Chụp X quang phổi – Nhiều bệnh lý được phát hiện sớm

Cập nhật 31/05/2023

12.0K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Chụp X Quang

Chụp X quang phổi là kỹ thuật có ý nghĩa rất lớn trong sàng lọc và phát hiện những dấu hiệu bất thường tại những vị trí khác nhau của phổi. Vậy chụp X-quang phổi phát hiện những bệnh gì? Người bệnh cần lưu ý gì khi chụp X quang phổi? Tham khảo bài viết dưới đây để được giải đáp về những vấn đề này nhé!

Chụp X quang phổi là gì?

Chụp X quang phổi sàng lọc các bệnh lý

Chụp X quang phổi sàng lọc các bệnh lý

Chụp X quang phổi là chỉ định thường gặp trong quá trình sàng lọc các bệnh lý liên quan đến phổi. Dụng cụ chuyên biệt không thể thiếu phục vụ cho kỹ thuật này là máy chụp X-quang với bóng phát tia X có thể di chuyển, được gắn với trục kim loại lớn.

Người bệnh được hướng dẫn đứng trước một tấm chứa phim Xquang, hoặc một đầu thu có thể ghi lại hình ảnh của toàn bộ cơ quan thuộc lồng ngực như phổi, tim, đường thở,..

Kỹ thuật này có những ưu và nhược điểm như sau:

Ưu điểm:

  • Kỹ thuật thực hiện đơn giản, nhanh chóng, không gây đau hay tổn thương xâm lấn.
  • Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh ít tốn kém.
  • Chụp X-quang phổi giúp phát hiện và đánh giá sơ bộ đa số những tổn thương tại phổi, lồng ngực và bệnh lý về tim như: tràn dịch màng phổi, viêm phổi, ung thư phổi hay tình trạng gãy xương sườn,…

Nhược điểm:

  • Không cho phép bác sĩ thấy được những tổn thương nhỏ của phổi ở những giai đoạn đầu của bệnh lý.
  • Khi chụp X-quang phổi, tổn thương tại phổi có thể bị che lấp bởi bóng tim, xương sườn,…
  • Đối với những tổn thương ở vị trí đỉnh phổi, chụp Xquang chưa phải là kỹ thuật tối ưu nhất.
  • Kỹ thuật chụp Xquang phổi bắt buộc phải sử dụng tia bức xạ X, tia này gây nên hiện tượng ion hóa có hại cho con người. Đối với phụ nữ mang thai, chụp X quang có thể gây những tác hại nhất định cho thai nhi.

Tại sao cần chụp X quang phổi?

Chụp X quang phổi là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được sử dụng để đánh giá và theo dõi tình trạng của phổi. Phương pháp này giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác, phát hiện sớm những tổn thương tới thùy, phân thùy của phổi và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Ngoài ra, chụp X-quang phổi còn là phương pháp giúp bác sĩ theo dõi tình trạng hồi phục của phổi trong thời gian điều trị bệnh.

Chụp X-quang phổi phát hiện sớm bệnh gì?

Về nguyên lý, máy X quang sẽ chiếu tia X vào ngực người bệnh, tia X sẽ xuyên qua các cơ quan của lồng ngực, và cho ra hình ảnh phim của tim, phổi, bộ xương lồng ngực,… Dựa vào hình ảnh này, bác sĩ có thể xác định và chẩn đoán sớm một số trường hợp bệnh lý như sau:

Tràn dịch màng phổi

Hình ảnh chụp Xquang của tràn dịch màng phổi có những đặc điểm: mờ đậm, đồng đều, bờ rõ, không có hiện tượng co kéo. Đối với trường hợp tràn dịch nhiều, trên phim chụp X-quang sẽ thấy mờ đều toàn bộ một bên phổi. Đối với trường hợp tràn dịch vừa phải, trên phim chụp sẽ thấy đường cong Damoiseau – đường cong có phía lõm quay lên trên.

Hình ảnh tràn dịch màng phổi trên phim chụp X-quang

Hình ảnh tràn dịch màng phổi trên phim chụp X-quang

Tràn khí màng phổi

Trường hợp tràn khí màng phổi ít, có thể chỉ phát hiện tình cờ trên phim X-quang. Nếu tràn khí màng phổi nhiều sẽ gây hội chứng tràn khí màng phổi trên lâm sàng.

Tùy theo tràn khí màng phổi nhiều hay ít mà trên phim Xquang có thể thấy phổi bên bệnh bị xẹp nhiều hay ít. Đối với trường hợp nghi ngờ tràn khí màng phổi nhưng trên phim chụp phổi thẳng không phát hiện được thì tiến hành chụp phim phổi nghiêng. Trường hợp tràn khí màng phổi nhiều, nhu mô phổi co rúm thành một cục nhỏ ở rốn phổi bên tràn khí.

Hình ảnh tràn khí màng phổi trên phim chụp X-quang

Hình ảnh tràn khí màng phổi trên phim chụp X-quang

Viêm phổi

Là hiện tượng viêm nhiễm của nhu mô phổi do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng gây ra. Về giải phẫu người, người ta chia ra làm viêm phổi thùy và phế quản phế viêm.

Hình ảnh chụp X quang viêm phổi thùy sẽ có một đám mờ tại một thùy hoặc một phân thùy, có hình tam giác đáy quay ra ngoài, đỉnh quay vào trong.

Hình ảnh viêm phổi thùy dưới bên phải trên phim X-quang

Hình ảnh chụp phế quản có nhiều nốt mờ rải rác hai bên nhất là ở vùng đáy.

Áp xe phổi

Áp xe phổi là hiện tượng xuất hiện ổ mủ trong một vùng phổi hoại tử thành hang cấp tính hoặc mạn tính do vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng gây nên. Hình ảnh áp xe phổi trên phim X-quang chỉ thấy đám mờ như viêm phổi: Hình tam giác đỉnh quay về phía rốn phổi, đáy quay ra phía ngoại vi, có hình hang có mức nước – hơi.

Hình ảnh áp xe phổi trên phim X-quang

Hình ảnh áp xe phổi sau quá trình chụp thu được

Lao phổi

Tùy vào mỗi loại lao phổi mà hình ảnh chụp X quang phổi sẽ cho ra những kết quả khác nhau, cụ thể:

  • Lao sơ nhiễm: Ảnh chụp X quang sẽ có hình quả tạ được tạo nên bởi ổ sơ nhiễm lao, viêm hạch rốn phổi và đường bạch mạch.
  • Lao thâm nhiễm sớm: Ảnh chụp Xquang phổi sẽ xuất hiện đám mờ không đồng đều, ranh giới không rõ ở vùng trên phổi.
  • Lao phổi mạn tính: Ảnh X-quang có hình nốt, hình xơ, hình hang, co kéo xẹp phổi.
  • Lao kê: Ảnh X quang xuất hiện nhiều chấm mờ nhỏ rải rác khắp 2 trường phổi.
Hình ảnh lao phổi trên phim X-quang

Hình ảnh lao phổi trên phim thu được khá rõ nét

Ung thư phổi

Đối với ung thư phổi thì X quang phổi là xét nghiệm cận lâm sàng rất quan trọng và không thể thiếu trong chẩn đoán ung thư:

  • Hình ảnh trực tiếp: đám mờ thường có đường kính trên 3cm, bờ không rõ, có múi, hoặc tua gai. Ít khi thấy có vôi hóa trong đám mờ, nếu có thì thường lệch tâm. Khi hoạt tử có thể có hình hang thành dày, bờ bên trong gồ ghề;
  • Hình ảnh gián tiếp: Khối u chèn ép vào đường thở tạo hình ảnh “khí cạm”, xẹp phổi, viêm phổi dưới chỗ chít hẹp, hoặc chèn ép thần kinh hoành gây liệt hoành,…
Hình ảnh ung thư phổi trên phim X-quang

Hình ảnh ung thư phổi trên phim được bác sĩ chẩn đoán

Khi nào nên chụp X quang phổi?

Mặc dù còn nhiều mặt hạn chế, nhưng chụp X quang phổi thông thường vẫn là kỹ thuật sàng lọc đầu tiên được bác sĩ chỉ định khi nghi ngờ bệnh lý về phổi, bác sĩ có thể chỉ định trong nhiều trường hợp khác nhau:

  • Kiểm tra tình trạng phổi trong thăm khám sức khỏe định kỳ.
  • Người bệnh có triệu chứng bệnh lý liên quan đến phổi như: Khó thở, đau tức ngực, ho dai dẳng,…
  • Chẩn đoán sàng lọc bệnh lý nếu nghi có nguy cơ bị chấn thương ngực, dập phổi, tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi,…

Chụp X-quang phổi thực hiện như thế nào?

Người bệnh trước khi chụp X-quang sẽ được bác sĩ thăm khám, tư vấn và hướng dẫn từng bước chuẩn bị. Tuy nhiên, nếu nắm vững được những thông tin dưới đây sẽ giúp người bệnh chủ động và tiết kiệm thời gian:

Chuẩn bị trước khi chụp

  • Mang đầy đủ tài liệu, hồ sơ bệnh án, kết quả chụp X-quang phổi trước đó (nếu có) để giúp bác sĩ dễ dàng đối chiếu và nắm bắt chính xác tình trạng bệnh.
  • Đối với phụ nữ mang thai, hoặc nghi ngờ mang thai cần phải thông báo thành thật với bác sĩ nhằm tránh sự ảnh hưởng không tốt của tia X lên thai nhi.
  • Khi chụp Xquang phổi người bệnh cần mặc đồ mỏng, nhẹ hoặc mặc quần áo chuyên dụng do cơ sở y tế cung cấp
  • Khi chụp Xray người bệnh phải tháo bỏ mọi tư trang, vật dụng kim loại trên người, bao gồm cả thiết bị điện tử nhằm tránh ảnh hưởng đến kết quả chụp.

Thực hiện kỹ thuật chụp

Quá trình chụp X-quang phổi sẽ được thực hiện tại phòng chuyên biệt, với trang thiết bị được lắp đặt cẩn thận để ngăn chặn tia X rò rỉ ra ngoài. Quy trình chụp phổi sẽ gồm các bước:

  • Người bệnh sẽ được kỹ thuật viên hướng dẫn đứng gần tấm phim chụp X quang hoặc đầu thu đặc biệt để ghi được hình ảnh vào máy tính.
  • Nhân viên y tế sẽ hướng dẫn người bệnh cách đứng chụp, hoặc di chuyển theo những vị trí, góc độ khác nhau để tăng độ nét cho hình ảnh. Trong trường hợp tư thế đứng gặp khó khăn, bệnh nhân có thể chụp trong tư thế ngồi hoặc nằm.
  • Khi chụp, người bệnh cần hít một hơi sâu và nín thở trong vài giây. Việc giữ hơi thở sau khi hít vào sẽ thu được hình ảnh tim và phổi rõ ràng hơn.

Hình ảnh phim và đọc kết quả

Thông qua những dấu hiệu trên phim chụp Xquang phổi, bác sĩ sẽ đánh giá được tình trạng bệnh lý liên quan đến phổi và nghi ngờ các vấn đề về phổi khác nếu có.

Các bác sĩ sẽ thảo luận về kết quả chẩn đoán và đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp cho người bệnh. Trong một số trường hợp, để có thể đưa ra kết luận chính xác nhất, bác sĩ cũng có thể chỉ định thêm các xét nghiệm cần thiết khác.

Những câu hỏi về chụp Xquang phổi bạn đang quan tâm

Có phải nhịn ăn uống trước khi đi chụp x quang tim phổi không?

Hầu hết các trường hợp chụp X-quang không yêu cầu nhịn ăn. Tuy nhiên trong một số trường hợp chụp vùng bụng người bệnh cũng cần nhịn ăn để có kết quả chính xác hơn.

Chụp X quang phổi nhiều lần có ảnh hưởng gì không?

Nếu sử dụng tia X nhiều trong thời gian ngắn, kèm theo cường độ mạnh sẽ gây hại và làm tổn thương tới chức năng sinh lý của cơ thể. Ví dụ như khiến người bệnh bị bỏng, rụng tóc hoặc có thể tử vong.

Tuy nhiên, chụp X-quang sẽ không gây hại cho sức khỏe nếu như tần suất, và thời gian giãn cách giữa những lần chụp hợp lý 5-7 lần/năm. Nếu 1 tuần phải chụp 2 lần người bệnh phải được sự chỉ định từ bác sĩ khi thực sự cần thiết, không được tự ý đi chụp.

Hiện nay, Bộ Y tế đã đưa ra tiêu chuẩn an toàn trong việc áp dụng kỹ thuật chụp Xquang. Cụ thể là thiết bị, máy móc, phòng chụp phải đạt tiêu chuẩn, giảm tối thiểu sự ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của con người. Song song đó, đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên thực hiện chụp phải có chuyên môn, được đào tạo bài bản để có thể phục vụ bệnh nhân một cách tốt nhất.

Để chụp X-quang phổi cho kết quả đúng cần lưu ý gì?

Để kết quả chụp được chính xác người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

  • Người bệnh nữ cần phải thông báo với bác sĩ hoặc kỹ thuật viên trước khi chụp X-quang nếu đang mang thai hoặc chậm kinh vì tia X có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.
  • Người bệnh cần mặc đồ nhẹ, mỏng hoặc dùng áo chuyên dụng của bệnh viện hoặc để lộ phần cần chụp, tùy theo yêu cầu và hướng dẫn của bác sĩ.
  • Bỏ đồ trang sức, các vật dụng bằng kim loại có thể ngăn cản tia X xuyên qua cơ thể, gây ảnh hưởng đến kết quả chụp.

Chi phí chụp X-quang phổi bao nhiêu tiền, thực hiện ở đâu?

Bên cạnh việc tìm hiểu các thông tin về kỹ thuật chụp X-quang phổi, lựa chọn một cơ sở y tế uy tín, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về an toàn trong khám chữa bệnh là điều vô cùng quan trọng.

Chi phí cho một lần chụp X-quang sẽ phụ thuộc vào vị trí chụp, chụp thẳng hay chụp nghiêng và cơ sở khám chữa bệnh. Chi phí giao động khoảng 250.000 đồng – 450.000 đồng.

Tổ hợp Y tế MEDIPLUS với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại đạt chuẩn quốc tế đảm bảo đem lại sự an toàn và hài lòng cho người bệnh.

Trên đây là toàn bộ thông tin cần biết về chụp X quang phổi. Để biết thêm chi tiết về dịch vụ chụp X-quang, chẩn đoán hình ảnh tại MEDIPLUS, khách hàng xin vui lòng liên hệ tới hotline: 1900 3366.

5/5 - (1 bình chọn)

    ĐẶT LỊCH CHỤP X-QUANG

    Đặt lịch chụp X Quang ngay để nhận tư vấn và xếp lịch với các chuyên gia MEDIPLUS!


    Bài viết liên quan

    Giá chụp X quang cột sống cổ là bao nhiêu? Ở đâu tốt?

    Bạn đang lo lắng về tình trạng đau mỏi cổ và muốn tìm hiểu về giá chụp x quang cột sống cổ? Đồng thời tìm…

    20 Th12, 2024
    97

    Chuyên mục: Chụp X Quang

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám