Hình ảnh bệnh lậu, lậu mủ nhận biết qua từng giai đoạn ở cả nam và nữ 

Cập nhật 09/05/2023

28.7K

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Bệnh Xã Hội

Bệnh lậu là một trong những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm với hơn 29 triệu ca mắc mới mỗi năm tại khu vực Đông Á và Đông Nam Á nói riêng, chiếm 46,77% so với tổng số ca mắc bệnh lậu trên toàn thế giới. Bệnh không có biểu hiện cụ thể và triệu chứng thay đổi qua từng giai đoạn nên rất khó phát hiện, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý viêm nhiễm khác. Cùng theo dõi hình ảnh bệnh lậu ở nam và nữ các giai đoạn cũng như biến chứng qua bài viết dưới đây để có cái nhìn trực quan hơn về căn bệnh nguy hiểm này nhé!

>>> Bạn cũng đang quan tâm:

Bệnh lậu – Bệnh xã hội nguy hiểm

Bệnh lậu là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae xâm nhập qua màng nhầy cơ quan sinh sản như tử cung, cổ tử cung, ống dẫn trứng, niệu đạo,… gây bệnh. Lậu có thể xảy ra ở cả nam và nữ, đây là một căn bệnh xã hội phổ biến với khoảng vài chục ngàn ca mắc mới mỗi năm tại Việt Nam.

Bệnh lậu là một trong những căn bệnh nguy hiểm lây truyền qua đường tình dục

Bệnh lậu là một trong những căn bệnh nguy hiểm lây truyền qua đường tình dục

Lậu có thể lây truyền qua đường tình dục (thông qua dương vật, âm đạo, miệng hoặc hậu môn người nhiễm bệnh). Tương tự như HIV/AIDS và các bệnh STDs khác, bệnh lậu có thể lây từ mẹ sang con, gây nguy cơ dị dạng thai nhi và nhiều biến chứng nguy hiểm trong giai đoạn mang thai. Bất kỳ ai cũng có thể mắc phải bệnh lậu nếu có quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh.

Bên cạnh việc lây nhiễm qua đường tình dục, vi khuẩn lậu cầu cũng có thể lây nhiễm chéo cho người lành qua tiếp xúc với vết thương hở, sử dụng chung vật dụng cá nhân (bàn chải đánh răng, khăn tắm,…) với người bệnh. Tuy nhiên, theo nhiều thống kê, có đến hơn 98% các trường hợp mắc bệnh lậu là do có quan hệ tình dục không lành mạnh.

Phần lớn bệnh nhân nhiễm lậu cầu khuẩn do quan hệ tình dục không lành mạnh

Phần lớn bệnh nhân nhiễm lậu cầu khuẩn do quan hệ tình dục không lành mạnh

Sau khi xâm nhập vào cơ thể người bệnh, vi khuẩn lậu bắt đầu sinh sôi, phát triển, nhân lên với số lượng lớn gây ra các triệu chứng khác nhau tại bộ phận sinh dục, mắt, miệng, họng và hậu môn. Phần lớn các trường hợp người bệnh không nhận biết được mình đã bị nhiễm lậu, dẫn đến bệnh diễn tiến sang giai đoạn nặng, gây khó khăn trong việc điều trị dứt điểm.

Bệnh lậu gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe, khả năng sinh sản và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ở giai đoạn nặng, vi khuẩn tấn công nhanh chóng vào cơ quan sinh sản gây ra các viêm nhiễm nặng nề, khiến việc thụ thai trở nên khó khăn và nguy cơ vô sinh – hiếm muộn cao.

Theo báo cáo của Viện Da liễu Quốc gia, trong số những người thuộc độ tuổi 15-49 mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, thì có khoảng 93-98% là bệnh lậu. Bệnh thường gặp tại các vùng đô thị và khu đông dân cư. Có tới 20-30% nam giới mắc bệnh chỉ sau 1 lần quan hệ tình dục qua âm đạo với nữ giới nhiễm bệnh. Tỷ lệ này tương ứng đối với nữ khi quan hệ với nam bị bệnh là 60-80%.

Bệnh lậu gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng đối với khả năng sinh sản ở cả nam và nữ

Bệnh lậu gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng đối với khả năng sinh sản ở cả nam và nữ

Hình ảnh bệnh lậu ở cả nam và nữ qua các giai đoạn

Tham vấn y khoa ThS. BSNT Nguyễn Hữu Thảo – Bác sĩ Trung tâm nam học Bệnh viện Việt Đức, Bác sĩ Nam học MEDIPLUS cho biết, bệnh lậu sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ trải qua 2 giai đoạn phát triển chính, là thời kỳ ủ bệnh (1-14 ngày) và thời kỳ lây truyền. Từng giai đoạn sẽ có những biểu hiện và triệu chứng khác nhau tương ứng với nam và nữ. Để giúp người bệnh hình dung cụ thể hơn về căn bệnh này, hãy cùng theo dõi hình ảnh bệnh lậu trong phần bên dưới:

Hình ảnh bệnh lậu ở nam giới

Triệu chứng của bệnh chỉ xuất hiện sau 2-6 ngày kể từ khi người bệnh tiếp xúc với lậu cầu khuẩn. Nam giới cần chú ý một số biểu hiện ở giai đoạn đầu của bệnh như tiểu khó, tiểu buốt, nước tiểu có mủ vàng hoặc màu trắng đục. Mủ có thể xuất hiện ở cả hậu môn của nam giới.

Đầu dương vật có mủ vàng hoặc trắng đục là biểu hiện dễ nhận thấy nhất khi nam giới mắc bệnh lậu

Đầu dương vật có mủ vàng hoặc trắng đục là biểu hiện dễ nhận thấy nhất khi nam giới mắc bệnh lậu

Nếu không được phát hiện kịp thời, bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn lây nhiễm sau 14 ngày. Bên cạnh các biểu hiện ở giai đoạn đầu với mức độ nặng hơn, lúc này, nam giới còn có thêm các triệu chứng khác rất đáng báo động như: bao quy đầu bị mẩn ngứa, sưng đỏ, cơ thể mệt mỏi, có hạch nổi lên ở bẹn, đôi khi có sốt.

Ngoài ra, khi quan hệ tình dục trong giai đoạn này, nam giới sẽ cảm thấy rất đau rát, khó chịu, nhất là khi dương vật cương cứng. Biểu hiện đặc trưng của bệnh lậu ở thời kỳ lây nhiễm là hiện tượng chảy mủ ở đầu dương vật, thường là sau khi ngủ dậy hoặc sau khi đi tiểu.

Dương vật lúc này bị sưng, đỏ và gây đau đớn khi cương cứng hoặc quan hệ

Dương vật lúc này bị sưng, đỏ và gây đau đớn khi cương cứng hoặc quan hệ

Hình ảnh bệnh lậu ở nữ giới

Do cấu tạo cơ quan sinh dục nữ, hình ảnh bệnh lậu ở nữ giới sẽ khó quan sát hơn rất nhiều so với cánh mày râu. Có đến hơn 50% trường hợp không biểu hiện triệu chứng lậu trong giai đoạn đầu của bệnh. Các ca bệnh còn lại chỉ ghi nhận tình trạng ra nhiều mủ âm đạo – triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

Do đó, phần lớn nữ giới mắc bệnh lậu đều không biết mình bị bệnh. Điều này làm tăng nguy cơ lây nhiễm cho người khác và gây khó khăn trong việc điều trị khi bệnh đã tiến triển nặng. Bệnh lậu trong giai đoạn đầu chỉ được phát hiện thông qua các xét nghiệm y khoa để tìm ra lậu cầu khuẩn trong dịch sinh dục của bệnh nhân.

Triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới thường khó quan sát hơn do biểu hiện ở cơ quan bên trong

Triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới thường khó quan sát hơn do biểu hiện ở cơ quan bên trong

Hình ảnh bệnh lậu ở nữ với các vết viêm mủ bên trong vùng kín

Hình ảnh bệnh lậu ở nữ với các vết viêm mủ bên trong vùng kín

Viêm nhiễm chảy mủ vùng kín là những triệu chứng điển hỉnh khi nhiễm khuẩn lậu

Viêm nhiễm chảy mủ vùng kín là những triệu chứng điển hỉnh khi nhiễm khuẩn lậu

Nếu không được phát hiện sớm, bệnh lậu sẽ tiến triển sang giai đoạn lây nhiễm với các triệu chứng như đau âm ỉ vùng bụng dưới, ngứa ngáy vùng kín, đau khi quan hệ, vùng kín bị nóng – đỏ – sưng – viêm. Giống như nam giới, nữ giới cũng xuất hiện các biểu hiện viêm niệu đạo như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra mủ trắng hoặc vàng. Khí hư ra nhiều kèm theo mùi hôi khó chịu, đôi khi có mủ. Tình trạng viêm có thể lan từ lỗ tử cung sang cổ tử cung – tăng nguy cơ cho nhiều biến chứng nguy hiểm.

Hình ảnh bệnh lậu ở miệng

Ngoài biểu hiện ở đường sinh dục, người bệnh có thể bắt gặp hình ảnh bệnh lậu ở miệng với các triệu chứng như sưng đỏ vòm họng, bong tróc niêm mạc khoang miệng, xuất hiện các đốm trắng, có mủ, hơi thở hôi, khi nuốt cảm thấy khó chịu và đau rát. Tất cả những biểu hiện kể trên đều rất dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm họng, viêm amidan thông thường. Do đó, người bệnh không nên chủ quan.

Nhìn chung, hình ảnh bệnh lậu ở nam giới và nữ giới vùng miệng khá là rõ ràng, cụ thể. Biểu hiện này thường gặp ở những bệnh nhân có quan hệ tình dục bằng miệng với người nhiễm lậu. Các triệu chứng thường xuất hiện sau 7 ngày ủ bệnh. Một số trường hợp có thể nổi hạch ở vùng cổ.

Bệnh lậu ở miệng biểu hiện bằng các đốm trắng có mủ kèm theo bong tróc niêm mạc

Bệnh lậu ở miệng biểu hiện bằng các đốm trắng có mủ kèm theo bong tróc niêm mạc

Bệnh lậu với các đốm trắng bên trong khoang miệng

Bệnh lậu với các đốm trắng bên trong khoang miệng

Hình ảnh bệnh lậu ở mắt

Người bệnh lậu có thể bắt gặp hình ảnh bệnh lậu ở mắt gây viêm kết mạc. Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh lậu ở mắt nhất do lây nhiễm trong quá trình sinh từ người mẹ mắc bệnh lậu.

Theo thống kê mới nhất từ Bệnh viện Da liễu Trung ương, số ca mắc bệnh lậu ở trẻ em chiếm khoảng 0,5% tổng số ca mắc bệnh lậu trên cả nước. Tính riêng trong năm 2021, cả nước có khoảng 250 trẻ nhỏ mắc bệnh lậu.

Trẻ em bị mắc bệnh lậu phần lớn là do có tiếp xúc gián tiếp hoặc trực tiếp qua người mẹ bị nhiễm lậu. Nhất là trong giai đoạn mang thai, lậu cầu khuẩn có thể lây truyền sang bé thông qua nhau thai hoặc đường âm đạo khi sinh nở.

Bệnh có những biểu hiện như:

  • Mắt đỏ ngầu, kèm theo cảm giác ngứa rát, sưng đỏ.
  • Mắt có gỉ mắt trắng đục, dính khó mở mắt.
  • Cảm giác nhói, cộm ở mắt.
  • Thị lực giảm, khô mắt.
  • Cơ thể mệt mỏi, có thể xuất hiện tình trạng sốt.

Triệu chứng của bệnh lậu thường xuất hiện sau khi bé ra đời khoảng 1-3 ngày. Trẻ bị sưng nề một hoặc cả hai mắt, không mở mắt được, có nhiều mủ chảy ra nơi khóe mắt, giảm thị lực, viêm giác mạc và kết mạc, thậm chí có thể bị loét giác mạc gây nguy cơ mù lòa nếu không được điều trị kịp thời.

Trong khi đó, trẻ em lại là đối tượng có sức đề kháng yếu, bệnh lậu có thể tiến triển nặng hơn gây viêm nhiễm sang các bộ phận khác trong cơ thể. Do đó, nguy cơ trẻ em tử vong khi nhiễm lậu cầu khuẩn là rất cao.

Bệnh lậu ở mắt gây nên tình trạng viêm kết mạc mắt

Bệnh lậu ở mắt gây nên tình trạng viêm kết mạc mắt

Bệnh lậu ở trẻ gây sưng nề mắt không mở được

Bệnh lậu ở trẻ gây sưng nề mắt không mở được

Hình ảnh bệnh lậu mãn tính

Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh lậu sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính và vi khuẩn sẽ xâm nhập vào nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Lúc này, những biểu hiện cấp tính kể trên sẽ mất dần, người bệnh chuyển sang tình trạng mãn tính với các biểu hiện như: Đi tiểu ra giọt màu đục vào buổi sáng, huyết trắng ra nhiều, sốt, buồn nôn,….

Những triệu chứng này sẽ dần chuyển sang mức độ nặng hơn nếu người bệnh lao động quá sức, thức khuya hoặc thường xuyên sử dụng chất kích thích (thuốc lá, rượu bia,…) Do khả năng phân chia nhanh của lậu cầu khuẩn (15 phút/thế hệ), người bệnh cần điều trị càng sớm càng tốt với phác đồ phù hợp để tránh nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Lậu ở giai đoạn mãn tính chỉ còn tình trạng của viêm niệu đạo và triệu chứng của các biến chứng

Lậu ở giai đoạn mãn tính chỉ còn tình trạng của viêm niệu đạo và triệu chứng của các biến chứng

Hình ảnh bệnh lậu biến chứng

Đối với nam giới, biến chứng thường gặp nhất của bệnh lậu là viêm mào tinh hoàn. Có đến 20% bệnh nhân lậu gặp phải biến chứng này trước khi trị liệu bằng kháng sinh có hiệu quả. Viêm mào tinh hoàn biểu hiện bằng các triệu chứng sưng, đau một bên bìu, kèm theo viêm niệu đạo. Một số biến chứng hiếm gặp khác như viêm túi tinh, viêm tuyến tiền liệt, viêm bạch mạch, áp xe quanh niệu đạo,…

Đối với nữ giới, biến chứng viêm cấp vòi trứng (hay còn gọi là viêm tiểu khung) chiếm khoảng 10-20% trường hợp lậu cấp. Trong đó, viêm vòi trứng là biến chứng thường gặp nhất và là vấn đề nan giải trong quá trình điều trị lậu ở nữ. Bởi lẽ, đây là bệnh lý cấp tính, nguy cơ cao để lại hậu quả lâu dài cho cơ quan sinh sản nữ như vô sinh, chửa ngoài tử cung, đau tiểu khung mãn tính,…

Nữ giới mắc biến chứng viêm vòi trứng thường có biểu hiện đau vùng bụng dưới, đau khi giao hợp, ra máu giữa kỳ kinh, rối loạn kinh nguyệt,… Khi khám sẽ phát hiện bụng dưới, tử cung và phần phụ đau, di động; cổ tử cung đau và xuất hiện dịch nhày, đôi khi có mủ; một số trường hợp có áp xe ở phần phụ và vòi trứng – buồng trứng. Khi xét nghiệm, bệnh nhân có thể sốt, tăng bạch cầu, tăng protein – C, tăng tốc độ lắng máu,… Tìm thấy lậu cầu khuẩn ở khoảng 50% trường hợp.

Ngoài viêm vòi trứng, nữ giới còn có thể mắc biến chứng áp xe tuyến Bartholin (gặp khoảng 28% trường hợp). Viêm áp xe tuyến Skène hiếm gặp.

Biến chứng của bệnh lậu có thể lan sang nhiều cơ quan khác trong cơ thể

Biến chứng của bệnh lậu có thể lan sang nhiều cơ quan khác trong cơ thể

Đặc biệt, cả nam và nữ giới đều có nguy cơ mắc biến chứng nhiễm lậu cầu toàn thân (chiếm khoảng 0,5-3% tổng số bệnh nhân lậu cấp không điều trị). Biểu hiện lâm sàng của biến chứng này là đau khớp, biểu hiện trên da (mụn mủ hoại tử đau trên nền da đỏ, mụn mủ đơn thuần, xuất huyết, bọng nước), viêm gân bao hoạt dịch,… Biến chứng này thường gặp ở nữ và xảy ra sau 1 tuần khi có kinh nguyệt.

Biến chứng nhiễm trùng huyết do lậu cầu khuẩn thường khó xác định về mặt lâm sàng. Xét nghiệm máu để tìm vi khuẩn lậu trong trường hợp này cũng tương đối khó khăn do tỷ lệ dương tính chỉ khoảng 20-30%.

Biến chứng nặng nhất của bệnh lậu là viêm màng não và viêm màng tim. Tỷ lệ xảy ra trên bệnh nhân nhiễm lậu cầu toàn thân khá thấp, khoảng 1-3%. Tuy nhiên, biến chứng này có thể gây tổn thương van tim, nhất là van động mạch chủ làm đe dọa tính mạng người bệnh. Viêm màng não cũng ít gặp và không có biểu hiện điển hình.

Chẩn đoán và điều trị sớm bệnh lậu

Bệnh lậu được chẩn đoán thông qua việc khai thác bệnh sử, triệu chứng lâm sàng và kết quả xét nghiệm của người bệnh. Một số xét nghiệm thường được chỉ định giúp chẩn đoán xác định bệnh lậu gồm:

  • Xét nghiệm trực tiếp: Nhuộm mẫu bệnh phẩm (dịch tiết từ bộ phận sinh dục), soi dưới kính hiển vi tìm vi khuẩn lậu bắt màu Gram âm, nằm trong và ngoài bạch cầu đa nhân.
  • Nuôi cấy, phân lập vi khuẩn lậu trong môi trường chọn lọc Thayer – Martin hoặc thạch Socola, nhiệt độ 35-36 độ C, nồng độ CO2 từ 3-10%. Theo dõi sự xuất hiện của khuẩn lạc sau 24-48 giờ. Ly trích khuẩn lạc và soi dưới kính hiển vi tìm vi khuẩn lậu.
  • Kỹ thuật PCR (polymerase chain reaction) là kỹ thuật mới có độ đặc hiệu và độ nhạy cao thông qua việc xác định trình tự ADN của vi khuẩn.
Vi khuẩn lậu cầu bắt màu Gram âm được soi dưới kính hiển vi

Vi khuẩn lậu cầu bắt màu Gram âm được soi dưới kính hiển vi

Soi dịch dưới kính hiển vi thu được hình ảnh của vi khuẩn lậu cầu kết hợp các xét nghiệm nhằm chẩn đoán phân biệt bệnh lậu với các biểu hiện viêm niệu đạo khác không phải do lậu như nấm Candida, ký sinh trùng Trichomonas, tụ cầu, liên cầu,… Hiện nay, bệnh lậu có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh thông qua các phác đồ phù hợp. Tuy nhiên, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng nên người bệnh cần đến gặp bác sĩ nếu vẫn còn triệu chứng bệnh sau khi ngưng thuốc.

Nguyên tắc điều trị bệnh lậu cần tuân thủ 3 điều sau:

  • Điều trị bệnh lậu cho cả vợ lẫn chồng, hoặc điều trị cùng với bạn tình.
  • Người bệnh cần xây dựng chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, khoa học. Bệnh nhân lậu nên tránh các hoạt động gây tổn thương bộ phận tiết niệu – sinh dục như đạp xe, chạy nhảy,…
  • Người bệnh cần kết hợp điều trị các nhiễm khuẩn sau lậu như (C.Trachomatis, liên cầu, tạp khuẩn,…)
  • Khám lâm sàng và xét nghiệm định kỳ để phát hiện sớm các trường hợp tái phát bệnh.

Phác đồ điều trị bệnh lậu được chia làm 2 loại: không biến chứng và có biến chứng. Cụ thể từng phác đồ như sau:

  • Điều trị bệnh lậu không biến chứng: Tiêm bắp Spectinomycin 2 gram liều duy nhất (hoặc Ceftriaxone 250 mg tiêm bắp liều duy nhất). Sau đó, dùng Doxycyclin 100mg x 2 viên/ngày trong 7 ngày.
  • Điều trị bệnh lậu có biến chứng: Tiêm bắp Ceftriaxone 1gram/ngày trong 3-7 ngày. Sau đó, dùng Doxycyclin 100mg x 2 viên/ngày trong 7 ngày. Đối với các trường hợp biến chứng viêm màng não hoặc viêm nội tâm mạc do lậu, người bệnh có thể điều trị bằng phác đồ trên nhưng thời gian điều trị kéo dài đến 4 tuần.

*Lưu ý: Không tự ý mua thuốc và tự điều trị tại nhà, tránh biến chứng hoặc tác dụng phụ không mong muốn!

Trên đây là những hình ảnh bệnh lậu qua từng giai đoạn, từng cơ quan cụ thể ở cả nam và nữ. Hy vọng thông qua bài viết này người bệnh đã có thể có cái nhìn tổng quan hơn và nắm được dấu hiệu cảnh báo bệnh lậu là gì để thăm khám và điều trị sớm ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1900 3366 hoặc inbox trực tiếp Fanpage để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ từ các chuyên gia MEDIPLUS!

*Bài viết mang tính tham khảo thêm, không thay thế việc chẩn đoán và phác đồ điều trị y khoa!

Đặt lịch khám và tư vấn với các Bác sĩ MEDIPLUS

 

5/5 - (1 bình chọn)

    ĐẶT LỊCH KHÁM & TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ

    Đặt lịch ngay để được Tư vấn và thăm khám trực tiếp với các Bác sĩ chuyên gia đầu ngành



    Bài viết liên quan

    Thời gian ủ bệnh sùi mào gà trong bao lâu?

    Sùi mào gà là một bệnh lây truyền qua đường tình dục được gây ra bởi virus HPV. Thời gian ủ bệnh, hay còn gọi…

    24 Th12, 2024
    532

    Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

    Quan hệ tình dục bằng miệng những rủi ro có thể bạn chưa biết

    Quan hệ tình dục bằng miệng có thể giúp tăng độ khoái cảm khi quan hệ tình dục. Tuy nhiên, nó có thể chứa nhiều…

    03 Th5, 2024
    586

    Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

    Sùi mào gà có lây qua đường ăn uống không?

    Bạn lo lắng, không biết sùi mào gà có lây qua đường ăn uống không? Liệu việc dùng chung bát đũa, cốc chén với người…

    29 Th10, 2024
    437

    Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

    Hôn nhau có lây sùi mào gà không? 4 cách phòng bệnh

    Nhiều cặp đôi thắc mắc là khi hôn nhau có lây sùi mào gà không? Hôn nhau được xem là một cách truyền tải tình…

    24 Th12, 2024
    1.2K

    Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám