Đau nhức xương khớp tê bì chân tay: Nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả

Cập nhật 25/01/2024

842

Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp

Đau nhức xương khớp tê bì chân tay là tình trạng xảy ra phổ biến ở những người cao tuổi. Đặc biệt là khi thời tiết thay đổi thì cơn đau càng thêm trầm trọng, vì vậy người bệnh cần thăm khám bác sĩ và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng sau này.

Nguyên nhân gây ra đau nhức xương khớp tê bì chân tay

Dưới đây là những nguyên nhân gây ra đau nhức xương khớp tê bì chân tay

Dưới đây là những nguyên nhân gây ra đau nhức xương khớp tê bì chân tay

Đau nhức xương khớp tê bì chân tay có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân phổ biến phải kể đến đó là:

  • Vấn đề cột sống: Một số các bệnh lý như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp, đau dây thần kinh tọa là nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức xương, tê bì tay chân, ảnh hưởng tới các hoạt động sinh hoạt thường ngày.
  • Biến đổi thời tiết: Thay đổi thời tiết cũng là nguyên nhân gây ra cho bạn cảm giác đau nhức xương vì các mô và xương trong cơ thể nhạy cảm với sự biến đổi của áp suất không khí, độ ẩm trong môi trường. Điều này đã tạo áp lực lên xương khớp khiến xương khớp của bạn sẽ rơi vào tình trạng đau mỏi, rã rời, khó khăn trong việc vận động.
  • Đặc thù công việc: Với những công việc đặc thù như nhân viên văn phòng, bạn sẽ phải ngồi lâu trong cùng một tư thế. Chính điều này sẽ gây ra cảm giác đau nhức cho cơ thể. Để tránh tạo áp lực cho xương khớp, bạn cần ngồi đúng tư thế, vận động đi lại và nghỉ ngơi đúng lúc.

Đau nhức xương khớp tê bì chân tay là bệnh gì?

Đau nhức xương khớp tê bì chân tay thường là dấu hiệu của bệnh gì?

Đau nhức xương khớp tê bì chân tay thường là dấu hiệu của bệnh gì?

Theo các chuyên gia y tế của MEDIPLUS, đau nhức xương khớp tê bì chân tay có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng phổ biến là liên quan tới các bệnh lý bao gồm:

  1. Thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống là tình trạng phổ biến, thường xảy ra với những người già. Đây là quá trình tự nhiên khi các đĩa đệm giữa các đốt sống bắt đầu mất đi tính linh hoạt và độ đàn hồi. 

Các triệu chứng thường gặp của bệnh thoái hóa cột sống có thể bao gồm đau lưng, cứng cơ, giảm khả năng di chuyển, cảm giác tê bì ở chân tay và trong một số trường hợp nghiêm trọng có thể gây ra các vấn đề về thần kinh.

Để làm chậm quá trình thoái hóa cột sống thì việc bạn cần làm là duy trì một lối sống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và chăm sóc sức khỏe.

  1. Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bình thường, chèn ép vào rễ dây thần kinh tạo nên cảm giác đau, tê dữ dội ở vùng cột sống bị ảnh hưởng.

Các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm có thể là: 

  • Đau ở vùng lưng hoặc tùy thuộc vào vị trí mà bị thoát vị đĩa đệm
  • Do áp lực lên dây thần kinh nên có thể gây ra cảm giác tê bì, đau mỏi ở chân, đùi hoặc các vùng khác của cơ thể.

Để giúp giảm tình trạng đau mỏi xương khớp, tê bì chân tay thì người bệnh cần nghỉ ngơi, vận động thường xuyên, thay đổi lối sống, ăn uống đầy đủ hoặc nghiêm trọng hơn thì có thể dùng thuốc.

  1. Thoái hóa khớp 

Thoái hóa khớp là quá trình tự nhiên thường xảy ra với những người lớn tuổi, ảnh hưởng đến các khớp trong cơ thể. Đây là quá trình mà mô sụn bao quanh đầu xương trong khớp bị suy giảm chất lượng, dẫn đến mất tính linh hoạt trên cơ thể, gây đau đớn và khó chịu khi di chuyển.

Biểu hiện của thoái hóa khớp thường bao gồm cảm giác đau và không thoải mái khi di chuyển khớp, sưng tại vùng khớp bị ảnh hưởng và gây khó khăn trong hoạt động thường ngày. Những biểu hiện này có thể kiểm soát thông qua việc thực hiện các bài tập vận động, lối sống lành mạnh và chế độ ăn cân đối. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các phương pháp giảm đau và tập luyện theo sự hướng dẫn của bác sĩ và chuyên gia y tế để giảm thiểu các triệu chứng và duy trì sức khỏe tốt hơn.

  1. Đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa là tình trạng đau ở dọc theo đường thần kinh tọa, một trong những dây thần kinh lớn nhất của cơ thể, từ phần dưới của lưng đi qua mông và xuống chân.

Nguyên nhân chính của đau thần kinh tọa thường do áp lực lên dây thần kinh gây ra những cơn đau âm ỉ, cảm giác tê bì chân.

Các triệu chứng của đau thần kinh tọa thường là: 

  • Cảm giác đau lan rộng theo đường thần kinh tọa
  • Tê bì ở chân, mắt cá chân.
  • Khó khăn khi ngồi 

Đau thần kinh tọa được chẩn đoán thông qua việc xét nghiệm hình ảnh X-quang. Và để điều trị đau thần kinh tọa bạn phải sử dụng thuốc, liệu pháp vật lý, hoặc phẫu thuật trong trường hợp bệnh trở nên nghiêm trọng.

5 cách điều trị đau nhức xương khớp tê bì chân tay

Đau nhức xương khớp tê bì chân tay là bệnh lý phổ biến, gây khó khăn cho cuộc sống sinh hoạt. Dưới đây, MEDIPLUS sẽ mách bạn 5 cách để giảm thiểu tình trạng đau nhức xương và tê bì tay chân.

  1. Vận động cơ thể
Tập thể dục hàng ngày là cách giúp bạn giảm đau nhức xương khớp tê bì chân tay

Tập thể dục hàng ngày là cách giúp bạn giảm đau nhức xương khớp tê bì chân tay

Vận động cơ thể như việc tập thể dục hàng ngày là cách giúp bạn giảm đau xương khớp, tê bì chân tay. Đặc biệt với những người phải thường xuyên ngồi trước máy tính, khi ấy cơ thể ngồi quá lâu với cùng một tư thế làm áp lực lên xương khớp gây nên tình trạng đau.

Bạn có thể tập thể tập bài nhẹ nhàng hoặc tập yoga để cải thiện sức khỏe, tăng hiệu suất trong công việc.

  1. Chế độ ăn uống

Một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất với các loại vitamin sẽ giúp cho bạn giảm tình trạng đau nhức ở xương khớp, tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm. Một số dưỡng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể đó là protein, vitamin B, vitamin C,… 

  1. Vật lý trị liệu

Massage có thể giúp giảm căng thẳng, thư giãn gân cơ, khiến cơ thể thoải mái dễ chịu. Đây là phương pháp khá đơn giản, bạn chỉ cần xoa hai lòng bàn tay vào nhau rồi xoa bóp nhẹ nhàng lên vai hay tay chân từ 20-30 phút sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Các phương pháp tạo áp lực như châm cứu cũng có thể giúp giảm đau và tăng cường tuần hoàn máu

  1. Sử dụng thuốc 

Để giảm tình trạng đau nhức xương khớp tê bì chân tay thì bạn nên sử dụng các loại thuốc theo chỉ thị của bác sĩ như thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid, thuốc bổ sung vitamin,… Việc sử dụng thuốc sẽ giúp bệnh lý cải thiện nhanh chóng, hoạt động thường ngày sẽ dễ dàng hơn. Ngoài ra bạn có thể thử áp dụng các bài thuốc dân gian để điều trị đau nhức xương khớp

>>> Xem thêm: Củ ráy chữa bệnh xương khớp

  1. Thăm khám bác sĩ

Nếu sau khi uống thuốc mà tình trạng đau nhức xương khớp vẫn không suy giảm thì bạn nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Với đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao về cơ xương khớp, công nghệ máy móc 4.0 hiện đại, dịch vụ chăm sóc tận tình thì Tổ hợp y tế MEDIPLUS sẽ giúp cho bạn cải thiện được bệnh lý đau nhức xương khớp tê bì chân tay theo lộ trình phù hợp.

Đến ngay tổ hợp y tế MEDIPLUS để thăm khám

Đến ngay tổ hợp y tế MEDIPLUS để thăm khám

“TỔ HỢP Y TẾ MEDIPLUS” tại địa chỉ: Tầng 2, Trung tâm thương mại Mandarin Garden 2, 99 phố Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội. Hoặc liên hệ  hotline 1900 3366 để được tư vấn trực tiếp.

Đau nhức xương khớp tê bì chân tay có thể làm cản trở tới hoạt động thường ngày của bạn. Vì vậy hãy trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để giảm thiểu tình trạng đau mỏi, tê bì ảnh hưởng đến cơ thể.

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ

    Bài viết liên quan

    Ung thư cột sống: 2 Nguyên nhân và 4 Cách điều trị

    Các cơn đau lưng nghiêm trọng có dẫn đến ung thư cột sống hay không là băn khoăn được rất nhiều người bệnh xương khớp…

    29 Th11, 2024
    112

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    9 Bài tập cột sống lưng cải thiện thoái hóa, đau lưng tại nhà

    Đau lưng hay thoái hóa cột sống không còn là vấn đề lớn nếu bạn biết cách áp dụng các bài tập cột sống lưng…

    05 Th1, 2025
    56

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Thoái hóa cột sống có chữa được không? 5 Lưu ý

    Bệnh thoái hóa cột sống có chữa được không hiện đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. Thoái hóa cột sống là một…

    29 Th11, 2024
    111

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Trào ngược dạ dày có tự khỏi không? 5 Lưu ý khi chữa bệnh 

    Trào ngược dạ dày là một bệnh lý phổ biến liên quan đến hệ tiêu hóa, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.…

    16 Th12, 2024
    107

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám