Sùi mào gà có ngứa không? Mụn sùi gây đau hay thế nào?

Cập nhật 17/04/2023

6.8K

BSCKI Mai Văn Lực

Tham vấn y khoa:BSCKI Mai Văn Lực

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Bệnh Xã Hội

Sùi mào gà là căn bệnh lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm với hơn 300.000 người mắc mỗi năm (Theo số liệu sở y tế Hà Nội). Do đó, việc nhận biết sớm các dấu hiệu của sùi mào gàđể chữa trị dứt điểm rất quan trọng. Liên quan đến triệu chứng của sùi mào gà, nhiều người còn băn khoăn không biết sùi mào gà có ngứa không, điều trị sùi mào gà như thế nào cho nhanh khỏi? Hãy cùng nghe các chuyên gia của MEDIPLUS giải đáp trong bài viết dưới đây.

Bệnh sùi mào gà

Sùi mào gà (hay mụn cóc sinh dục) do virus Human papilloma (HPV) gây ra. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục, biểu hiện đặc trưng bằng các tổn thương dạng nhú lành tính ở vùng sinh dục, bẹn, mu, hậu môn và quanh hậu môn.

Bệnh sùi mào gà lây truyền chủ yếu qua đường tình dục

Bệnh sùi mào gà lây truyền chủ yếu qua đường tình dục

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2016, toàn thế giới có khoảng 300 triệu phụ nữ đã và đang nhiễm HPV. Tại Việt Nam, chưa có số thống kê cụ thể. Có nhiều tuýp HPV khác nhau gây sùi mào gà, trong đó, thường gặp nhất là tuýp 6 và 11 (chiếm 90% các ca mắc). Một số tuýp khác như tuýp 16, 18, 31, 33, 35,… gây nguy cơ loạn sản tế bào và ung thư, đặc biệt là ung thư cổ tử cung ở nữ giới.

Virus HPV lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục đường âm đạo, đường hậu môn hoặc đường miệng. Sau khi xâm nhập vào niêm mạc sinh dục thông qua các tổn thương nhỏ ở thượng bì, virus sẽ khu trú ở lớp tế bào đáy và bắt đầu sinh sản.

Mặc dù chỉ tồn tại thời gian ngắn ở môi trường ngoài, HPV vẫn có nguy cơ lây truyền cho người khác thông qua các vật dụng, dụng cụ y tế. HPV ít khi lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình chuyển dạ (khác với các bệnh STDs khác), tuy nhiên, nó vẫn có thể gây ra u nhú đường hô hấp tái phát ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Trên thực tế, chỉ có khoảng 1-2% người nhiễm HPV có biểu hiện lâm sàng. Thời kỳ ủ bệnh thay đổi tùy người, trung bình là 2,9 tháng ở nữ và 11 tháng ở nam giới. Các yếu tố thuận lợi trong việc truyền nhiễm HPV là nhiều bạn tình và mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

>>> Xem thêm chi tiết: Hình ảnh sùi mào gà qua các giai đoạn

Một số triệu chứng bệnh sùi mào gà

Khi mắc bệnh sùi mào gà, người bệnh sẽ có các tổn thương điển hình là những sẩn nông, kích thước từ 1-10mm, xuất hiện đơn độc hoặc từng cụm. Đôi khi người bệnh có thể bắt gặp các sẩn mịn hình vòm, màu da; sẩn giống súp lơ màu hồng hoặc màu da; sẩn tăng sừng vảy dày giống mụn cóc hoặc dạng sẩn dẹt hơi nhô lên, màu hồng, phẳng, bề mặt nhẵn.

U nhú sùi mào gà có thể xuất hiện đơn độc hoặc thành từng cụm

U nhú sùi mào gà có thể xuất hiện đơn độc hoặc thành từng cụm

Ở nam giới, bệnh thường gặp ở dương vật, rãnh quy đầu, mặt trong bao quy đầu, dây hãm dương vật, bìu. Nữ giới thường xuất hiện tại âm hộ, âm vật, lỗ niệu đạo, âm đạo hoặc cổ tử cung. Bên cạnh đó, các tổn thương sùi mào gà cũng có thể bắt gặp ở bẹn, vùng đáy chậu, hậu môn.

Tổn thương ở hậu môn có thể gặp ở cả hai giới ngay cả khi chưa từng quan hệ tình dục qua đường này. Sùi mào gà ở ống hậu môn thường gặp ở nam có quan hệ đồng giới. Ngoài ra, có thể gặp sùi mào gà ở miệng, môi, họng, vòm họng ở những người có quan hệ tình dục bằng miệng.

Ngoài các triệu chứng điển hình, người bệnh sùi mào gà có thể biểu hiện nhiều triệu chứng khác. Theo đó, nữ giới có dấu hiệu ra khí hư bất thường kèm theo viêm âm đạo. Nam giới có thể tiểu ra máu tươi cuối dòng nếu xuất hiện sùi mào gà ở miệng sáo hoặc niệu đạo.

Theo thời gian, các nốt sùi mào gà có thể thoái triển, không thay đổi hoặc tăng dần về kích thước và số lượng. Ở phụ nữ có thai hoặc người suy giảm miễn dịch, sùi mào gà thường phát triển nhanh với kích thước và số lượng nhiều hơn hẳn.

Sùi mào gà có ngứa không?

Sùi mào gà có ngứa không là thắc mắc của nhiều người bệnh. BSCKI Mai Văn Lực – Bác sĩ Nam học – Tiết niệu Bệnh viện E – Bác sĩ Nam học MEDIPLUS cho biết, vào thời gian đầu của bệnh, các triệu chứng của sùi mào gà chưa rõ rệt nên thường không gây ngứa.

Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng, các nốt sùi gia tăng cả về kích thước lẫn số lượng khiến vùng da bị sùi trở nên ẩm ướt, tăng tiết dịch gây ngứa ngáy, khó chịu. Nếu người bệnh gãi hoặc cọ xát mạnh, các nốt sùi có thể bị trầy xước, vỡ ra gây đau rát, chảy máu, nguy cơ viêm nhiễm và lây lan sang vùng da khác xung quanh.

Sùi mào gà gây ngứa ngáy khi bệnh tiến triển giai đoạn nặng

Sùi mào gà gây ngứa ngáy khi bệnh tiến triển giai đoạn nặng

Do sùi mào gà thường xuất hiện tại vùng sinh dục của cả hai giới, nên triệu chứng ngứa ngáy, đau rát kể trên rất dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm âm đạo (nữ), viêm nhiễm dương vật (nam). Điều này gây cho người bệnh tâm lý chủ quan, tự điều trị tại nhà khiến bệnh ngày càng tiến triển nặng hơn.

Điều trị sùi mào gà như thế nào?

Mục tiêu của quá trình điều trị sùi mào gà là loại bỏ tổn thương cho người bệnh. Đa phần bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị ngoại trú. Đối với trường hợp có nguy cơ biến chứng, phụ nữ có thai hoặc người mắc sùi mào gà với số lượng nhiều và tổn thương nghiêm trọng, chỉ định điều trị nội trú sẽ được cân nhắc do bệnh nhân cần theo dõi chặt chẽ trước và sau khi điều trị.

Hiện nay, có 2 phương pháp điều trị sùi mào gà chính là dùng thuốc gây độc tế bào Podophyllotoxin (podofilox) hoặc áp dụng phương pháp phá hủy tổn thương (bao gồm: liệu pháp lạnh, laser CO2, cắt, nạo, đốt điện). Tùy vào tuổi tác, vị trí nhiễm sùi mào gà, số lượng, kích thước tổn thương, chi phí, khả năng chuyên môn cũng như trang thiết bị hiện có mà bệnh nhân sẽ được chỉ định phương pháp phù hợp.

Có thể điều trị sùi mào gà bằng cách dùng thuốc hoặc phá hủy tổn thương

Có thể điều trị sùi mào gà bằng cách dùng thuốc hoặc phá hủy tổn thương

Bệnh nhân cũng cần hiểu rằng, không có phương pháp điều trị sùi mào gà nào được coi là vượt trội và phù hợp với tất cả bệnh nhân, cũng như các tổn thương. Những phương pháp kể trên đều không thể diệt được virus HPV. Do đó, nguy cơ tái phát hoàn toàn có thể xảy ra với tỷ lệ khác nhau tùy cơ địa người bệnh. Hiện nay, vẫn chưa biết rõ thời gian đào thải virus ra khỏi cơ thể.

Đốt sùi mào gà tại MEDIPLUS hiệu quả nhanh chóng

Đốt sùi mào gà là một trong những phương pháp điều trị được nhiều cơ sở y tế áp dụng nhờ hiệu quả cao, có thể loại bỏ hầu hết tổn thương trong một lần (89-100%) mà không gây khó chịu cho người bệnh. Đốt sùi mào gà là chỉ định ưu tiên cho các tổn thương lớn, lan rộng, sùi ở những vị trí khó điều trị (niệu đạo, âm đạo, cổ tử cung) hoặc bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp khác.

Tại MEDIPLUS, quy trình đốt sùi mào gà được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Thăm khám với chuyên gia nam học MEDIPLUS xác định tình trạng cơ thể và mức độ tổn thương.
  • Bước 2: Tiến hành gây tê tại chỗ cho người bệnh.
  • Bước 3: Sát trùng vị trí đốt sùi mào gà bằng povidine 10% hoặc chlorhexidine 2%, trải khăn vô khuẩn che phủ các bộ phận xung quanh, chỉ để lộ vùng da chứa thương tổn cần thực hiện phẫu thuật.
  • Bước 4: Loại bỏ hoàn toàn các u nhú, thương tổn trên da toàn diện cả về chiều rộng lẫn chiều sâu bằng phương pháp đốt sùi mào gà.
  • Bước 5: Làm sạch vùng da vừa thực hiện kỹ thuật đốt sùi mào gà bằng gạc tẩm dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0,9% hoặc nước oxy già 2%. Sát trùng lại bằng dung dịch povidine 10% hoặc chlorhexidine 2%.
  • Bước 6: Bôi kháng sinh (dạng kem hoặc dạng mỡ) hoặc các chất sát trùng khác để tránh tình trạng nhiễm khuẩn. Bệnh nhân được đắp gạc và băng thương tổn để tránh va chạm.

Sau khi kết thúc kỹ thuật, người bệnh sẽ được theo dõi trong vòng 30 phút (đối với trường hợp gây tê tại chỗ). Sau 3-4 tuần thực hiện đốt sùi mào gà, người bệnh có thể hồi phục. Tuy nhiên, quá trình này còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, cơ địa mỗi người,… Bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị và chỉ dẫn của bác sĩ để liệu trình đạt hiệu quả cao nhất, giảm tỷ lệ tái phát cũng như tiết kiệm chi phí điều trị.

MEDIPLUS được người bệnh sùi mào gà tin tưởng lựa chọn làm nơi điều trị

MEDIPLUS được người bệnh sùi mào gà tin tưởng lựa chọn làm nơi điều trị

Nhờ quy tụ đội ngũ bác sĩ, chuyên gia nam học “hùng hậu” kết hợp trang thiết bị tiên tiến hiện đại, cung cấp dịch vụ đạt chuẩn Singapore, Tổ hợp Y tế MEDIPLUS là đơn vị được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn điều trị.

Trên đây là lời giải đáp của chuyên gia Nam học tại MEDIPLUS về thắc mắc: “Sùi mào gà có ngứa không”. Nếu còn vấn đề gì băn khoăn, cần hỗ trợ về tình trạng bệnh lý quý khách hàng vui lòng liên hệ đến số hotline 1900 3366 để nhận được sự tư vấn sớm và đặt lịch thăm khám nhất.

Đánh giá bài viết

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Sùi mào gà có lây qua đường ăn uống không?

    Bạn lo lắng, không biết sùi mào gà có lây qua đường ăn uống không? Liệu việc dùng chung bát đũa, cốc chén với người…

    29 Th10, 2024
    437

    Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

    Bệnh sùi mào gà nhẹ có tự hết không? Điều trị sao cho hiệu quả?

    Mặc dù bệnh sùi mào gà nhẹ thường không gây đau đớn hay khó chịu, nhưng việc không điều trị kịp thời có thể dẫn…

    29 Th10, 2024
    763

    Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

    Bị nhiễm HPV có quan hệ được không? – Giải đáp thắc mắc cùng Mediplus

    Khi nhận chẩn đoán bị nhiễm HPV, nhiều câu hỏi và lo lắng có thể xuất hiện, trong đó có vấn đề về quan hệ…

    16 Th4, 2024
    728

    Tham vấn y khoa: BS Hoàng Văn Sơn

    Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

    Bị sùi mào gà có tiêm phòng HPV được không?

    Bệnh sùi mào gà là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến, do virus HPV gây ra. Điều quan trọng…

    24 Th12, 2024
    372

    Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám