Chỉ số Acid uric cao bao nhiêu thì bị gout?

Cập nhật 05/05/2023

12.5K

TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tham vấn y khoa:TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Cơ - Xương - Khớp

Acid uric trong máu tăng cao quá mức là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh gout. Do đó, đây được coi là chỉ số vàng đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán bệnh gout. Vậy axit uric cao bao nhiêu thì bị bệnh gout? Hãy cùng theo dõi chia sẻ của TS. BSCKII Lê Quốc Việt – Nguyên giám đốc Trung Tâm Cơ xương khớp Bệnh viện E – Chuyên gia Cơ xương khớp MEDIPLUS qua bài viết dưới đây!

Acid uric là gì?

Axit uric là một sản phẩm tự nhiên trong cơ thể, được hình thành thông qua quá trình dị hóa adenin và guanine của các axit nucleic. Đây cũng là sản phẩm chuyển hóa của các chất có nhân purin với khối lượng phân tử là 169 dalton.

Acid uric trong máu

Acid uric trong máu

Axit uric được tạo ra từ hai nguồn chính, bao gồm nguồn nội sinh và nguồn ngoại sinh

Nguồn gốc ngoại sinh của axit uric bao gồm các thực phẩm hàng ngày chứa khoảng 100-200mg purin. Một số thực phẩm và đồ uống có chứa nhân purin, chẳng hạn như nội tạng động vật, cá biển, hải sản, bia rượu,…

Nguồn gốc nội sinh của axit uric là quá trình chuyển hóa axit nucleic trong cơ thể, trung bình khoảng 600mg/ngày. Quá trình chuyển hóa này xảy ra chủ yếu tại gan và một phần nhỏ diễn ra tại niêm mạc ruột.

Thế còn chỉ số Axit uric là gì?

Chỉ số acid uric là nồng độ axit uric trong máu,được đo bằng đơn vị mg/dL hoặc µmol/L, thông qua các xét nghiệm máu hoặc nước tiểu.

Mức độ axit uric cao hơn mức trung bình sẽ là một căn cứ để chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh gout và các bệnh liên quan khác như viêm khớp, sỏi thận,… Ngoài ra các nguyên nhân khác nhau như di truyền, chế độ ăn uống, bệnh tim mạch, bệnh thận và một số loại thuốc cũng có thể làm tăng  axit uric trong máu.

>>> Bạn cần biết: Hình ảnh bệnh gout từng giai đoạn

Chỉ số axit uric bao nhiêu là bình thường?

Mức độ acid uric trong máu thường được duy trì ổn định ở nồng độ dưới 7,0 mg/dl (420 micromol/l với nam) và dưới 6,0 mg/dl (360 micromol/l với nữ) thông qua sự cân bằng giữa quá trình tổng hợp và đào thải của cơ thể. Bất kỳ sự mất cân bằng nào giữa hai quá trình này, chẳng hạn như tăng tổng hợp acid uric hoặc giảm đào thải, đều gây tăng mức độ acid uric trong máu.

Khi mức độ acid uric trong máu vượt quá mức tham chiếu cho phép (tùy thuộc vào từng phòng xét nghiệm, tuổi và giới tính), thường là trên 7,0 mg/dl (420 micromol/l) ở nam và trên 6,0 mg/dl (360 micromol/l) ở nữ, người bệnh được chẩn đoán là tăng acid uric máu.

Chỉ số axit uric có được thông qua xét nghiệm máu hoặc nước tiểu

Chỉ số axit uric có được thông qua xét nghiệm máu hoặc nước tiểu

Những bệnh lý liên quan đến axit uric

Ngoài bệnh gout, nồng độ axit uric trong máu còn có thể phản ánh những bệnh lý liên quan đến quá trình hình thành và tăng tiết axit uric như:

  • Suy thận: Khi chức năng thận giảm, quá trình loại bỏ axit uric khỏi cơ thể bị gián đoạn dẫn đến tăng nồng độ axit uric trong máu.
  • Bệnh lý mỡ máu: Một số nghiên cứu cho thấy nồng độ axit uric cao trong máu có thể liên quan đến bệnh lý mỡ máu, đặc biệt là tăng triglyceride.
  • Bệnh tim mạch: Nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa tăng nồng độ axit uric trong máu và các vấn đề về tim mạch như bệnh tăng huyết áp, bệnh nhân đột quỵ và bệnh nhân đau thắt ngực.
  • Bệnh viêm khớp: Bệnh viêm khớp như viêm khớp dạng thấp có thể cũng liên quan đến tăng nồng độ axit uric trong máu.
  • Sỏi thận: Sự lắng đọng của các tinh thể urat tại thận là căn nguyên chủ yếu gây sỏi uric. Hiện tượng này thường gặp ở những đối tượng có nồng độ axit uric cao trong máu do rối loạn chuyển hóa purin.
Suy thận là một trong những bệnh lý liên quan đến axit uric ngoài bệnh gout.

Suy thận là một trong những bệnh lý liên quan đến axit uric ngoài bệnh gout.

Nguyên nhân chỉ số axit uric tăng cao

Tham vấn y khoa Tiến sĩ Lê Quốc Việt cho biết thêm, các chỉ số axit uric cao hơn mức bình thường trong kết quả xét nghiệm có thể cho thấy cơ thể đang sản xuất hoặc đào thải axit uric. Các yếu tố sau đây có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng axit uric trong máu:

  • Rối loạn chuyển hóa enzym dẫn đến suy giảm khả năng đào thải axit uric qua đường tiểu.
  • Chế độ ăn mất cân bằng, tiêu thụ quá nhiều đồ uống có cồn, thực phẩm giàu chất đạm như thịt đỏ, hải sản,…
  • Gút và các đợt gút cấp.
  • Chức năng thận suy giảm làm mất dần khả năng loại bỏ axit uric ra khỏi cơ thể.
  • Bệnh ung thư như ung thư di căn, đa u tủy xương,… hoặc/và đang trong quá trình điều trị ung thư bằng hóa trị, xạ trị. Những biện pháp này có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư nhưng đồng thời cũng làm tăng axit uric trong máu.
  • Thiểu năng tuyến cận giáp hoặc bệnh đái tháo đường.
Ăn nhiều thịt đỏ, hải sản hoặc bia rượu làm tăng chỉ số axit uric cao hơn bình thường.

Ăn nhiều thịt đỏ, hải sản hoặc bia rượu làm tăng chỉ số axit uric cao hơn bình thường.

Acid uric cao bao nhiêu thì bị gout

Chỉ số acid uric là “tiêu chuẩn vàng” trong chẩn đoán bệnh gout. Tuy nhiên trong trường hợp chỉ số axit uric trong khoảng 7-9 mg/dl và chưa xuất hiện triệu chứng điển hình thì nguyên nhân có thể do chế độ ăn uống, sinh hoạt hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc,… Người bệnh có thể cải thiện  hoàn toàn chỉ số này bằng việc thay đổi thói quen, lối sống hàng ngày..

Tuy nhiên, khi nồng độ axit uric cao hơn 10 mg/dl, các cơn đau gout cấp tính bắt đầu xuất hiện sẽ là dấu hiệu giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh gút. Tuy nhiên, việc phát sinh cơn đau gút phụ thuộc vào nồng độ axit uric và cơ địa của từng người. Đôi khi, một số trường hợp nồng độ axit uric cao hơn 12 mg/dl nhưng vẫn chưa xuất hiện bất kỳ triệu chứng điển hình nào của bệnh gout.

Lượng tinh thể axit uric cao dễ gây ra những cơn đau gout cấp tính

Lượng tinh thể axit uric cao dễ gây ra những cơn đau gout cấp tính

Để phát hiện bệnh sớm nhất, người bệnh cần thường xuyên thăm khám để kiểm tra chỉ số axit uric và tiến hành xét nghiệm dưới kính hiển vi phân cực để xác định có xuất hiện tinh thể muối urat trong khớp hay không.

Nếu cơ thể chưa có triệu chứng cụ thể mà chỉ có nồng độ axit uric tăng cao, thì hoàn toàn có thể khắc phục hoàn toàn nếu tuân theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

>>> Xem thêm: Triệu chứng bệnh gout nhận biết

Một vài lưu ý điều trị tăng axit uric trong máu

Để giảm nồng độ acid uric trong máu hiệu quả, cải thiện bệnh gout, người bệnh cần lưu ý một số điểm dưới đây:

  • Hạn chế thực phẩm giàu đạm như hải sản (mực, cua, tôm), thịt đỏ (bò, trâu, dê) và nội tạng (phổi, gan).
  • Uống 1-1,5 lít nước mỗi ngày để hạn chế sự kết tủa của muối urat và tăng khả năng lọc thải axit uric.
  • Duy trì cân nặng chuẩn theo chỉ số BMI để giảm áp lực lên các khớp, nhưng không nên giảm cân bằng cách nhịn ăn mà cần tập luyện một cách hợp lý, khoa học.
  • Tránh uống bia rượu và đồ uống có ga.
  • Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh: không thức khuya, tránh căng thẳng, vệ sinh cơ thể để lưu thông khí huyết, ngủ đủ giấc.
  • Có thể tập yoga hoặc đi bộ nhẹ nhàng trong 30 phút mỗi ngày để tăng cường trao đổi chất.

Sau khi thay đổi chế độ ăn, nồng độ axit uric trong máu vẫn tăng cao, thì việc sử dụng thuốc là cần thiết và bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Đối với những bệnh nhân ung thư đang tiến hành hóa trị hay xạ trị, bác sĩ có thể sử dụng các biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu nguy cơ tăng nồng độ axit uric, tránh nguy cơ dẫn đến suy thận cấp.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp người bệnh giải đáp được thắc mắc acid uric cao bao nhiêu thì bị gout. Gout – “Bệnh từ miệng mà vào” do đó, người bệnh nên thăm khám sớm để có phác đồ điều trị hợp lý và điều chỉnh chế độ ăn, lối sống khoa học hơn tránh biến chứng nguy hiểm. Để đặt lịch khám sớm nhất, quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline 1900 3366 hoặc đăng ký trực tiếp tại sảnh lễ tân MEDIPLUS, tầng 2 TTTM Mandarin Garden, 99 Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội.

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Loãng xương ở người cao tuổi: Cách phát hiện sớm và điều trị kịp thời

    Loãng xương ở người cao tuổi là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bệnh lý này khiến…

    30 Th1, 2024
    566

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Hiểu rõ về loãng xương ở trẻ em và cách phòng ngừa

    Loãng xương ở trẻ em là một tình trạng xương yếu, dễ gãy, ảnh hưởng đến sức khỏe và phát triển của bé. Bài viết…

    01 Th2, 2024
    476

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    THUỐC TRUYỀN LOÃNG XƯƠNG GIÁ BAO NHIÊU? NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT TRƯỚC KHI MUA

    Loãng xương là bệnh lý thường gặp ở người già, những người mãn kinh và còn ở cả những người trẻ tuổi hiện nay do…

    01 Th10, 2024
    8.9K

    Tham vấn y khoa: BS Hoàng Văn Sơn

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    15 Cách chữa bệnh gout không cần dùng thuốc tại nhà

    Gout là một căn bệnh phổ biến gây đau đớn và khó chịu cho người bệnh, đặc biệt là ở các khớp. Tuy nhiên, không…

    11 Th10, 2024
    172

    Chuyên mục: Cơ - Xương - Khớp

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám