Xét nghiệm bệnh lậu khi nào cần? Quy trình xét nghiệm từ A – Z

Cập nhật 28/04/2023

1.9K

BSCKI Mai Văn Lực

Tham vấn y khoa:BSCKI Mai Văn Lực

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Bệnh Xã Hội

Bệnh lậu là một trong những bệnh lây qua đường tình dục mà chúng ta cần phòng tránh và điều trị kịp thời ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Bởi vậy, khi quan hệ tình dục không an toàn với người nghi nhiễm hoặc xuất hiệu các dấu hiệu bất thường người bệnh cần thực hiện xét nghiệm bệnh lậu sớm. Vậy xét nghiệm bệnh lậu gồm những gì? Quy trình như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

 Bệnh lậu là gì?

Bệnh lậu là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra. Đây là bệnh lây lan qua đường âm đạo, miệng hoặc hậu môn do quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm bệnh, nó cũng có thể lây truyền từ phụ nữ mang  thai sang em bé khi sinh.

Lậu có thể lây nhiễm cho cả nam và nữ với tỉ lệ như nhau và phổ biến nhất ở những người trẻ tuổi từ 15 đến 24 tuổi do quan hệ tình dục không an toàn và có nhiều bạn tình.

>>> Xem thêm: Hình ảnh bệnh lậu, lậu mủ

Bệnh lậu xảy ra ở cả nam và nữ giới

Bệnh lậu xảy ra ở cả nam và nữ giới

Bệnh lậu có thể dẫn đến những triệu chứng hết sức nghiêm trọng và điển hình ở cả nam và nữ giới như sau:

  • Viêm niệu đạo ở nam giới: Thời gian ủ bệnh có thể từ 2-14 ngày. Viêm niệu đạo khởi phát thường có dấu hiệu đau nhức dương vật, khó tiểu hay tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra mủ có màu vàng-xanh, lỗ tiểu có thể bị viêm nhiễm.
  • Viêm mào tinh ở nam giới: Thường gây đau đớn, sưng tấy một bên bìu. Có thể xảy ra nhiễm trùng, áp xe quanh niệu đạo, tuyến tiền liệt hoặc túi tinh nếu không được điều trị sớm.
  • Viêm cổ tử cung ở nữ giới: Viêm cổ tử cung thường có thời kỳ ủ bệnh lớn hơn 10 ngày. Các triệu chứng của bệnh bao gồm khó tiểu tiện, ra dịch âm đạo bất thường. Khi thăm khám vùng chậu, bác sĩ có thể thấy nhầy mủ cổ tử cung hoặc nước mủ, cổ tử cung bị sưng đỏ và dễ bị chảy máu khi dụng cụ thăm khám chạm vào.
  • Bệnh viêm vùng chậu ở nữ giới (PID): Xảy ra 10-20% ở phụ nữ bị nhiễm bệnh lậu. PID có thể bao gồm viêm vòi trứng hai bên, viêm phúc mạc vùng chậu, áp xe ở vùng chậu, gây đau bụng dưới và đau khi quan hệ, thăm khám vùng bụng, phần phụ hoặc cổ tử cung.
  • Lậu cầu trực tràng: Thường không có triệu chứng và chủ yếu xảy ra ở nam giới có quan hệ tình dục đồng tính hay xảy ra ở nữ giới có quan hệ tình dục qua hậu môn. Triệu chứng của bệnh gồm trực tràng bị ngứa và ra dịch, có thể chảy máu, táo bón. Thành trực tràng có thể có ban đỏ hoặc nhầy mủ.
  • Để tình trạng bệnh kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản, nhiều trường hợp đối diện với nguy cơ vô sinh do những biến chứng nguy hiểm không được chữa trị kịp thời.

Bệnh lậu là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm và để lại nhiều biến chứng, tuy nhiên lại khá nhạy cảm nên còn nhiều người ngần ngại. Bệnh có lây lan cho cộng đồng và trở nên nghiêm trọng đến sức khỏe sinh  sản người nhiễm. Bởi vậy cần xét nghiệm bệnh lậu khi thấy có xuất hiện những triệu chứng bất thường càng sớm càng tốt để có phác đồ chữa trị phù hợp và có biện pháp bảo vệ những người xung quanh (chồng, người yêu, bạn tình,…)

>>> Cần biết: Bệnh lậu ở nam giới dấu hiệu nhận biết từng giai đoạn

Khi nào cần làm xét nghiệm bệnh lậu?

Xét nghiệm bệnh lậu nên được thực hiện thông qua những biểu hiện hay thói quen sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Người bệnh cần làm xét nghiệm trong các trường hợp sau:

  • Đối tượng đã từng quan hệ tình dục không an toàn với nhiều đối tượng khác nhau và nhất là đã từng quan hệ không an toàn với người đã mắc hoặc phát hiện thấy đang mắc bệnh lậu. Cần làm xét nghiệm càng sớm càng tốt. Bởi quan hệ tình dục không an toàn là một con đường lây lan bệnh lậu nhanh chóng và phổ biến nhất.
  • Những người đã từng mắc các bệnh xã hội như mụn sinh dục, giang mai, sùi mào gà,… cần thăm khám, kiểm tra định kỳ các bệnh tình dục.
  • Những người sinh hoạt, dùng đồ cá nhân chung, bơm kim tiêm, tiếp xúc với dịch tiết của người mắc bệnh lậu vẫn có nguy cơ mắc bệnh. Vậy nên, họ cũng cần đi làm xét nghiệm lậu để kiểm tra.
  • Những người có các biểu hiện bất thường: Đau buốt khi đi tiểu, tiểu ra máu hay tiểu mủ, cơ quan sinh dục viêm nhiễm,… cũng có thể là những biểu hiện cảnh báo bệnh lậu, cần làm xét nghiệm để phát hiện và chữa trị kịp thời.
  • Thực hiện sàng lọc bệnh lậu ngay cả khi không có triệu chứng trước khi kết hôn hoặc phát sinh quan hệ tình dục.
  • Phụ nữ mang thai nên thực hiện xét nghiệm bệnh lậu vào trước thời điểm sinh để chắc chắn không bị bệnh, tránh lây nhiễm cho trẻ.
Phụ nữ mang thai cần thực hiện xét nghiệm trước sinh

Phụ nữ mang thai cần thực hiện xét nghiệm trước sinh

Các xét nghiệm bệnh lậu thường quy

Hiện nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại và ngành y  tế ngày càng tân tiến, có nhiều các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh lậu. Các xét nghiệm phổ biến dưới đây và được đánh giá cao về mức độ chính xác là:

3.1. Xét nghiệm nuôi cấy tìm vi khuẩn lậu

Đây là phương pháp tiêu chuẩn để chẩn đoán sớm và điều trị bệnh lậu. Mẫu bệnh phẩm có thể được lấy từ cổ họng, âm đạo hoặc trực tràng,… và nuôi cấy trong môi trường phù hợp để phát hiện vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae.

Phương pháp nuôi cấy tìm vi khuẩn còn gặp nhiều khó khăn do vi khuẩn lậu rất nhạy cảm với nhiệt độ và môi trường; thời gian nuôi cấy mất từ 3-5 ngày. Mẫu bệnh phẩm lấy xong cần phải được chuyển về phòng xét nghiệm càng sớm càng tốt.

3.2. Xét nghiệm nhuộm màu gram tìm khuẩn lậu cầu

Phương pháp nhuộm gram tìm khuẩn lậu cầu là sử dụng thuốc nhuộm chuyên dụng để khiến các thành phần của  khuẩn lậu cầu hiện lên trên lam kính khi quan sát dưới kính hiển vi.

Đây là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện và cho kết quả nhanh (khoảng 1-2 giờ) nhưng độ nhạy của xét nghiệm không cao trong trường hợp mẫu dịch quá ít, mật độ vi khuẩn thấp. Hơn nữa, phương pháp này kém hiệu quả hơn ở nữ giới do dịch âm đạo có nhiều loại vi khuẩn khác nhau cũng bắt màu nhuộm.

Xét nghiệm nhuộm màu gram tìm vi khuẩn lậu

Xét nghiệm nhuộm màu gram tìm vi khuẩn lậu

3.3. Xét nghiệm PCR

Phương pháp PCR là phương pháp có độ đặc hiệu, độ nhạy cao (tới 98%), cho phép  phát hiện vi khuẩn lậu ở giai đoạn sớm của bệnh. PCR thường được chỉ  định cho các bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ, chưa rõ ràng, mẫu bệnh phẩm là: dịch niệu đạo (nam giới), dịch âm đạo (nữ giới), nước tiểu đầu dòng (nên lấy nước tiểu sau khi nhịn tiểu ít nhất hai giờ hoặc mới ngủ dậy),…

Quy trình làm xét nghiệm bệnh lậu

Quy trình xét nghiệm bệnh lậu đạt chuẩn, chuyên nghiệp từ A-Z gồm các bước sau:

Thăm khám lâm sàng

Trước khi thực hiện xét nghiệm, người bệnh cần thực hiện một bước vô cùng cần thiết trong quy trình là thăm khám lâm sàng. Bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân một số thông tin liên quan đến bệnh: tiền sử bệnh lý, thói quen quan hệ tình dục, thời gian xuất hiện triệu chứng từ bao giờ,… và sau đó là thăm khám bệnh để được ra chẩn đoán ban đầu và chỉ định những xét nghiệm phù hợp cho từng trường hợp.

Lấy mẫu xét nghiệm

Mẫu bệnh phẩm dùng để làm xét nghiệm chẩn đoán bệnh lậu thường được lấy từ dịch niệu đạo, âm đạo, nước tiểu hoặc dịch rỉ mắt tùy thuộc vào từng trường hợp riêng.

  • Lấy dịch niệu đạo nam: Dịch niệu đạo nam nên lấy vào buổi sáng trước khi đi tiểu, dùng hai que tăm bông (1 tăm bông để nuôi cấy, 1 để soi trực tiếp). Dùng tăm bông vô trùng đưa vào niệu đạo khoảng 2-3 cm, xoay tròn và để trong đó khoảng 5 giây rồi rút tăm bông ra.
  •  Lấy dịch âm đạo phụ nữ: Bệnh phẩm dịch âm đạo ở nữ giới chủ yếu lấy ở niệu đạo và cổ tử cung. Dùng hai que tăm bông, hoặc que cấy (1 để nuôi cấy, 1 để soi trực tiếp). Dùng que cấy hoặc tăm bông vô trùng đưa sâu vào cổ tử cung, xoay tròn tăm bông ở các vị trí cổ tử cung và để giữ nguyên 5-10 giây rồi rút ra.
  •  Nước tiểu đầu dòng vào buổi sáng: Để cho bệnh nhân nhịn tiểu suốt đêm (lấy nước tiểu vào buổi sáng) hoặc có thể nhịn tiểu sau 3 giờ. Trước khi lấy mẫu bệnh phẩm nước tiểu cần rửa sạch bộ phận sinh dục ngoài bằng dung dịch rửa. Sau đó, lấy đoạn đầu nước tiểu vào lọ ống nghiệm miệng rộng đã vô trùng, tuyệt đối không lấy nước tiểu qua bô.
  • Lấy dịch rỉ mắt ở trẻ sơ sinh: Dùng ngón trỏ, ngón cái có đi găng ấn vào khóe hai mí mắt của trẻ sơ sinh để mủ kết mạc chảy ra. Dùng tăm bông vô trùng, chọc và để khoảng 5-10 giây để mủ thấm vào bông.
Quy trình lấy dịch âm đạo phụ nữ để làm xét nghiệm

Quy trình lấy dịch âm đạo phụ nữ để làm xét nghiệm

Nuôi cấy, phân lập, xét nghiệm tìm vi khuẩn lậu

Các mẫu bệnh phẩm sau khi thu được sẽ đem đi nuôi cấy, phân lập, nhuộm soi hoặc làm xét nghiệm để tìm vi khuẩn lậu.

Một số lưu ý khi làm xét nghiệm bệnh lậu để kết quả xét nghiệm chính xác, trước khi làm xét nghiệm, người bệnh cần quan tâm:

  • Nếu là phụ nữ, tuyệt đối không nên thụt rửa âm đạo hoặc bôi kem âm đạo trong vòng 24 giờ trước khi làm xét nghiệm.
  • Không nên uống rượu bia, các đồ uống có cồn hoặc các chất kích thích như cafe, thuốc lá,… Hạn chế các đồ ăn nhiều tinh bột, chất béo, các thực phẩm chế biến sẵn, nhiều đường,… Uống đủ nước và nghỉ ngơi, giữ cho tinh thần luôn thoải mái, sảng khoái.
  • Nếu có đang sử dụng một số loại kháng sinh, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ và tuyệt đối tuân thủ chỉ định.
  • Với cả nam và nữ lấy xét nghiệm nước tiểu, cần nhịn tiểu trong vòng ba giờ trước khi lấy mẫu.

Hy vọng, qua bài viết này, người đọc sẽ được cung cấp các thông tin tổng quát nhất về bệnh lậu, thời điểm và quy trình làm xét nghiệm bệnh lậu, và các phương pháp xét nghiệm thường quy phổ biến giúp chẩn đoán bệnh hiện nay. Nếu còn điều gì thắc mắc, quý khách hàng vui lòng liên hệ Hotline 1900 3366 để được hỗ trợ sớm nhất!

5/5 - (1 vote)

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Bệnh lậu có chữa được không? Chữa bao lâu thì khỏi?

     Bệnh lậu là căn bệnh xã hội xảy ra ở cả nam và nữ giới, mức độ nguy hiểm của bệnh tùy thuộc vào nguyên…

    28 Th10, 2024
    480

    Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

    Các giai đoạn sùi mào gà: Dấu hiệu và 2 cách điều trị 

    Sùi mào gà là một trong những bệnh truyền nhiễm đáng quan ngại hiện nay. Căn bệnh này tuy không quá nguy hiểm đến tính…

    29 Th10, 2024
    436

    Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

    Sùi mào gà giai đoạn đầu có ngứa không? Có chữa được không?

    Bệnh sùi mào gà giai đoạn đầu còn được gọi là bệnh sùi mào gà nhẹ. Căn bệnh này chủ yếu do virus Human Papillomavirus…

    29 Th10, 2024
    278

    Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

    Bị sùi mào gà có tiêm phòng HPV được không?

    Bệnh sùi mào gà là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến, do virus HPV gây ra. Điều quan trọng…

    16 Th9, 2024
    201

    Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám