rụng đi.

Đốt sùi mào gà bằng tia laser nhìn chung tương đối nhẹ nhàng, không gây đau rát cho bệnh nhân trong suốt quá trình thực hiện. Phần lớn virus gây bệnh bị loại bỏ nhờ tia laser tiếp cận sâu vào vùng da tổn thương. Tuy nhiên, phương pháp này có thể để lại những vết bỏng trên da gây mất thẩm mỹ, đồng thời, liệu trình điều trị phải lặp lại nhiều lần gây tốn kém thời gian cho người bệnh.

Đốt sùi mào gà bằng điện cao tần

Đốt sùi mào gà bằng điện cao tần là phương pháp truyền thống, thường được áp dụng đối với các trường hợp tổn thương đã lan rộng, hình thành nhiều tổ chức sùi mào gà lớn ở cổ họng hoặc bộ phận sinh dục.

Với kỹ thuật này, bác sĩ sẽ sử dụng dòng điện cao tần chiếu thẳng vào vùng da bị tổn thương nhằm tiêu diệt các mẫu mô bị nhiễm virus. Nhờ đó, sự phát triển của các loại u nhú do HPV gây ra được ngăn chặn và loại trừ. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương mà người bệnh có thể được chỉ định đốt với số lần nhiều hoặc ít, thường là từ 3-4 lần, mỗi lần cách nhau 2-3 tuần.

Nhìn chung, phương pháp đốt điện có nhiều ưu điểm như độ an toàn và hiệu quả cao, bệnh nhân không cần phải nằm viện sau điều trị cũng như hạn chế các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, người bệnh có thể chịu đau đớn trong quá trình điều trị, vết thương sau khi đốt cần nhiều thời gian hồi phục và có nguy cơ để lại sẹo ở người có làn da nhạy cảm. Bên cạnh đó, kỹ thuật này đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao vì quy trình thực hiện tương đối phức tạp.

Đốt sùi mào gà bằng phương pháp lạnh

Phương pháp này thường áp dụng cho sùi mào gà ở giai đoạn đầu với mục tiêu loại bỏ hẳn vùng da bị virus xâm lấn. Bác sĩ sẽ dùng nito lỏng đặt vào vùng da bị tổn thương trong vòng 5-10 phút. Khi tiếp xúc với nito lỏng, các nốt mụn sùi sẽ có hiện tượng phồng rộp và bong ra, sau đó hình thành lớp da mới.

Kỹ thuật này nhìn chung có tỷ lệ để lại sẹo ít hơn so với phương pháp đốt điện. Tuy nhiên, người bệnh vẫn phải chịu đau đớn trong quá trình thực hiện.

Đốt sùi gà bằng phương pháp lạnh thường áp dụng cho sùi mào gà ở giai đoạn đầu

Đốt sùi gà bằng phương pháp lạnh thường áp dụng cho sùi mào gà ở giai đoạn đầu

Phương pháp quang động học (ALA – PDT)

Ở thời điểm hiện tại, phương pháp quang động học (ALA – PDT) được xem là kỹ thuật tiên tiến và hiện đại nhất nhờ khả năng phát huy tối đa các ưu điểm và khắc phục nhược điểm của những phương pháp trước đó.

Phương pháp quang động học sử dụng tia huỳnh quang tác động trực tiếp lên các nốt sùi mào gà, đi sâu vào bên trong vùng mô bị tổn thương và tạo ra những phân tử có tính oxy hóa mạnh làm nhiệm vụ phá hủy tế bào. Điểm đặc biệt của ALA – PDT là sự phá hủy mô tổn thương diễn ra một cách có chọn lọc, giảm thiểu nguy cơ gây hư hại đến những mô lành khác trong suốt quá trình điều trị.

Do đó, hiệu quả mà phương pháp quang động học ALA – PDT mang lại là rất cao. Đồng thời, khả năng tái phát sau điều trị thấp hơn nhiều so với các kỹ thuật khác. Bên cạnh đó, ALA – PDT hoàn toàn không gây đau đớn cho người bệnh, quá trình thực hiện đơn giản, nhanh chóng. Đây là kỹ thuật được nhiều chuyên gia đánh giá cao trong việc chữa trị sùi mào gà hiện nay.

Chi phí thực hiện đốt sùi mào gà bao nhiêu tiền?

Hiện nay, chi phí thực hiện đốt sùi mào gà dao động khoảng 2.000.000 VNĐ – 3.500.000 VNĐ trở lên tùy thuộc vào tình trạng bệnh, phương pháp điều trị, khả năng tái phát và biểu phí tại cơ sở y tế mà người bệnh thăm khám. Mức phí này bao gồm cả giá khám ban đầu, chi phí làm xét nghiệm và phác đồ điều trị cụ thể mà người bệnh được chỉ định.

Đặt lịch khám và tư vấn với các Bác sĩ MEDIPLUS

    ĐẶT LỊCH KHÁM & TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ

    Đặt lịch ngay để được Tư vấn và thăm khám trực tiếp với các Bác sĩ chuyên gia đầu ngành



    Hình ảnh sau khi đốt sùi mào gà

    Đốt sùi mào gà bằng nitơ lỏng -196oC

    Đốt sùi mào gà bằng nitơ lỏng -196oC

    Đốt sùi mào gà bằng phương pháp đốt điện

    Đốt sùi mào gà bằng phương pháp đốt điện

    Đốt điện sùi mào gà là phương pháp truyền thống

    Đốt điện sùi mào gà là phương pháp truyền thống

    Đốt sùi mào gà bằng tia laser

    Đốt sùi mào gà bằng tia laser

    Đốt sùi mào gà là một trong những phương pháp điều trị được nhiều cơ sở y tế thực hiện. Người bệnh nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ để liệu trình chữa bệnh đạt hiệu quả cao nhất, hạn chế tái phát bệnh nhiều lần gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tốn kém về mặt kinh tế.

    MEDIPLUS là Tổ hợp y tế uy tín cung cấp dịch vụ đốt sùi mào gà được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn. Tại đây, chúng tôi có các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành trong điều trị bệnh xã hội với đầy đủ kiến thức, kỹ năng, cũng như cơ sở vật chất hiện đại, chi phí khám phù hợp,… hứa hẹn mang đến cho người bệnh trải nghiệm chăm sóc sức khỏe tuyệt vời nhất.

    Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ đến Hotline 1900 3366 hoặc nhắn tin trực tiếp tới Fanpage của tổ hợp MEDIPLUS để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ từ các chuyên gia một cách nhanh chóng nhất.

    *Bài viết mang tính tham khảo, không thay thế việc chẩn đoán hoặc phác đồ điều trị y khoa!

    Đặt lịch khám và tư vấn với các Bác sĩ MEDIPLUS

    5/5 - (1 bình chọn)

      ĐẶT LỊCH KHÁM & TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ

      Đặt lịch ngay để được Tư vấn và thăm khám trực tiếp với các Bác sĩ chuyên gia đầu ngành



      Bài viết liên quan

      Chữa sùi mào gà bao nhiêu tiền? Khám ở đâu tốt?

      Chi phí chữa trị sùi mào gà luôn là mối quan tâm hàng đầu của bệnh nhân khi phải đối mặt với vấn đề này.…

      24 Th12, 2024
      425

      Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

      Bị sùi mào gà có tiêm phòng HPV được không?

      Bệnh sùi mào gà là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến, do virus HPV gây ra. Điều quan trọng…

      24 Th12, 2024
      378

      Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

      Bệnh giang mai lây qua đường nào? 4 cách phòng bệnh

      Những năm gần đây, các bệnh lây truyền qua đường tình dục trở nên phổ biến hơn với số lượng ca bệnh ngày càng tăng.…

      28 Th10, 2024
      808

      Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

      Bị nhiễm HPV có quan hệ được không? – Giải đáp thắc mắc cùng Mediplus

      Khi nhận chẩn đoán bị nhiễm HPV, nhiều câu hỏi và lo lắng có thể xuất hiện, trong đó có vấn đề về quan hệ…

      16 Th4, 2024
      733

      Tham vấn y khoa: BS Hoàng Văn Sơn

      Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

      Đăng ký khám

      Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

        DỊCH VỤ NỔI BẬT

        Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

        Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

        6.660.000đ

        Tư vấn miễn phí

        CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

        Chia sẻ

        facebook-messenger-icon
        Đặt khám