Quan hệ tình dục rồi có tiêm HPV được không?

Cập nhật 25/04/2024

552

BS Hoàng Văn Sơn

Tham vấn y khoa:BS Hoàng Văn Sơn

Tác giả:Nguyễn Tiến Đạt

Chuyên mục:Bệnh Xã Hội

Hiện nay, nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư tử cung được chẩn đoán là do virus HPV. Vì thế, phòng tránh ung thư tử cung bằng cách tiêm vacxin đang là biện pháp hữu hiệu nhất, được nhiều người quan tâm. 

Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra như là “Liệu quan hệ tình dục rồi có tiêm HPV được không?”. Bài viết này, Mediplus sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc và có những lưu ý về việc tiêm HPV.

Tìm hiểu về virus HPV

Tìm hiểu về virus HPV

Tìm hiểu về virus HPV

Virus HPV là một loại virus gây nhú ở người và là nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư cổ tử cung. Bệnh cạnh đó, virus HPV còn dẫn đến một số bệnh lý khác như: ung thư vòm họng, ung thư âm đạo, ung thư dương vật,…

Có đến hơn 100 chủng virus HPV, trong đó có 15 type virus gây các chủng nguy cơ cao, các bệnh lý nguy hiểm. 

Virus HPV được biết đến là lây truyền thông qua đường tình dục ở hậu môn. Tuy nhiên, HPV cũng có thể lây qua đường tiếp xúc như da kề da, đường miệng,…

Để phòng ngừa virus HPV, bộ Y Tế khuyến cáo nên tiêm vacxin HPV càng sớm càng tốt khi đến độ tuổi, tránh các nguy cơ như ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, âm hộ, dương vật,…

Các phương pháp ngăn ngừa virus HPV

Để phòng tránh virus HPV lây nhiễm qua cơ thể, dưới đây là một số phương pháp bạn cần biết:

  • Tiêm phòng HPV: Vacxin HPV hiện là phương pháp phòng ngừa hiệu quả nhất được cả thế giới tin dùng. Tại Việt Nam, vacxin được chỉ định tiêm cho nữ giới từ 9 đến 26 tuổi để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung.
  • Thay đổi chế độ sinh hoạt: Cần có chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh ung thư cổ tử cung hay một số bệnh lý khác. Bạn nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong các bữa ăn, đặc biệt ăn nhiều rau xanh, các chất đạm, protein,…. Tránh ăn những thực phẩm sống, để đông lâu ngày, hay thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ. Bên cạnh việc ăn uống hợp lý, bạn cũng cần tập thể dục thường xuyên, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để thư giãn và giảm stress, nâng cao chất lượng cuộc sống. 
  • Không nên quan hệ tình dục quá sớm: Một trong những nguyên nhân gây ra virus HPV là do lây nhiễm qua đường tình dục, đặc biệt đối với trẻ tuổi vị thành niên. Lúc này, các cơ quan sinh dục đang phát triển và nhạy cảm nên nếu không có biện pháp phòng ngừa khi quan hệ tình dục thì rất dễ nhiễm virus HPV.

Đặt lịch khám và xét nghiệm virus HPV tại Tổ hợp y tế MEDIPLUS


    Người quan hệ tình dục rồi có tiêm HPV được không?

    Người quan hệ tình dục rồi có tiêm HPV được không?

    Người quan hệ tình dục rồi có tiêm HPV được không?

    Độ tuổi thích hợp nhất để tiêm vacxin là trẻ vị thành niên từ 11 tuổi – đây là giai đoạn mà vacxin có thể phát huy tốt tác dụng. Việc tiêm vacxin được khuyến cáo nên tiêm cho cả nam và nữ.

    Tuy nhiên, với những người đã quan hệ tình dục hay thậm chí mắc virus HPV thì vẫn có thể tiêm vacxin. Theo nghiên cứu, virus HPV có rất nhiều chủng và virus HPV cũng dễ tái nhiễm. Vì thế, tiêm vacxin có thể phòng ngừa được một số chủng virus khác và tránh việc tái nhiễm bệnh.

    Xem thêm:

    Bị nhiễm HPV có quan hệ được không? 

    Tiêm ngừa HPV có cần kiêng quan hệ không?

    Cũng tương tự như một số loại vacxin khác, câu hỏi mà các bác sĩ được nhận sau khi tiêm vacxin là: “Tiêm vacxin HPV có cần kiêng quan hệ hay không?”

    Các chuyên gia y tế trả lời rằng sau khi tiêm vacxin HPV thì bạn sẽ không cần phải chờ đợi thời gian, có nghĩa là bạn không cần kiêng quan hệ tình dục. Việc mà bạn quan hệ tình dục sẽ không để lại ảnh hưởng đến hiệu quả của vacxin HPV. 

    Một vài lưu ý về việc tiêm phòng ngừa HPV

     Một vài lưu ý về việc tiêm phòng ngừa HPV

    Một vài lưu ý về việc tiêm phòng ngừa HPV

    • Đối với nữ giới từ 9 tuổi, không mắc các bệnh cấp tính hay không dị ứng với các thành phần của vacxin sẽ có thể tiêm vacxin phòng ngừa HPV.
    • Theo các chuyên gia, vacxin HPV có hiệu quả lâu dài vì thế bạn chỉ cần tiêm 3 mũi theo phác đồ tiêm phòng và không cần tiêm thêm liều nào khác.
    • Rất nhiều người lo lắng về việc liệu tiêm vacxin HPV có để lại tác dụng phụ không. Câu trả lời là có, vacxin HPV có thể gây ra các triệu chứng như sưng đỏ, ngứa sau khi tiêm,… Tuy nhiên, việc tiêm HPV sẽ không gây ra các bệnh lý nguy hiểm, hay gây phát dục sớm do các thành phần có trong vacxin HPV. 
    • Lưu ý đối với phụ nữ đang mang thai là không nên tiêm vacxin khi đang ở giai đoạn thai kỳ. Cho đến nay thì vẫn chưa có chuyên gia nào nghiên cứu được chính xác về tác dụng bất lợi của vacxin HPV đến thai nhi. Tuy nhiên nếu bạn đang mang thai thì nên dừng việc tiêm vacxin để tránh những ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
    • Việc tiêm vacxin HPV sẽ chỉ có hiệu quả lên đến 94% chứ không phòng ngừa hoàn toàn được các bệnh lý mà virus HPV gây ra. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để được virus HPV và tiêm vacxin phòng ngừa HPV là biện pháp tối ưu nhất. 
    • Những phụ nữ sau khi tiêm vacxin HPV vẫn nên làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung bởi vacxin có tác dụng phòng ngừa chứ không phải sàng lọc ung thư cổ tử cung thông thường. 

    Đặt lịch khám và xét nghiệm virus HPV tại Tổ hợp y tế MEDIPLUS


      Kết luận

      Tổ chức Y Tế thế giới đã khuyến cáo về việc tiêm vacxin đối với người từ 9 tuổi đến 45 tuổi, kể cả với những người đã quan hệ tình dục hay đã nhiễm virus HPV. Để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình, hãy đến ngay với “TỔ HỢP Y TẾ MEDIPLUS” để thăm khám và nghe tư vấn về tiêm vacxin phòng ngừa HPV.

      TỔ HỢP Y TẾ MEDIPLUS - Địa chỉ xét nghiệm HPV uy tín

      TỔ HỢP Y TẾ MEDIPLUS – Địa chỉ xét nghiệm HPV uy tín

      Mediplus với đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa đứng đầu ngành, cùng hệ thống máy móc hiện đại, sẽ đem lại cho bạn những trải nghiệm và dịch vụ tốt nhất khi thăm khám tại đây.

      Để đặt lịch thăm khám, xin liên hệ hotline 1900 3366 của TỔ HỢP Y TẾ MEDIPLUS

      5/5 - (1 bình chọn)

        ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ

        Bài viết liên quan

        Bị nhiễm HPV có quan hệ được không? – Giải đáp thắc mắc cùng Mediplus

        Khi nhận chẩn đoán bị nhiễm HPV, nhiều câu hỏi và lo lắng có thể xuất hiện, trong đó có vấn đề về quan hệ…

        16 Th4, 2024
        723

        Tham vấn y khoa: BS Hoàng Văn Sơn

        Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

        Chữa sùi mào gà bao nhiêu tiền? Khám ở đâu tốt?

        Chi phí chữa trị sùi mào gà luôn là mối quan tâm hàng đầu của bệnh nhân khi phải đối mặt với vấn đề này.…

        24 Th12, 2024
        416

        Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

        Bệnh lậu lây qua đường nào?

        Bệnh lậu là một bệnh lý lây nhiễm khá nghiêm trọng, nếu không điều trị kịp thời, căn bệnh này sẽ để lại nhiều biến…

        28 Th10, 2024
        317

        Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

        Bị nhiễm HPV có tiêm phòng được không?

        Bị nhiễm HPV có tiêm phòng được không? là vấn đề được nhiều chị em quan tâm khi đang có nhu cầu tiêm phòng HPV.…

        25 Th4, 2024
        714

        Tham vấn y khoa: BS Hoàng Văn Sơn

        Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

        Đăng ký khám

        Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

          DỊCH VỤ NỔI BẬT

          Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

          Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

          6.660.000đ

          Tư vấn miễn phí

          CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

          Chia sẻ

          facebook-messenger-icon
          Đặt khám