Giang mai ở lưỡi: Dấu hiệu, nguyên nhân và 2 cách điều trị

Cập nhật 16/09/2024

106

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Bệnh Xã Hội

Giang mai là một bệnh truyền nhiễm, có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau như cơ quan sinh dục, tay chân hay hậu môn, và thường gặp nhiều nhất là giang mai ở lưỡi. Vậy bệnh này thường được nhận biết qua các dấu hiệu nào? Có điều trị được không? Tìm hiểu thông tin qua bài viết sau đây của tổ hợp y tế MEDIPLUS

1. Bệnh giang mai ở lưỡi là gì? 

Giang mai ở lưỡi là bệnh truyền nhiễm, thường lây qua đường tình dục do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra. Vi khuẩn này có hình dạng lò xo và dễ xâm nhập vào niêm mạc miệng và lưỡi, đặc biệt khi có vết thương hở. Hiện tại, chưa có vắc xin phòng ngừa bệnh giang mai.

Bệnh giang mai ở lưỡi là bệnh lây nhiễm thương do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra

Bệnh giang mai ở lưỡi là bệnh lây nhiễm thương do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra

Biểu hiện chính của giang mai lưỡi là săng giang mai. Biểu hiện của săng giang mai ở lưỡi thường đi kèm với vết loét nông, có hình tròn hoặc hình bầu dục. Ở phần đáy của vết loét có màu đỏ tươi, cứng, ít đau hoặc không đau, kèm theo đó là tình trạng nổi hạch ở cổ hoặc dưới hàm. Nếu không điều trị, săng có thể tự lành nhưng bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn 2 và ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng.

Nếu phụ nữ mang thai mắc giang mai, vi khuẩn có thể gây bệnh giang mai bẩm sinh cho thai nhi, dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng như tử vong sớm, thai chết lưu, tử vong sơ sinh, sinh non hoặc sinh nhẹ cân. WHO ước tính có khoảng 143.000 ca tử vong sớm và thai chết lưu, 61.000 tử vong sơ sinh, và 109.000 trẻ sơ sinh mắc giang mai bẩm sinh trên toàn thế giới mỗi năm.

Tham khảo: Bệnh giang mai lây qua đường nào? 4 cách phòng bệnh

2. Giang mai ở lưỡi ủ bệnh trong bao lâu? Có dấu hiệu gì?

Thời gian ủ bệnh giang mai thường kéo dài từ 20 đến 35 ngày, trong đó người bệnh không có triệu chứng rõ ràng. Sau thời gian này, các triệu chứng bắt đầu xuất hiện nhưng có thể giống với các bệnh khác như lở miệng hoặc nhiệt miệng. Vì lý do này, giang mai thường được gọi là “kẻ bắt chước vĩ đại” (the great imitator).

Hình ảnh bệnh giang mai ở nữ 

Hình ảnh bệnh giang mai ở nữ

Để biết bản thân có đang mắc bệnh giang mai ở lưỡi hay không, bạn có thể xem qua các triệu chứng sau đây: 

  • Đau nhức cơ thể, mệt mỏi và thường bị khó khăn trong việc ăn, nhai, nuốt.
  • Xuất hiện các nốt mụn nhỏ trên lưỡi và có thể ở các khu vực khác trong khoang miệng như môi hoặc mép.
  • Các vết săng giang mai hình tròn hoặc bầu dục, màu đỏ, bằng phẳng và dễ lây lan.
  • Các vết săng thường mất sau 2 – 6 tuần nhưng có thể tái phát và lan rộng hơn trong miệng.
  • Một số người sẽ gặp trường hợp bị khó thở. 

Tìm hiểu: Giang mai có ngứa không? 7 dấu hiệu và 3 triệu chứng

3. Nguyên nhân giang mai ở lưỡi

Giang mai là bệnh do xoắn khuẩn Treponema Pallidum gây ra và lây nhiễm qua nhiều cách, bao gồm:

  • Quan hệ tình dục không an toàn: Tỷ lệ mắc giang mai ở miệng, đặc biệt là ở lưỡi, gia tăng do quan hệ tình dục không an toàn và quan hệ bằng miệng (oral sex).
  • Hôn: Lây nhiễm có thể xảy ra khi hôn người bị viêm nướu, mới nhổ răng, hoặc có vết thương hở trong miệng.
  • Lây từ mẹ sang con: Thai nhi có thể bị lây nhiễm giang mai qua nhau thai hoặc tiếp xúc với vết thương giang mai ở cơ quan sinh dục của mẹ.
  • Sử dụng chung vật dụng cá nhân: Sử dụng chung khăn tắm, khăn mặt, hoặc bàn chải đánh răng với người mắc bệnh có thể gây lây nhiễm giang mai.

4. Các giai đoạn phát triển giang mai ở lưỡi

Theo Bộ Y tế, giang mai nếu không được chẩn đoán và điều trị có thể kéo dài nhiều năm và được chia thành hai giai đoạn chính:

Giang mai sớm

  • Thời kỳ I (Primary syphilis): Xuất hiện săng giang mai.

  • Thời kỳ II (Secondary syphilis): Có các triệu chứng như phát ban da và tổn thương niêm mạc.
  • Giang mai kín sớm: Bệnh không có triệu chứng rõ ràng nhưng vi khuẩn vẫn tồn tại trong cơ thể.

Giang mai muộn

  • Giang mai kín muộn: Bệnh vẫn không có triệu chứng nhưng có thể gây tổn thương nội tạng.
  • Thời kỳ III (Tertiary syphilis): Gây các biến chứng nghiêm trọng như tổn thương tim, thần kinh và các cơ quan khác.

Đón đọc: Bệnh lậu và giang mai phân biệt thế nào? 

5. Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Các triệu chứng của giang mai ở lưỡi không xuất hiện ngay sau khi nhiễm bệnh và có thể dễ bị nhầm lẫn với lở miệng hoặc nhiệt miệng. Do đó, nếu vùng miệng hoặc lưỡi xuất hiện vết loét bất thường sau quan hệ tình dục, bạn nên nhanh chóng đến bác sĩ để được xét nghiệm, chụp hình để nhìn thấy được hình ảnh giang mai ở lưỡi của mình. 

Ngoài ra, nếu bạn có quan hệ tình dục không an toàn với người nghi ngờ mắc giang mai hoặc đã được chẩn đoán mắc bệnh, hãy đến bệnh viện để làm xét nghiệm. Phụ nữ mang thai cũng nên xét nghiệm giang mai trong quá trình mang thai để phòng ngừa lây truyền cho thai nhi.

6. Cách điều trị giang mai ở lưỡi

Để điều trị giang mai lưỡi, bạn có thể thực hiện một số phương pháp điều trị hiệu quả sau đây: 

Dùng thuốc 

Giang mai lưỡi chủ yếu được điều trị bằng penicillin. Phác đồ điều trị giang mai lưỡi phụ thuộc vào từng giai đoạn của bệnh:

Giai đoạn 1 sẽ được điều trị bằng Benzathin penicillin 2,4 triệu đơn vị, tiêm bắp sâu 1 liều duy nhất

Giai đoạn 1 sẽ được điều trị bằng Benzathin penicillin 2,4 triệu đơn vị, tiêm bắp sâu 1 liều duy nhất

Giang mai sớm (dưới 2 năm)

Được điều trị bằng Benzathin penicillin 2,4 triệu đơn vị, tiêm bắp sâu 1 liều duy nhất. Có một số trường hợp sẽ được các bác sĩ điều trị theo phác đồ như sau: 

  • Procain penicillin 1,2 triệu đơn vị, tiêm bắp sâu 1 lần/ngày trong 10-14 ngày.
  • Doxycyclin 100mg, uống 2 lần/ngày trong 14 ngày.
  • Ceftriaxon 1g, tiêm bắp sâu 1 lần/ngày trong 10-14 ngày.
  • Azithromycin 2g, uống 1 liều duy nhất.

Giang mai muộn (trên 2 năm)

Benzathin penicillin 2,4 triệu đơn vị, tiêm bắp sâu 1 lần/tuần trong 3 tuần liên tục, giữa các liều không quá 14 ngày. Ngoài ra, ở một số trường hợp, các bác sĩ sẽ kết hợp thêm với phác đồ điều trị như sau: 

  • Procain penicillin 1,2 triệu đơn vị tiêm bắp sâu 1 lần/ngày trong 20 ngày.
  • Doxycyclin 100mg, uống 2 lần/ngày trong 30 ngày (dành cho người dị ứng penicillin).
  • Phụ nữ mang thai có thể dùng Erythromycin 500mg, uống 4 lần/ngày trong 30 ngày.
Giang mai giai đoạn 2 sẽ được điều trị bằng Benzathin penicillin 2,4 triệu đơn vị, tiêm bắp sâu 1 lần/tuần trong 3 tuần liên tục

Giang mai giai đoạn 2 sẽ được điều trị bằng Benzathin penicillin 2,4 triệu đơn vị, tiêm bắp sâu 1 lần/tuần trong 3 tuần liên tục

*Lưu ý: Trong quá trình điều trị, người bệnh nên tránh quan hệ tình dục cho đến khi vết loét ở lưỡi lành hẳn và bác sĩ xác nhận vi khuẩn không còn trong máu. Để xác nhận, bác sĩ có thể yêu cầu tái xét nghiệm giang mai định kỳ 6 tháng/lần trong một năm.

Vật lý trị liệu

Khi vết săng giang mai ở lưỡi đi kèm với các vấn đề về thần kinh hoặc tim mạch, bác sĩ có thể kết hợp thuốc và phương pháp vật lý trị liệu để tiêu diệt xoắn khuẩn và xử lý các biến chứng. Tùy vào tình trạng và cơ địa của người bệnh, các phương pháp vật lý trị liệu như chiếu tia cực tím hoặc sóng điện cao tần có thể được sử dụng để điều trị giang mai.

Kích thích bằng cân bằng miễn dịch DNA

Phương pháp này hoạt động bằng cách phá hủy nguồn cung cấp dinh dưỡng cho xoắn khuẩn giang mai, từ đó hạn chế sự nhân lên của vi khuẩn. Sau đó, phương pháp tác động trực tiếp lên các tế bào bị tổn thương, giúp chúng hồi phục và đồng thời hỗ trợ cơ thể tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch.

Trong quá trình điều trị bệnh giang mai ở lưỡi hay các bộ phận khác, người bệnh cần lưu ý vài điều như sau: 

  • Không dùng chung vật dụng cá nhân như cốc, chén, bát đũa với người khác. 
  • Hạn chế uống rượu bia và chất kích thích để tránh làm tổn thương miệng và họng.
  • Giữ vệ sinh răng miệng tốt, ăn uống lành mạnh, và tăng cường vận động để nâng cao sức đề kháng.
  • Tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị của bác sĩ.
  • Tái khám định kỳ 6 tháng/lần trong 2 – 3 năm sau điều trị để xem hình ảnh giang mai ở lưỡi hiện tại như thế nào.
  • Không được tự ý dùng mua và dùng thuốc khi chưa nhận được tư vấn, thăm khám và chẩn đoán bệnh từ bác sĩ chuyên khoa.
Nên quan hệ tình dục an toàn, hạn chế quan hệ bằng đường miệng để ngăn ngừa bệnh giang mai

Nên quan hệ tình dục an toàn, hạn chế quan hệ bằng đường miệng để ngăn ngừa bệnh giang mai

Bệnh giang mai là một bệnh có thể lây lan qua nhiều đường và có ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, vì thế bạn cần điều trị sớm để đảm bảo sức khỏe cho bản thân. Trên đây là các thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị giang mai ở lưỡi. Rất mong các thông tin mà MEDIPLUS chia sẻ có thể mang lại nhiều giá trị hữu ích cho bạn đọc. 

*Lưu ý: Các thông tin từ bài viết mang khảo, không thay thế cho chẩn đoán và điều trị y khoa.

5/5 - (1 vote)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Sùi mào gà giai đoạn đầu có ngứa không? Có chữa được không?

    Bệnh sùi mào gà giai đoạn đầu còn được gọi là bệnh sùi mào gà nhẹ. Căn bệnh này chủ yếu do virus Human Papillomavirus…

    16 Th9, 2024
    151

    Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

    Sùi mào gà có lây qua đường ăn uống không?

    Bạn lo lắng, không biết sùi mào gà có lây qua đường ăn uống không? Liệu việc dùng chung bát đũa, cốc chén với người…

    16 Th9, 2024
    149

    Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

    Bị sùi mào gà có tiêm phòng HPV được không?

    Bệnh sùi mào gà là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến, do virus HPV gây ra. Điều quan trọng…

    16 Th9, 2024
    65

    Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

    Bệnh giang mai lây qua đường nào? 4 cách phòng bệnh

    Những năm gần đây, các bệnh lây truyền qua đường tình dục trở nên phổ biến hơn với số lượng ca bệnh ngày càng tăng.…

    16 Th9, 2024
    226

    Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám