Giang mai bẩm sinh có chữa được không? Điều trị ra sao?

Cập nhật 16/09/2024

116

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Bệnh Xã Hội

Giang mai bẩm sinh là gì đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. Đây là trường hợp mẹ mắc bệnh giang mai rồi truyền sang cho thai nhi. Vậy giang mai bẩm sinh có chữa được không? Phác đồ điều trị giang mai bẩm sinh như thế nào? Theo dõi bài viết của tổ hợp y tế MEDIPLUS dưới đây để hiểu rõ hơn về cách chữa căn bệnh này.

1. Bệnh giang mai bẩm sinh ảnh hưởng như thế nào đến trẻ?

Giang mai bẩm sinh ở trẻ sơ sinh là tình trạng người mẹ khi mang thai đã mắc bệnh giang mai và đa lây sang cho thai nhi. Cho nên, khi sinh ra, trẻ đã bị mắc bệnh giang mai. Căn bệnh này rất nguy hiểm và có ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Một số biến chứng giang mai bẩm sinh đối với trẻ em như sau: 

  • Biến dạng xương: Bệnh có thể gây ra biến dạng xương và các vấn đề về cơ xương.
  • Thiếu máu nặng: Một số trẻ có thể phát triển tình trạng thiếu máu nghiêm trọng.
  • Phì đại gan và lá lách: Có thể gây phì đại gan và lá lách.
  • Vàng da và vàng mắt: Trẻ có thể trải qua tình trạng vàng da và vàng mắt.
  • Các vấn đề về não và thần kinh: Bệnh có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây mù, điếc, viêm màng não, và viêm da.
Giang mai ở trẻ nhỏ rất nguy hiểm

Giang mai ở trẻ nhỏ rất nguy hiểm

2. Biểu hiện, triệu chứng của bệnh giang mai bẩm sinh như thế nào? Có giống nhau không?

Biểu hiện của bệnh giang mai bẩm sinh sớm

Một số biểu hiện trong giai đoạn này gồm có: 

  • Giai đoạn đầu: Trẻ mới sinh có thể trông bình thường, nhưng sau vài ngày đến 6 – 8 tuần, xuất hiện các tổn thương giống bệnh giang mai thời kỳ thứ hai, như bọng nước ở lòng bàn tay và bàn chân, vết nứt quanh miệng và mũi, chảy nước mũi lẫn máu, khó thở.
  • Trong 6 tháng đầu: Trẻ có thể gặp viêm xương và sụn với các biểu hiện như xương to, đau đầu xương, làm cản trở vận động, hoặc viêm xương sụn giả liệt Parrot với triệu chứng đau đầu xương dài về đêm và liệt.
  • Khi được 2 tuổi: Có thể xuất hiện viêm xương và màng xương ở các đốt ngón tay, ngón chân.
Hình ảnh bệnh giang mai ở trẻ em

Hình ảnh bệnh giang mai ở trẻ em

Biểu hiện của bệnh giang mai bẩm sinh muộn

Bệnh giang mai bẩm sinh muộn thường xuất hiện sau 3 tuổi, có thể đến 5 – 6 tuổi hoặc thậm chí ở tuổi trưởng thành. Các triệu chứng có thể giống giang mai thời kỳ thứ ba hoặc thứ hai, nhưng cũng có thể không có triệu chứng lâm sàng, được gọi là giang mai kín.

  • Viêm mống mắt: Xuất hiện ở tuổi dậy thì, bắt đầu bằng đau mắt, sợ ánh sáng, chói mắt, có thể dẫn đến mù mắt.
  • Viêm khớp gối: Không đau, xuất hiện lặng lẽ từ 10 – 20 tuổi.
  • Điếc: Bắt đầu từ 10 tuổi, thường kèm theo viêm mống mắt kẽ.
  • Tổn thương xương: Thủng vòm miệng, mũi tẹt, trán dô, xương chày lưỡi kiếm.

Tìm hiểu: Bệnh giang mai lây qua đường nào? 4 cách phòng bệnh

3. Bệnh giang mai có chữa được không? Có điều trị khỏi không?

Hiện nay, bệnh giang mai ở trẻ nhỏ hay người lớn cũng đều có thể được điều trị khỏi bằng kháng sinh. Đối với phụ nữ mang thai mà phát hiện mình bị mắc bệnh giang mai, thì cần đến bệnh viện điều trị ngay lập tức để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.  

  • Quá trình điều trị: Kháng sinh thường được sử dụng, đặc biệt là ở giai đoạn đầu của bệnh. Tuy nhiên, điều trị có thể kéo dài và mẹ bầu cần tuân thủ đúng lịch trình và liều lượng theo quy định của bác sĩ.
  • Theo dõi: Bác sĩ sẽ theo dõi thường xuyên và thực hiện các xét nghiệm máu định kỳ để đảm bảo bệnh được điều trị khỏi và không tái phát. 
Bệnh giang mai hiện nay đã có thể chữa khỏi bằng kháng sinh

Bệnh giang mai hiện nay đã có thể chữa khỏi bằng kháng sinh

Lưu ý: Sản phụ nên tránh quan hệ tình dục với bạn tình cho đến khi điều trị hoàn tất căn bệnh và tình trạng nhiễm trùng được xác nhận đã được khắc phục.

Xem thêm: Bệnh giang mai có ngứa không

4. Điều trị giang mai bẩm sinh như thế nào hiệu quả?

Để tránh các biến chứng giang mai bẩm sinh, phụ huynh có thể đưa bé đến các cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị theo phác đồ của bác sĩ. 

  • Phương pháp điều trị: Trẻ có thể được điều trị bằng kháng sinh tại bệnh viện trong vòng 10 ngày, hoặc trong một số trường hợp, chỉ cần một mũi tiêm kháng sinh.
  • Chăm sóc và theo dõi: Trẻ cần được chăm sóc và theo dõi chặt chẽ để đảm bảo điều trị hiệu quả.
Các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị giang mai bẩm sinh phù hợp với trẻ

Các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị giang mai bẩm sinh phù hợp với trẻ

5. Phòng tránh và giảm nguy cơ giang mai bẩm sinh như thế nào?

Giảm nguy cơ mắc bệnh giang mai trước và trong khi mang thai

Để giảm khả năng mắc bệnh giang mai khi có quan hệ tình dục, các cặp đôi có thể thực hiện những biện pháp sau:

  • Quan hệ chung thủy: Chỉ quan hệ với chồng hoặc bạn tình đã được xét nghiệm và xác nhận không mắc bệnh giang mai.
  • Sử dụng bao cao su: Đây là phương pháp quan hệ an toàn, giảm nguy cơ truyền bệnh bằng cách ngăn chặn tiếp xúc với vết loét giang mai. Tuy nhiên, bao cao su không bảo vệ hoàn toàn các khu vực không được bao phủ, nên nếu tiếp xúc với vết loét ở những khu vực đó, vẫn có nguy cơ truyền bệnh.

Xét nghiệm giang mai trong lần khám thai đầu tiên

Trong lần khám thai đầu tiên, sản phụ nên chủ động yêu cầu bác sĩ xét nghiệm bệnh giang mai và trao đổi cởi mở về bất kỳ triệu chứng, lo lắng về bệnh lây truyền qua đường tình dục. Thông tin cho bác sĩ về các loại thuốc mà bạn đang sử dụng, cũng như tình trạng quan hệ tình dục với bạn tình mới hoặc nhiều bạn tình. Dù đã xét nghiệm bệnh giang mai trước đó, việc xét nghiệm lại khi mang thai là cần thiết.

Nên xét nghiệm giang mai trong lần khám đầu tiên để biết bản thân có mắc bệnh hay không

Nên xét nghiệm giang mai trong lần khám đầu tiên để biết bản thân có mắc bệnh hay không

Nếu kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh giang mai, sản phụ phải được điều trị ngay lập tức, không chờ đến lần khám thai tiếp theo. Đồng thời, bạn tình của sản phụ cũng cần được điều trị đồng thời để ngăn ngừa tái nhiễm. Sau khi điều trị, sản phụ và bạn tình cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ tái nhiễm.

6. Giải đáp một số thắc mắc về giang mai bẩm sinh

Dưới đây là một vài thắc mắc cần được giải đáp của nhiều người: 

Giang mai bẩm sinh có lây không?

Giang mai bẩm sinh không lây qua các phương thức truyền bệnh như quan hệ tình dục hoặc tiếp xúc với vết loét. Đây là kết quả của việc nhiễm bệnh từ mẹ sang thai nhi trong quá trình mang thai. Nếu mẹ mắc bệnh giang mai mà không được điều trị, vi khuẩn có thể truyền từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai hoặc trong quá trình sinh.  

Khi mang thai có cần làm xét nghiệm bệnh giang mai không?

Việc xét nghiệm giang mai khi mang thai là điều rất quan trọng. Việc này giúp các bác sĩ có thể phát hiện bệnh sớm và đưa rác phác đồ điều trị kịp thời. 

Làm cách nào để các bác sĩ biết trẻ mắc bệnh giang mai?

Để xác định xem trẻ có mắc bệnh giang mai hay không, bác sĩ sẽ thực hiện các bước sau:

  • Xét nghiệm máu: Để kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn giang mai.
  • Khám thể chất: Đánh giá các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh.
  • Xét nghiệm bổ sung: Có thể bao gồm chọc dịch tủy sống hoặc chụp x-quang nếu cần thiết để đánh giá tình trạng bệnh.

Bài viết của MEDIPLUS đã giải đáp các thông tin về giang mai bẩm sinh ở trẻ sơ sinh có chữa được không? Giang mai bẩm sinh có lây không? Điều trị bệnh như thế nào sẽ mang lại hiệu quả? Hy vọng rằng bài viết trên mang đến nhiều giá trị hữu ích cho bạn đọc.

*Lưu ý: Các thông tin từ bài viết mang khảo, không thay thế cho chẩn đoán và điều trị y khoa.

5/5 - (1 vote)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Bị nhiễm HPV có quan hệ được không? – Giải đáp thắc mắc cùng Mediplus

    Khi nhận chẩn đoán bị nhiễm HPV, nhiều câu hỏi và lo lắng có thể xuất hiện, trong đó có vấn đề về quan hệ…

    16 Th4, 2024
    408

    Tham vấn y khoa: BS Hoàng Văn Sơn

    Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

    Quan hệ tình dục rồi có tiêm HPV được không?

    Hiện nay, nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư tử cung được chẩn đoán là do virus HPV. Vì thế, phòng tránh ung thư…

    25 Th4, 2024
    340

    Tham vấn y khoa: BS Hoàng Văn Sơn

    Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

    Sùi mào gà giai đoạn đầu có ngứa không? Có chữa được không?

    Bệnh sùi mào gà giai đoạn đầu còn được gọi là bệnh sùi mào gà nhẹ. Căn bệnh này chủ yếu do virus Human Papillomavirus…

    16 Th9, 2024
    151

    Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

    Bệnh sùi mào gà ở nữ giới điều trị hết bao tiền?

    Bệnh sùi mào gà là một trong những bệnh lây nhiễm phổ biến, chủ yếu qua đường tình dục. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng…

    16 Th9, 2024
    60

    Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám